Sáng 30/10/2024, tại Trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm về hai tập tùy văn 'Chân mây' và 'Hoa khởi trinh' của nhà thơ PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường, cây bút xuất sắc về nông thôn Việt Nam qua đời đã để lại nhiều tiếc thương cho bạn bè văn chương cũng như nhiều thế hệ khán giả.
Họa sĩ, nhà báo, nhà thơ Trần Nhương tự nhận mình trên Facebook là ''Trần ham vui''. Cũng đúng, nhưng tôi lại muốn gọi ông là 'Trần đam mê'... Ông mê vẽ, gần như ngày nào tôi cũng thấy ông đưa lên Facebook của mình những bức tranh ông mới vẽ. Tranh Trần Nhương thể hiện nhiều đề tài, từ cỏ cây hoa lá đến những người đẹp, kín đáo có, khỏa thân có...
Liên tiếp trong tháng 5, khi rợp trời Hà Nội rực rỡ sắc tím bằng lăng và chan hòa phượng đỏ đã cùng lúc rộ khắp các trang thông tin, báo chí cả nước đồng loạt đưa tin về sự kiện Khai mạc Triển lãm Hội họa - Điêu khắc của các họa sĩ quê Phú Thọ và Vĩnh Phúc tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
42 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm tranh 'Thi hứng 5' là một phần khiêm tốn trong gia tài mà họa sĩ Trần Nhương đang sở hữu. Bởi người họa sĩ già năm nay 83 tuổi muốn mang đến người xem niềm vui khi thưởng lãm những đứa con tinh thần mà ông dành hết tâm huyết suốt mấy chục năm 'cầm kỳ thi họa' của mình gửi gắm vào nó.
Triển lãm tranh cá nhân 'Thi hứng 5' của tác giả Trần Nhương được bắt đầu lúc 16 giờ 30 ngày 6/5/2024, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật số 16 phố Ngô Quyền, TP Hà Nội và kéo dài đến ngày 15/5/2024.
Hội họa của Trần Nhương có thể tóm gọn vào 3 mảng chính. Chân dung, phong cảnh và trừu tượng.
Tôi hỏi nhà thơ Trần Đăng Khoa: 'Thời anh được phong 'thần đồng thi ca', độc giả có xếp hàng dài để xin chữ ký của anh không?'. Trần Đăng Khoa cười, đáp: 'Không có. Người ta cũng chỉ chỉ chỏ khi thấy tôi thôi'. Nhưng bây giờ cách người đọc bày tỏ sự mến mộ, yêu thích với người cầm bút đã khác xưa. Họ sẵn sàng xếp hàng dài đợi vài tiếng đồng hồ để xin được chữ ký của nhà văn nổi tiếng. Fan của nhà văn nổi tiếng có khi đông không kém fan của ngôi sao làng giải trí.
Sáng 1-10-2023, bữa ăn sáng cuối cùng của Hội nghị nhà văn lão thành. Chỉ vài giờ sau các cụ chia tay người Nam kẻ Bắc. Nhà ăn khách sạn Giấc mơ Rồng (Dream Dragon Resort) phủ kín những mái đầu bạc quyết liệt và những mái đầu bạc lưỡng lự. Thở phào, ơn giời, thế là không cụ nào phải cấp cứu, không cụ nào bị sóng non tơ Đồ Sơn hạ gục.
Tại Hội thảo thơ nhân ngày Thơ tại Hoàng thành. Nhiều ý kiến kêu toáng lên nào là tủi thân cho nhà thơ, nào là buông lỏng xuất bản để thơ xoàng tràn lan, đòi kiểm duyệt gắt gao hơn.
Những thi phẩm nổi tiếng, ca khúc phổ nhạc từ thơ mà công chúng yêu mến được thể hiện trên sân khấu Đêm thơ Nguyên tiêu - sự kiện chính của Ngày thơ Việt Nam 2023.
Sau 3 năm gián đoạn do đại dịch COVID- 19, Ngày thơ Việt Nam đã trở lại, ghi nhận nhiều điểm mới. Lần đầu tiên, Ngày thơ Việt Nam được tổ chức ở Hoàng thành Thăng Long, thay vì ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám như những năm trước.
Chiều qua nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch (15/5/2022 dương lịch) là Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2566, tại chùa Khánh Long, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã trao bản quyền tác phẩm thơ 'Đi qua mùa Lữ thứ' cho tác giả Đại đức Thích Tâm Tuệ, nhũ danh là Nguyễn Viết Phước, bút danh là Hàn Sơn Tử, hiện trụ trì chùa Khánh Long, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ để lại gia tài âm nhạc giá trị, từ ca khúc đến khí nhạc. Ông là tác giả của hai ca khúc được nhiều thế hệ yêu nhạc Việt yêu thích: 'Xa khơi', 'Tiếng hát giữa rừng Pác Bó'…
Ngày 18/5, tại số 16 Ngô Quyền, TP Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm 'Thi hứng 4' của nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương.
