Để đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công từ 95% trở lên là thách thức không nhỏ đối với tỉnh Bình Dương khi chỉ còn hơn hai tháng là kết thúc năm 2024. Tỉnh đang triển khai chiến dịch cao điểm giải ngân vốn đầu tư công với những giải pháp quyết liệt, đột phá, tập trung ưu tiên vào các công trình, dự án trọng điểm.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua là hành lang pháp lý, khung định hướng, tiền đề đặc biệt quan trọng để Bình Dương hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Quy hoạch được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới, nâng cao hơn nữa vị thế của tỉnh, đưa Bình Dương 'cất cánh' trong thời kỳ mới, với những mục tiêu cao hơn, toàn diện và có tính bao quát hơn.
Sáng ngày 10/8, tại Công viên Trung tâm Thành phố Mới Bình Dương đã diễn ra giải chạy gây quỹ với chủ đề 'Bước chạy Vì đàn em thân yêu' năm 2024.
Giải 'Color Run EcoLakes 2024' - 'Đường chạy sắc màu' kết hợp vượt chướng ngại vật đầu tiên tổ chức tại Bình Dương - được Bình Dương 24H bảo trợ truyền thông.
Do có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bởi cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, 6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương thu hút hơn 824,6 triệu USD.
6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương thu hút hơn 824,6 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả này cho thấy Bình Dương vẫn có nhiều lợi thế trong thu hút FDI bởi cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư.
Cùng với những bước đột phá về hạ tầng giao thông kết nối, Bình Dương đang tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị theo hướng thông minh, hiện đại trong giai đoạn mới.
Với quyết tâm phục hồi và phát triển, bên cạnh các giải pháp căn cơ trong việc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Bình Dương đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất, hấp dẫn nhà đầu tư.
Với định hướng phát triển trong giai đoạn mới, việc di dời doanh nghiệp (DN) tại địa bàn phía Nam về các khu, cụm công nghiệp phía Bắc tỉnh là rất cần thiết. Các sở, ngành, địa phương đang tham mưu lộ trình thực hiện, chính sách ưu đãi cụ thể trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong diện phải di dời.
Trong các ngành, lĩnh vực có đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải kể đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là ngành đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng và là lĩnh vực dẫn đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm qua và những tháng đầu năm 2024.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Bình Dương vẫn đang là vùng đất với nhiều hứa hẹn mang lại sự phát triển cho các doanh nghiệp (DN) cả trong và ngoài nước. Với nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm, Bình Dương phấn đấu tiếp tục trở thành điểm đến hàng đầu về thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng đang là ' thỏi nam châm' thu hút các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đến đầu tư hoặc mở rộng sản xuất.
Để chủ động đón các nhà đầu tư lớn, trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn.
Những năm qua, Bình Dương đã tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, xây dựng hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
10 tháng năm 2023, Bình Dương thu hút hơn 1,3 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thuộc nhóm các tỉnh, thành phố thu hút FDI cao nhất cả nước. Mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới giảm so với cùng kỳ năm ngoái, song số lượt dự án điều chỉnh vốn tăng so với cùng kỳ cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng mở rộng sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Tình hình thế giới vẫn còn nhiều biến động, phức tạp, khó lường, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), nhu cầu tiêu dùng giảm sút… Trong bối cảnh đó, nhằm chia sẻ, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, chính quyền tỉnh đã có nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe DN phản ánh, tìm giải pháp tạo điều kiện đưa hoạt động SXKD ổn định, phát triển.
Tọa đàm: Giải pháp tăng trưởng kinh tế cuối năm 2023 - đầu năm 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 3-11 đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thiết thực từ các chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp
Là địa phương năng động, kinh tế phát triển, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, nhưng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Dương đang có xu hướng giảm trong thời gian qua. Quyết tâm nâng hạng, trở lại Top 10 cả nước về PCI, Bình Dương xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số là một giải pháp căn cơ, lâu dài cần thực hiện quyết liệt.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh hiện nay, cần kéo dài các chương trình hỗ trợ đến năm 2024, thậm chí là năm 2025 để tạo ra một niềm hứng khởi, luồng gió thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn.
