Các chuyên gia Liên Hợp Quốc kêu gọi mở rộng quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế cho toàn bộ Sudan khi các hành động tàn bạo đang được ghi nhận trên khắp đất nước này. Lực lượng hỗ trợ nhanh của Sudan, nhóm bán quân sự RSF chiến đấu với quân đội quốc gia Sudan, đã bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn liên quan đến bạo lực tình dục và hiếp dâm tập thể, theo một cuộc điều tra của Liên hợp quốc được công bố vào thứ ba 29/10/2024.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/10, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết sau 18 tháng xung đột, gần 3 triệu người tị nạn và người hồi hương đã chạy trốn khỏi Sudan để tìm kiếm sự an toàn ở các nước láng giềng và xa hơn, chủ yếu là tới CH Trung Phi, CH Chad, Ai Cập, Ethiopia, Libya, Nam Sudan và Uganda.
Sự cố gây ngập lụt 20 ngôi làng ở hạ lưu, ảnh hưởng trực tiếp đối với 50.000 người, trong đó cư dân ở Khor-Baraka và Tukar buộc phải sơ tán khẩn cấp để đảm bảo an toàn.
Lũ lụt đã phá vỡ một con đập ở miền đông Sudan, xóa sổ khoảng 20 ngôi làng và khiến ít nhất 60 người thiệt mạng, hàng trăm người khác mất tích.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng một con đập vỡ đêm 24/8 do lượng mưa lớn ở phía đông bắc.
Ngày 17/5, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo, Sudan đang cận kề nạn đói nghiêm trọng.
Sudan có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nạn đói lớn nhất thế giới từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm ngoái. Tuy nhiên, nó hầu như không xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một cuộc xung đột mà nhiều người cho rằng thế giới đã lãng quên.
Theo Reuters, ngày 27/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) bày tỏ 'mối quan ngại sâu sắc' về khả năng nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) sắp mở một cuộc tấn công nhằm vào thành phố al-Fashir ở Bắc Darfur, Sudan.
Một người mẹ bỏ bữa để có đủ thức ăn cho 2 đứa con. Một người đàn ông 60 tuổi mỗi ngày chỉ được ăn 1 bữa. Người dân liều mạng ra khỏi nhà để tìm kiếm thức ăn, bất chấp nguy cơ bị trúng đạn pháo.
Sudan vốn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng nhiều tháng chiến tranh đã khiến sự phát triển của đất nước này bị lùi lại hàng thập kỷ.
Theo báo cáo của các giám sát viên độc lập, khoảng 12.000 người đã thiệt mạng ở Sudan kể từ khi nổ ra cuộc chiến giữa quân đội nước này và lực lượng RSF ngày 15/4/2023.
Một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 19/1 cho thấy, có tới 10.000 - 15.000 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực sắc tộc tại thành phố El Geneina ở Tây Darfur của Sudan trong năm ngoái.
Liên hợp quốc (LHQ) cho biết có tới 10.000 - 15.000 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực sắc tộc tại khu vực Tây Darfur của Sudan trong năm ngoái. Các vụ bạo lực này do Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) và nhóm tay súng thân cận thực hiện.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 19/1 cho thấy có tới 10.000 - 15.000 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực sắc tộc tại thành phố El Geneina ở Tây Darfur của Sudan trong năm ngoái. Các vụ bạo lực này do Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) và nhóm tay súng thân cận thực hiện.
Theo SUNA - hãng thông tấn chính thức của Sudan, Bộ Ngoại giao Sudan đã tuyên bố 15 nhân viên của đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là những người không được chào đón và ra lệnh cho họ rời khỏi đất nước này.
Một khu định cư tự phát ở Adré, một thị trấn biên giới Chad, đã trở thành ngôi nhà tạm bợ cho hơn 100.000 người tị nạn Sudan.
Tính đến tháng 10, xung đột đã cướp đi sinh mạng của 9.000 người, buộc hơn 6 triệu người phải di dời bên trong và ngoài Sudan, đồng thời khiến 25 triệu người gặp khó khăn.
urhan 'thanh lọc sắc tộc' người Masalit ở Darfur. Khối này trích dẫn các báo cáo, hơn 1.000 người đã thiệt mạng.
Ngày 12/11, Liên minh châu Âu (EU) lên án tình trạng bạo lực leo thang tại khu vực Darfur ở Sudan, thậm chí cảnh báo nguy cơ xảy ra diệt chủng.
Bạo lực và tình trạng di tản đã leo thang kể từ khi giao tranh giữa quân đội và RSF nổ ra vào tháng 4 vừa qua. Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Tây Darfur.
Tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Cầm quyền Chuyển tiếp Sudan cho biết RSF và các đồng minh đã phạm các 'tội ác khủng khiếp' đối với dân thường ở Tây Darfur và các khu vực khác ở Sudan.
Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cảnh báo từ nay đến cuối năm, hàng nghìn trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong do các vấn đề chăm sóc sức khỏe tại Sudan.
Một tòa nhà 18 tầng ở trung tâm thủ đô của Sudan đã chìm trong biển lửa vào hôm Chủ nhật (17/9) khi giao tranh giữa quân đội và lực lượng bán quân sự bước sang tháng thứ 6.