Triển lãm 'Thi hứng IV' của nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương được mở ra từ chiều ngày 18 đến ngày 27-05-2021 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Chiều 18/5, nhà thơ Trần Nhương khai mạc triển lãm tranh của ông tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội. Triển lãm có tên Thi hứng IV, kéo dài đến 27/5.
Áp dụng các biện pháp phòng dịch Covid-19, có phương án giãn cách, bảo đảm số người không tập trung đông cùng lúc, hay chuyển đổi hình thức thể hiện, nhiều sự kiện văn hóa - nghệ thuật được tiến hành vừa chống dịch vừa góp phần nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo.
'Em cứ ngồi lặng lẽ/Hồ thu nước trong veo/Đôi mắt lành như lá/Mà nghiêng cả nắng chiều/Em cứ ngồi như thế/Mặc đất trời nổi trôi/Mặc hao gầy trăng, gió/Mặc sông nước đầy vơi/ Em vẫn ngồi lặng lẽ/Mà xiêu cả đất trời' - Đó là những vần thơ của họa sĩ Vi Quốc Hiệp bật lên trong một lần vẽ người đẹp vào năm 2006. Cảm xúc thật ấy luôn dội về, trào dâng, thăng hoa mỗi khi ông đưa phấn màu lên nền giấy roki vẽ phái đẹp.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tự nhận mình chỉ là 'người đi ngang qua cánh đồng hội họa và bị hình màu thôi miên', chứ ông không ở trong cánh đồng đó.
Con phố nổi tiếng Hà Nội mang tên Đại thi hào Nguyễn Du với hồ nước đẹp và hàng cây hoa sữa vốn sôi động vào ban ngày nhưng tĩnh lặng và thơ mộng về đêm hoặc mỗi buổi sớm mai. Tại quán cafe ở cuối phố, hầu như mỗi sáng đều có một vị khách với bộ dạng 'khá ngầu' đến sớm nhất. Hè thì quần bò, áo phông cộc tay, giày da không dây; Đông, thêm chiếc áo khoác dáng vẻ dặm trường hằn in. Vị khách có cặp mắt lồi, trán dô, cằm rộng, hàng ria mép rậm dày... Đó là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Lần đầu tiên triển lãm các tác phẩm hội họa của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không cảm thấy áp lực bởi ông bảo: 'Tôi không phải là họa sĩ mà chỉ là kẻ bị màu sắc thống trị'.
Với những nhà thơ đã đi qua chiến tranh, trong đó có Nguyễn Hồng Hà, Trần Nhương, Trần Chấn Uy - những người mà tôi may mắn được gần gũi - họ đã, đang và sẽ làm thơ ghi chép cuộc đời mình, đồng đội mình, đất nước mình với một cảm hứng mãnh liệt.
'Người thổi sáo' là triển lãm tranh cá nhân đầu tiên của tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, sẽ diễn ra tại Đại học Mỹ thuật vào cuối tháng 12/2020.
'Lần này, tôi biết tôi không bao giờ có thể rời bỏ nữa. Bởi khi vẽ, tôi đã rời xa cái thế giới nhiều thách thức', nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết trên Facebook cá nhân.
Tác giả của những câu thơ được truyền miệng rộng rãi bấy nay: 'Sang sông sợ nhất đò đông/Về nhà sợ nhất vợ không nói gì'; 'Vợ là cơm nguội nhà ta/Lại là phở tái thằng cha láng giềng'… tự xếp mình vào hàng U90. Tuổi tuy đông nhưng thi sĩ dân gian vẫn chứng tỏ thời gian chỉ làm giàu thêm trải nghiệm sống của ông, chẳng ảnh hưởng gì tới sự nhảy dây, cử tạ, thượng đài… đã được ông duy trì từ thời trẻ trai.
Gần đây, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tập trung vẽ với sự hứng khởi bao la trong tâm cảm. Dù bận biết bao công việc hành chính sự vụ của cơ quan xuất bản và Hội Nhà văn nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn tranh thủ vẽ.
Là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo ngành viết văn, trường viết văn Nguyễn Du trước đây và khoa Viết văn - Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội) hiện nay được xem là 'ngôi nhà văn chương' với những người đam mê với 'cánh đồng chữ'. Trường viết văn Nguyễn Du vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1979 – 2019) trong không khí hứng khởi của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Dịch giả nói tác phẩm của Peter Handke khó đọc, trong khi đại diện đơn vị phát hành cho biết số sách bán ra chưa quá 200 bản.
Năm 2005, một số nhà văn tổ chức triển lãm mang tên 'Nhà văn vẽ'' tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Mới đây, trong đoàn cựu chiến binh trở lại chiến trường xưa trên nước bạn Lào nối Đường 7 với Cánh đồng Chum, khi đi qua Nọng Hét, một nhà thơ đàn anh cho hay: 'Ngày còn chiến tranh, mình với Phạm Tiến Duật khi ấy là lính Cục vận tải quân sự, thường qua đây. Chính ở hang đá này, Phạm Tiến Duật đã viết bài thơ Tiếng cười của đồng chí coi kho và mình thì viết Vầng trăng trên đỉnh Pa Pông'.