Dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia Thái miếu nhà Hậu Lê (TP Thanh Hóa) dù đã triển khai nhiều năm nhưng vẫn chưa hoàn thành.
TP Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử - văn hóa độc đáo và lễ hội truyền thống được người dân gìn giữ, phát huy qua nhiều thế hệ. Những năm gần đây, nhờ việc quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích nên nhiều điểm đến tâm linh trên địa bàn thành phố ngày càng khẳng định được sức hút đối với du khách, nhất là vào dịp đầu năm mới.
Ngày 7/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và một số công trình dự án dân dụng, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du lịch tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định được sức hút mạnh mẽ khi đón được lượng khách lớn.
Tọa lạc trên phố Kiều Đại, trải qua 220 năm lịch sử với biết bao 'vật đổi sao dời', Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn đinh ninh nét trầm mặc, cổ kính, linh thiêng. Lịch sử hình thành và phát triển của Thái miếu nhà Hậu Lê bắt đầu từ dấu mốc năm 1805, vua Gia Long cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ. Thái miếu được xây dựng trên nền điện 'Chiêu hòa' cũ - vốn là điện thờ Tuyên Từ Nhân ý, Chiêu túc Hoàng Thái hậu, vợ của vua Lê Thái tông. Nơi đây thờ các vị hoàng đế, hoàng thái hậu cùng các công thần triều Hậu Lê.
Trong không khí rộn ràng đón tết, các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động, chương trình đặc sắc, đã, đang và sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Trong những năm gần đây, diện áo dài nhân dịp tết đến, xuân về đã trở thành xu hướng đối với phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ xứ Thanh nói riêng. Áo dài không những tôn lên vẻ đẹp hình thể mà còn là nét văn hóa truyền thống cần được gìn giữ.
Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, những ngày này, TP Thanh Hóa đang gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho các hoạt động trên địa bàn.
Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-2024), 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2024) và 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433-2024), sáng 20/9 (tức 18/8 năm Giáp Thìn), TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Cùng với các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng,... du khách đến Thanh Hóa trong những năm gần đây còn có nhu cầu mua sắm, trải nghiệm văn hóa ở các khu đô thị. Theo đó, để tăng sức hút cho điểm đến, các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đã, đang phát triển du lịch dựa trên những giá trị cốt lõi, đặc thù riêng, tạo ấn tượng trong lòng du khách.
Phát huy truyền thống vẻ vang của dòng tộc, các doanh nhân họ Lê ngày nay tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, tăng cường kết nối hội viên, cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2024, TP Thanh Hóa đón được 481.000 lượt khách (khách quốc tế ước đạt 12.500 lượt, khách nội địa ước đạt 468.500 lượt), tăng 12,4% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 392 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.
Thiên nhiên luôn tạo ra những điều kỳ diệu thôi thúc con người giải mã nó. Và Hi_KING LAKE Resort & Spa tại xã Thọ Lâm - huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa sắp ra mắt để kịp đón dịp nghỉ lễ (30/4 - 1/5/2024) như một đáp số cho sự đầu tư có trách nhiệm của chủ đầu tư là Sao Mai Group.
Thiên nhiên luôn tạo ra những điều kỳ diệu thôi thúc con người giải mã nó. Và Hi_KING LAKE Resort & Spa tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa sắp ra mắt để kịp đón đại lễ 30/4 và Quốc tế lao động 1/5/2024 như một đáp số cho sự đầu tư nghiêm túc và có trách nhiệm của chủ đầu tư Sao Mai Group.
Thái miếu nhà Hậu Lê giữa lòng TP. Thanh Hóa sầm uất vẫn cổ kính và linh thiêng, là nơi để hậu thế tìm về, chiêm ngắm và tỏ lòng tri ân tiền nhân.
Các hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức tại nhiều điểm di tích lịch sử, du lịch tâm linh nổi tiếng đã tạo nên những điểm du xuân hấp dẫn giữa lòng 'Thành phố bên bờ sông Mã'.
phục vụ nhân dân vui Tết, đón xuân, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao sôi động. Theo kế hoạch, các hoạt động chào mừng năm mới sẽ kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến qua rằm tháng Giêng, diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố.
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi của Nhân dân và du khách, TP Thanh Hóa sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, TDTT đặc sắc vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Báo Thanh Hóa gửi đến quý vị những thông tin về văn hóa - thể thao - giải trí ngày 4-10: TP Thanh Hóa dâng hương nhân kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi; Trưng bày hơn 200 hiện vật tại di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Đoàn Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu huy chương Vàng tại ASIAD 2023; Khoảng 21.000 du khách trảy hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023; Hơn 30 thí sinh Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023 bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang và 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, sáng 4-10 (tức 20-8 năm Quý Mão), TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ tế và dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê.