Tuyên bố được ghi âm cùng ngày của Chỉ huy RSF Dagalo nêu rõ việc Tướng Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan sẽ dẫn đến kịch bản 'hai bên kiểm soát các khu vực khác nhau.'
Theo phóng viên TTXVN tại Sudan, ngày 14/9, Chỉ huy Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, cho biết RSF sẽ bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính quyền dân sự tại các khu vực do lực lượng này kiểm soát, nếu Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan.
Một nguồn tin y tế giấu tên cho biết ít nhất 40 thường dân đã thiệt mạng trong một cuộc không kích vào khu vực Darfur ở miền Tây Sudan bị chiến tranh tàn phá trong ngày 13/9.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 12/9, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk cho biết các cuộc tấn công mang động cơ sắc tộc do nhóm vũ trang mang tên Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan và các nhóm đồng minh đã khiến hàng trăm người thiệt mạng ở khu vực Tây Darfur.
Ngày 15-6-2023, hàng trăm người từ các bộ lạc không phải người Ả Rập đã bị bắn chết khi cố gắng rời khỏi Thủ phủ Tây Darfur của Sudan. Đây được cho là một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra nạn diệt chủng ở Sudan. Cuộc điều tra của Hãng tin CNN về sự việc ngày hôm đó phần nào làm sáng tỏ tội ác khủng khiếp nhưng đang bị che đậy này.
Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, di cư và thiệt hại cơ sở hạ tầng do giao tranh giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự là những nguyên nhân làm gia tăng nạn đói tại đây.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở một cuộc điều tra về các vụ giết người phi pháp, bạo lực tình dục và các tội ác khác xảy ra trong cuộc xung đột nội bộ đang diễn ra ở Sudan.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc công bố, một ngôi mộ tập thể mới với ít nhất 87 thi thể được phát hiện ở bang Tây Darfur của Sudan.
Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 13/7 cho biết, ít nhất 87 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đã bị chôn trong một ngôi mộ tập thể tại bang Tây Darfur, Sudan.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết đã phát hiện một ngôi mộ tập thể mới ngoại ô thành phố El-Geneina, Tây Darfur, Sudan.
Sau khi chạy trốn chiến tranh ở quê nhà, hàng nghìn người tị nạn Sudan thấy mình không có viện trợ cơ bản ở nước láng giềng phía Nam. Họ đang phải đối mặt với một cuộc sống, tương lai mịt mờ với nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát và một thảm họa sức khỏe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hàng ngàn người.
Các bên tại Sudan đã thể hiện sự ủng hộ của Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia láng giềng của Sudan được tổ chức ngày 13/7 tại thủ đô Cairo, Ai Cập.
Sudan - quốc gia Bắc Phi đang bị xung đột tàn phá - đang ở trên bờ vực của một 'cuộc nội chiến toàn diện' có thể gây bất ổn cho toàn khu vực.
Phó Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc LHQ lên án cuộc không kích ở Omdurman khiến ít nhất 22 người thiệt mạng.
Ngày 24/6, các cuộc không kích và đấu súng đã làm rung chuyển thủ đô Khartoum của Sudan, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng cuộc chiến mang chiều hướng xug đột sắc tộc.
Ngày 24/6, các nhân chứng cho biết pháo binh, các cuộc không kích và đấu súng đã làm rung chuyển thủ đô Khartoum của Sudan, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi ngừng 'những vụ giết người bừa bãi' tại thành phố Darfur.
Theo nhiều nguồn tin, các cuộc không kích và nã tên lửa phòng không đã diễn ra trong đêm 23/6 tại Omdurman và Khartoum, hai trong số ba thành phố tạo nên thủ đô mở rộng của Sudan.
Cuộc chiến kéo dài 2 tháng qua giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đang lan rộng trên quy mô cả nước.
Cuộc chiến kéo dài 2 tháng qua giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đang lan rộng trên quy mô khắp cả nước.
Thư ký điều hành của Cơ quan Liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) Workneh Gebeyehu cho rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan đã gây ra vô số đau khổ, với hàng trăm người thiệt mạng.
Giao tranh tại Sudan đã khởi nguồn cho các vụ đụng độ trên khắp cả nước, thậm chí tràn ra ngoài biên giới.
Cư dân thủ đô Khartoum của Sudan cho biết giao tranh tại đây đã tạm lắng trong ngày 10/6 sau khi quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự nhất trí với lệnh ngừng bắn trong vòng 24 giờ.
Cư dân thủ đô Khartoum của Sudan cho biết giao tranh tại đây đã tạm lắng trong ngày 10/6 sau khi quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự nhất trí với lệnh ngừng bắn trong vòng 24 giờ.
Người dân Sudan vẫn nghe thấy âm thanh đụng độ giữa 2 phe phái giao tranh ở Thủ đô Khartoum của Sudan vào Chủ nhật (21/5), sau một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tuần do Ả Rập Xê Út và Mỹ làm trung gian đã được các bên ký kết trước đó.
Thỏa thuận Jeddah đánh dấu lần đầu tiên các bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn sau các cuộc đàm phán dù trước đó nhiều lần, các bên đều đưa ra thông báo ngừng bắn song giao tranh vẫn tái diễn.
Các cuộc không kích và hỏa lực pháo binh ngày một gia tăng trên khắp thủ đô của Sudan ngày 16/5, trong bối cảnh quân đội tìm cách bảo vệ các căn cứ khỏi nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).