Khi các yếu tố tác động từ bên ngoài ngày càng khó lường, làm mới những động lực tăng trưởng cũ, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới sẽ là 'chìa khóa' giúp kinh tế Bình Dương phục hồi và phát triển nhanh, bền vững. Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã trao đổi với Báo Bình Dương về vấn đề này.
Tại Hội thảo 'Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng, cơ hội, thách thức và vai trò của Kiểm toán nhà nước' sáng 18/10, đại diện ngành Kế hoạch và Đầu tư đã nêu bật những 'nút thắt' ảnh hưởng tới sự phát triển của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KKT, KCN, CCN).
Kỳ 2: Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình
Dự án đã được công bố trên trang hệ thống đấu thầu điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cổng thông tin điện tử Bình Dương.
Bình Dương 3 lần liên tiếp được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh là một trong 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới. Kết quả này thể hiện nỗ lực không ngừng của tỉnh trong định hướng phát triển theo hướng thông minh, sáng tạo.
Dù đã hết hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Cảng sông An Tây với tổng mức đầu tư 2.279 tỷ đồng, nhưng đến nay, tỉnh Bình Dương chưa nhận được đăng ký nào của nhà đầu tư.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp (DN) do đơn hàng sụt giảm, thiếu vốn, các ngành chức năng quyết liệt trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ DN tìm kiếm đơn hàng và thị trường xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời 'bơm' tiền vào nền kinh tế.
Thực trạng người lao động rời các tỉnh, thành phố lớn, về quê làm ăn sinh sống được nhìn nhận là xu thế tất yếu trong bối cảnh có thêm khu công nghiệp ở các địa phương. Tuy nhiên, về lâu dài, việc này sẽ khiến các tỉnh như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
Với hơn 3 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Bình Dương trở thành điểm sáng về thu hút vốn FDI trong năm 2022. Nổi bật lên là dòng vốn FDI chất lượng cao của các nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong việc chọn Bình Dương làm cứ điểm sản xuất. Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp (DN) về cơ hội, tiềm năng ngày càng được nhân lên.
Bình Dương chú trọng đầu tư, xây dưng cơ sở hạ tầng nhằm tạo bước đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó công tác đầu tư công luôn được tỉnh quan tâm, nỗ lực triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiện đầu tư công của tỉnh vẫn còn những 'điểm nghẽn' cần tháo gỡ.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, đến nay Bình Dương vẫn đứng thứ 2 cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh) về số dự án lẫn tổng vốn FDI với 4.092 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,73 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), trong 2 tháng đầu năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 340,59 triệu đô la Mỹ, bằng 441% so với cùng kỳ năm 2022. Bao gồm 7 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 19,7 triệu đô la Mỹ, bằng 124% so với cùng kỳ năm 2022; 4 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,23 triệu đô la Mỹ; 13 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 326,6 triệu đô la Mỹ, bằng 423% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Luật Đấu thầu đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, chỉ đạo thực hiện, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu của các sở, ban, ngành, các chủ đầu tư, bên mời thầu.
Bình Dương đã và đang nâng tầm các giá trị, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát huy hiệu quả nguồn vốn thế hệ mới, thiết lập 'sân chơi' mang tính bền vững, thúc đẩy phát triển hài hòa.
Xác định các dự án đường kết nối vùng có ý nghĩa quan trọng, tạo sự đột phá để phát triển kinh tế, xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các đơn vị sớm tháo gỡ khó khăn, ưu tiên vốn, đẩy nhanh tiến độ.
7 tháng của năm 2022, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bình Dương đạt hơn 2,54 tỷ đô la Mỹ, đứng đầu cả nước. Điều này cho thấy, ngoài môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) và hạ tầng giao thông kết nối của Bình Dương đang ngày càng phát huy lợi thế, hấp dẫn các nhà đầu tư. Qua đó, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cùng nhau tháo gỡ khó khăn
Thu ngân sách đạt kết quả tích cực
Hàng loạt công trình đầu tư công ở Bình Dương sẽ được triển khai và giám sát thực hiện trong năm 2022. Đã thế ở địa phương này, những năm gần đây vấn đề đầu tư công rơi vào tình trạng 'có tiền không xài được'.
Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh ở Bình Dương với số ca mắc và tử vong chỉ sau TP.HCM. Tuy nhiên, địa phương này bảo vệ thành công 'mục tiêu kép', để có những con số tăng trưởng về kinh tế khá ấn tượng.