Hướng tới kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, ngày 4-10 (tức ngày 20-8 Quý Mão), tại TP Thanh Hóa sẽ diễn ra lễ tế tại Thái Miếu nhà Hậu Lê và dâng hương tại Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Hiện, công tác chuẩn bị đang được TP Thanh Hóa khẩn trương, hoàn tất.
Việc phục dựng lễ tế Nam Giao Thành nhà Hồ theo nhiều nhà nghiên cứu cần xem xét lễ tế ở các triều đại trước như Lý, Trần, Nguyễn làm cơ sở.
Ngày 29/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học 'Bài trí, sắp xếp đồ thờ, nội thất trong di tích Quốc gia Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa'.
Sáng 29-6, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Bài trí, sắp xếp đồ thờ, nội thất trong di tích Quốc gia Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa'. Hội thảo với sự tham gia của đông đảo nhà nghiên cứu, nhà khoa học.
Tọa lạc trên diện tích hơn 4.200m2 ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, Thái miếu nhà Hậu Lê còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử... độc đáo, đặc sắc.
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 22/ 8 âm lịch (ngày giỗ vua Lê Thái Tổ) tại xã Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, nơi an táng vua Lê Thái Tổ và là quần thể nhiều lăng, bia, mộ các đời vua Lê và Hoàng hậu của nhiều đời thời Lê sơ.
Nằm trên đất Bố Vệ xưa, nay thuộc phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Thái miếu nhà Hậu Lê còn được biết đến với tên gọi khác như: Bố Vệ miếu; đền Lê Bố Vệ… Cách gọi đền Lê Bố Vệ cũng là để phân biệt với 'kinh đô tâm linh' Lam Kinh trên đất Lam Sơn (Thọ Xuân).
Không hiện diện tráng lệ trong những truyền thuyết, huyền thoại hay nơi lầu son gác tía, cung điện nguy nga như rồng, kỳ lân, cũng không góp mặt trong bảng xếp hạng 'tứ linh' theo quan niệm phương đông như: Long, Ly, Quy, Phụng… nhưng biểu tượng con Nghê vẫn luôn chiếm một vị trí, tầm quan trọng không gì thay thế được trong văn hóa - tín ngưỡng người Việt. Trước tác động của thời gian, biến động lịch sử, sự hiện diện của những con nghê tại các di tích, địa điểm văn hóa đã phần nào cho thấy nét đẹp, sức sống bền bỉ của loài linh vật này trong đời sống văn hóa - tín ngưỡng người Việt. Đồng thời, chính sự hiện diện ấy đã góp phần khẳng định thêm giá trị, ý nghĩa và sức hấp dẫn của các di tích, địa điểm này.
Phát huy phẩm chất 'Bộ đội cụ Hồ', các cấp hội cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp, góp phần chung sức cùng hệ thống chính trị và Nhân dân phòng, chống dịch COVID-19.
Văn hóa và Đời sống - Không chỉ có niên đại hơn 200 năm, Thái miếu nhà Hậu Lê còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị từ thế kỷ XVII.
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với vẻ đẹp hài hòa của rừng, của núi, của sông và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật cả về mặt số lượng và giá trị, TP Thanh Hóa đang là nơi hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh việc tạm dừng các lễ hội, hoạt động văn hóa, TDTT, các địa phương trong tỉnh đã và đang thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng theo chỉ đạo của UBND tỉnh, bảo đảm việc dâng hương, đi lễ đâu xuân Tân Sửu của người dân, du khách an toàn, trong tầm kiểm soát.
Cứ mỗi độ xuân về, TP Thanh Hóa lại khoác lên mình bộ áo mới tươi đẹp đầy sức sống. Đón Tết Tân Sửu 2021, công tác chỉnh trang đô thị đang được các đơn vị khẩn trương thực hiện để thành phố thêm sạch đẹp, khang trang.
Nếu hình tượng con rồng biểu tượng cho sự uy nghi, quyền thế, cao quý, gắn với văn hóa cung đình thì con nghê được biết đến là linh vật mang đậm yếu tố bản địa, thấm đẫm đặc trưng, giá trị văn hóa – lịch sử, tôn giáo – tín ngưỡng, mỹ thuật Việt.
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích tự nhiên 146,77 km² với 20 phường và 14 xã và là một đô thị phát triển.
Sáng 8 - 10 (tức ngày 22 tháng 8 âm lịch), tại Thái Miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 602 năm khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 2020) và 587 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433 - 2020).
Ngày 24-9, UBND tỉnh đã có công văn số 13338/UBND-VX về công tác tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2020. Theo đó, Lễ hội Lam Kinh năm 2020 sẽ chỉ tổ chức các hoạt động tế lễ, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, Thái miếu nhà Hậu Lê, tượng đài Lê Lợi và không tổ chức phần hội.
Ngày 28/1 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng), tại TP Thanh Hóa và nhiều địa phương khác diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi đầu xuân Canh tý - 2020.