Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình

'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' là tên cuốn sách được dịch từ tiếng Pháp của dịch giả Ngân Xuyên (bút danh của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên). Cuốn sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' nguyên là luận án thứ hai (phụ) mà tác giả Bùi Xuân Bào đệ trình cùng luận án thứ nhất (chính) để lấy bằng tiến sĩ văn chương tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1961.

Góc nhìn mới về tiểu thuyết Việt qua công trình nghiên cứu của GS Bùi Xuân Bào

'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS Bùi Xuân Bào là một tác phẩm văn học độc đáo, phản ánh những góc nhìn mới và nêu bật sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp với tiểu thuyết Việt Nam.

Phố và người Hà Nội qua 'Chuyện phố'

'Chuyện phố' là cuốn tiểu thuyết thứ 6 của PGS, TS Phạm Quang Long. Với những trăn trở xoay quanh tầng lớp trí thức Hà Nội những năm trước thời kỳ Đổi mới, tác phẩm được nhận xét là 'cuốn sách gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc' (PGS, TS Phạm Xuân Thạch).

Những con đường mang dấu ấn Việt Nam và Pháp

Từ những đường phố mang tên địa danh Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn Tây, Điện Biên Phủ, Đống Đa… đến con đường mang tên các nhân vật như Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Trỗi, Đỗ Hữu Vị, Yersin, Pasteur… hơn 200 con đường và địa danh đã được tác giả Trần Thu Dung đưa vào cuốn sách có tựa đề 'Dấu ấn Pháp - Việt qua tên những con đường'

Nâng cao chất lượng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Những năm qua, đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà khá sôi động, có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại và sâu sắc hơn về phương thức thể hiện.

Kiến giải mới về giá trị văn học Việt Nam

GS.TS Trần Đình Sử nổi tiếng là nhà nghiên cứu lý luận văn học hàng đầu của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo phê bình văn học Việt.

Vĩnh biệt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả của 'Ai đã đặt tên cho dòng sông' đã qua đời vào ngày 24/7, hưởng thọ 86 tuổi, sau khi vợ ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất hồi đầu tháng.

Nhà văn của 'Ai đã đặt tên cho dòng sông' Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn nổi tiếng với tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông' đã ra đi ở tuổi 87, sau khi người bạn đời Lâm Thị Mỹ Dạ của ông vừa mới vĩnh biệt trần gian.

Đề thi văn cần mang hơi thở thời đại

Văn học Việt Nam sau năm 1975 không hiếm những tác phẩm hay, mang hơi thở cuộc sống và thời đại, đậm chất nhân văn và khát vọng vươn tới những giá trị cao cả, phổ quát của nhân loại, nhưng vẫn vắng bóng trong sách giáo khoa Ngữ văn ở bậc phổ thông.

Những tiếp cận mới về Tự lực Văn đoàn

Lâu nay, Tự lực Văn đoàn thường được tiếp cận dưới bình diện văn học. Trong tọa đàm mới đây do Viện Văn học tổ chức, những cách tiếp cận mới đã được gợi mở như trên bình diện văn hóa, giá trị; góc nhìn về giới tính hay hình ảnh người phụ nữ…

Dịch giả đặc biệt

Một người bạn nhắn tin cho tôi: 'Dịch giả Dương Tường qua đời rồi', tôi lặng người đi, chợt nhớ tới hình ảnh người dịch giả gầy gò có thể ngồi cả buổi trầm ngâm không nói câu gì, nhưng mấy năm ông lại cho ra đời một tác phẩm đồ sộ, đọc mãi không chán.

Một số băn khoăn về sách Ngữ văn, bộ Chân trời sáng tạo ở cấp THCS

Giáo viên còn băn khoăn đối với môn Ngữ văn lớp 6, lớp 7 đang được giảng dạy hiện nay có một số chú thích về tác phẩm chưa rõ ràng, cụ thể.

Định vị văn hóa - văn học xứ Thanh trong 'Sự đọc - Chỉ dấu và đường biên'

'Sự đọc - Chỉ dấu và đường biên' (Nxb Văn học, 2022) là cuốn sách nghiên cứu, phê bình thứ 3 của PGS.TS Hỏa Diệu Thúy – giảng viên Trường Đại học Hồng Đức, sau thành công của chuyên luận 'Truyện ngắn hiện đại Việt Nam năm 1945-1975' (Nxb Hội Nhà văn, tái bản, 2010) và 'Văn học hiện đại Thanh Hóa' (Nxb Hội Nhà văn, 2012). Với 'đứa con' thứ ba này, độc giả vẫn nhận thấy một Hỏa Diệu Thúy thủy chung, kiên định khai phá ở hai vùng văn học quen thuộc: Văn học xứ Thanh và Văn học Việt Nam hiện đại nhưng không đơn điệu, lặp lại mà luôn nỗ lực tự làm mới mình từ phương pháp, lý thuyết, điểm nhìn...

