Nhân dịp đầu xuân mới, Đoàn công tác của huyện Thạch Thất (Hà Nội) do đồng chí Lê Minh Đức - Bí thư Huyện ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc (xóm Dục, thôn 1, xã Yên Bình) và Cơ sở sản xuất Chè kho Bằng An tại ( khu Dộc Vạo, xã Đại Đồng).
Sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố bước đầu đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng tương đối nghiêm ngặt nên trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương, doanh nghiệp, nông dân còn gặp một số khó khăn...
Nông nghiệp hữu cơ được xem là xu hướng canh tác thuận tự nhiên, mang lại nhiều giá trị về kinh tế cũng như an toàn cho sức khỏe của người dân.
15 năm trước, chị Trương Kim Hoa rời bỏ công việc ổn định tại một ngân hàng, tìm đến vùng núi hoang sơ dưới chân núi Vua Bà (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) để… chăn nuôi lợn. Ngày đó, ít người dám tin chị sẽ thành công.
Những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống, thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, do những bất cập trong việc lập và triển khai quy hoạch nông nghiệp, còn nhiều chính sách của Trung ương và thành phố chưa được triển khai đầy đủ, kịp thời, vì thế nông nghiệp Thủ đô chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của mình.
Thời tiết se lạnh kèm mưa phùn mang đặc trưng của mùa xuân, chúng tôi tới Ba Vì, Thạch Thất với những 'tỷ phú nông dân' đang cần mẫn, miệt mài trên những thửa vườn, khu trang trại… tạo ra nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô. Năm cũ chất chồng khó khăn qua đi, năm mới với nhiều kỳ vọng mới đang đến. Mùa xuân mang đến cho người nông dân nhiều niềm vui và khát vọng về những 'mùa vàng' no ấm, yên bình.
Sản xuất hữu cơ đang là hướng phát triển của nhiều quốc gia để đi tới một nền nông nghiệp bền vững. Cùng chung xu hướng đó, những năm qua, nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ đã hình thành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dù ngành Nông nghiệp Thủ đô, các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã kiên trì vượt qua nhiều khó khăn, nhưng vẫn còn những 'nút thắt' cần được tháo gỡ.
Mặc dù là địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhưng huyện Thạch Thất (Hà Nội) luôn chú trọng phát triển nông nghiệp theo chuỗi liên kết các giá trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Thời gian qua, sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội phát huy hiệu quả rõ nét, ngoài xây dựng cuộc sống xanh, thân thiện với môi trường, nông dân sản xuất rau hữu cơ còn được gia tăng thu nhập. Do đó, các địa phương cũng như ngành Nông nghiệp đang tích cực mở rộng diện tích và xác định 2021 là năm bản lề xây dựng các vùng chuyên canh với kỳ vọng 2-3 năm tới, rau hữu cơ của Hà Nội chiếm 5-10% diện tích.
Nhằm tận dụng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt, xử lý triệt để vấn đề môi trường tại trang trại, chị Trương Kim Hoa, chủ nhân của Trang trại Hoa Viên (huyện Thạch Thất) đã nghiên cứu, tìm đến giải pháp từ trùn quế.
Trong bối cảnh thị trường thực phẩm còn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn, mô hình nông nghiệp sạch 'từ trang trại đến bàn ăn' đã và đang nhận được sự đón nhận, hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Bên cạnh ưu điểm như có nguồn gốc rõ ràng, quy trình khép kín, mô hình này còn giúp giải quyết những bất cập đang tồn tại của ngành Nông nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều lợi thế là vậy, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, số lượng mô hình 'từ trang trại đến bàn ăn' vẫn còn hạn chế do gặp không ít thách thức.
Nằm sát chân núi Vua Bà, xã Yên Bình (huyện Thạch Thất), Trang trại Hoa Viên của Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc sở hữu hàng chục héc ta rau hữu cơ.
Chăn nuôi, trồng trọt là thế mạnh trong phát triển kinh tế ở các vùng ngoại thành Hà Nội, tuy nhiên chất thải trong chăn nuôi đã và đang gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân quanh vùng. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trang trại Hoa Viên (thuộc xã Yên Bình và Yên Trung huyện Thạch Thất) đã phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín, vừa cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, vừa bảo vệ môi trường.
Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm 60%, chất thải từ chuồng trại trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Lời giải cho bài toán xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là một hệ thống giải pháp với sự chung tay của các cơ quan chức năng, địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Dạo bước trên khắp các con đường, ngõ phố của Thủ đô, người dân và du khách có thể dễ dàng bắt gặp những vườn hoa công cộng, công trình xanh - sạch - đẹp đã được thay thế cho các bãi rác tự phát đã tồn tại lâu năm. Cùng đó là những điểm sáng về các mô hình nông nghiệp hữu cơ… Bằng những hành động, những việc làm cụ thể mang nhiều ý nghĩa về môi trường của các cá nhân, tập thể đã góp phần quan trọng giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, khuyến khích xây dựng mảng xanh trong lòng Thành phố.
Loại phân bón này không chỉ làm giàu cho đất, tốt cho cây trồng mà còn tạo ra nông sản an toàn, chất lượng. Để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương cần khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
Tham quan trang trại Hoa Viên (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) diện tích 60 ha hôm nay, ít ai ngờ cơ ngơi này hơn 10 năm trước còn là vùng đất hoang sơ. Đến nay, trang trại có hơn 1.000 con lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 10 nghìn con lợn giống, lợn thương phẩm, gần 350 tấn rau sạch các loại.
Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ, với không ít mặt hàng được người tiêu dùng đón nhận và xuất khẩu tới một số nước. Tuy nhiên, để có một nền nông nghiệp hữu cơ vẫn là câu chuyện dài bởi nhiều nguyên nhân như: Nguồn vốn đầu tư lớn, chưa có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, sản phẩm hữu cơ bị đánh đồng với các sản phẩm nông nghiệp thông thường khác... Vậy đâu là giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp Việt Nam?
Dẫn khách đi thăm mô hình trang trại Hoa Viên êm đềm nằm dưới chân núi Vua Bà (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội), bà Trương Kim Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc không giấu được sự phấn khởi và tự hào với những gì đang có.