Tín ngưỡng thờ cúng chính là một phương thức tu tâm mà người Việt đã thực hành hàng ngàn năm qua sẽ còn tồn tại mãi.
Cuốn sách 'Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ' của tác giả Trung Chính Quách Trọng Trà vừa là một công trình có tính chất khảo cứu lý luận về tập quán thờ cúng trong đời sống sinh hoạt, tâm linh của người Việt, vừa là một cẩm nang hướng dẫn thực hành các nghi lễ cổ truyền theo đúng tinh thần thành kính, tiết kiệm và văn minh trong cuộc sống hiện đại.
Hiện nay cả hai chùa Keo đều lưu giữ nhiều di vật quý giá chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời thiền sư Không Lộ.
Ở Nam Định, có 3 ngôi chùa đáng hạng danh tích gồm chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện và chùa Cổ Lễ.
Thực hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn' của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'; đồng thời góp phần phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập; sáng nay 25/9/2020, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị phối hợp với Nhà xuất bản Dân Trí tổ chức tọa đàm giới thiệu sách 'Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả'. Đây là sưu khảo của nhóm nghiên cứu di sản văn hóa đền miếu Việt gồm: Nguyễn Đức Tố Lưu, Thích Tâm Hiệp, Nguyễn Đức Tố Huân. Đến dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng; đại diện các sở, ban ngành liên quan; các diễn giả và đông đảo học sinh, sinh viên thuộc các trường trên địa bàn thành phố Đông Hà.
Tại sao 18 đời vua Hùng lại kéo dài hơn 2.600 năm? Nước Nam ta có lịch sử từ bao giờ? Nhiều cuộc khảo cổ học đã chứng minh thời đại Hùng Vương không phải là thời kỳ huyền sử. Thế nhưng lớp bụi mờ của thời gian, sự khốc liệt của các cuộc chiến tranh trong quá khứ, cùng những biến động của xã hội qua hàng ngàn năm đã làm cho lịch sử xa xưa của cha ông khiến cho dòng sử Việt bị khuất lấp. Với ý thức khơi nguồn tinh hoa văn hóa Việt, nhóm nghiên cứu di sản văn hóa đền miếu Việt gồm: Nguyễn Đức Tố Lưu, Thích Tâm Hiệp, Nguyễn Đức Tố Huân đã chọn một hướng tiếp cận khác với cách làm của sử học truyền thống, đó là khảo cứu nội dung các Ngọc phả cùng với tục thờ cúng Hùng Vương trên đất Tổ.
Nhiều cuộc khảo cổ học đã chứng minh thời đại Hùng Vương không phải là thời kỳ huyền sử. Trước nay, nhiều người biết đến thời đại Hùng Vương qua các sách sử. Còn thời đại đó qua các bản ngọc phả như thế nào thì chưa rõ.