Bí mật của nỗi đau

Tôi có một cái răng đau. Có lẽ nó đã đau từ rất lâu khiến cho mỗi lần bấm huyệt là tôi lại thấy những điểm rất đau trên mặt. Thế nhưng, những con đau thường âm ỉ và trong ngưỡng chịu đựng nên tôi không bao giờ để tâm, không nhận ra và vì thế cứ mặc kệ nó đấy.

Học sinh thắc mắc sách Ngữ văn 10 viết hoa tên các vị thần mỗi cuốn một kiểu

Tên các vị thần trong bài Thần Trụ Trời - bộ Chân trời sáng tạo được viết hoa không thống nhất khiến học sinh thắc mắc.

Từ đề thi ở Quảng Nam đến văn mẫu ở Sài Gòn

Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát lệnh 'cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu' thì hiện nay tình hình đã ra sao? Câu chuyện về đáp án ở Quảng Nam có thể giúp ta trả lời: chưa có lối ra.

Có thể đẩy lùi văn mẫu ra khỏi học đường?

Năm học 2021-2022 bắt đầu với nhiều thử thách cam go của đại dịch COVID-19. Thế nhưng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ quyết tâm phải chấm dứt tệ nạn dạy và học theo văn mẫu. Xuất thân từ khoa Văn của Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn không khó khăn gì để nhận ra 'văn mẫu dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò'.

Nàng Kiều lại một phen lao đao

Được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch trên khắp thế giới nhưng 'Truyện Kiều' của đại thi hào Nguyễn Du lại chưa một lần được chuyển thể thành phim điện ảnh. Song, ngay từ bước thử nghiệm đầu tiên, những tác phẩm chuyển thể này đã gây tranh cãi dữ dội.

Sức sống 'Truyện Kiều' trong đời sống hôm nay

Hàng trăm ấn bản 'Truyện Kiều', triển lãm các bức họa Kiều, lẩy Kiều, thơ nhạc Kiều... là chuỗi hoạt động nằm trong sự kiện 'Ai nhớ Tố Như...' nhân dịp kỷ niệm 200 năm Ngày mất của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1820-2020) vừa được MaiHaBooks tổ chức tại Hà Nội, góp sức lan tỏa sức sống của 'Kiều' và các tác phẩm của Nguyễn Du trong đời sống hôm nay.

Những bức họa Kiều qua nét vẽ của các danh họa thời Đông Dương

40 bức họa Kiều tuyệt đẹp, tất nhiên không phải bản gốc, được trưng bày tại sự kiện 'Ai nhớ Tố Như', không chỉ làm mãn nhãn người xem mà còn cho thấy những cách 'hiểu' Kiều khác nhau của các danh họa thời mỹ thuật Đông Dương.

Có hay không việc 'loạn' Truyện Kiều?

Tại buổi tọa đàm 'Kiều trong cuộc sống hôm nay' do MaiHaBooks tổ chức, các diễn giả đã đề cấp tới việc 'loạn' Truyện Kiều trong bối cảnh các ấn phẩm được xuất bản rộng rãi và dễ dàng.

Cần thiết xây dựng giáo trình môn Kiều học, giảng dạy cho học sinh?

Trong khuôn khổ sự kiện văn hóa 'Ai nhớ Tố Như' (khai mạc ngày 29/10, do MaiHaBooks tổ chức), trước những bàn luận về sức sống của 'Truyện Kiều' trong đời sống đương đại, độc giả đã đặt câu hỏi cho các chuyên gia: Có nên xây dựng môn Kiều học để giảng dạy cho học sinh?

Tôn vinh tác phẩm của Nguyễn Du trong cuộc sống hôm nay

Chuỗi chương trình nằm trong sự kiện 'Ai nhớ Tố Như…' nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020).

Trưng bày loạt phiên bản Truyện Kiều được in trong hơn 1 thế kỷ

Bộ sưu tập với hàng loạt phiên bản Truyện Kiều được in từ năm 1914 đến nay đang được trưng bày tại Hà Nội nhân kỷ niệm 200 ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du.