Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để 'đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...
Thảo luận về các nội dung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng luật chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính hay hình phạt hình sự, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
Tiếp tục mục tiêu gia tăng quyền lợi để giữ người lao động 'ở lại' bảo hiểm xã hội (BHXH), dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung nội dung giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Với chủ đề 'Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết', 'Tháng Công nhân' năm 2024 gắn với 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động' được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai với các hoạt động sôi nổi, thiết thực, hướng về người lao động. Thông qua các hoạt động 'Tháng công nhân', các cấp công đoàn trong tỉnh thực hiện tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ Tám. Nhiều ĐBQH cho rằng: cơ quan soạn thảo cần duy trì quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; đồng thời, tăng chế tài xử phạt hành vi chậm, trốn đóng phí công đoàn. Tăng quyền chủ động của công đoàn trong bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được thảo luận trong phiên làm việc ngày 27/5/2024 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Trong đó, vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần được các đại biểu Quốc hội cũng như dư luận đặc biệt quan tâm.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định người lao động ở các doanh nghiệp nợ bảo hiểm không còn khả năng đóng, được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất để đủ điều kiện hưởng lương hưu, và các chế độ bảo hiểm khác. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội lo ngại trường hợp này người lao động có thể phải gánh trách nhiệm và khó khả thi để thực hiện...
Dẫn thực tế tình trạng doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm diễn ra tương đối nhiều, ĐBQH đề nghị cần xử lý mạnh hơn để có sức răn đe.
Bàn về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần trong phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sáng nay, 27.5, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) cho rằng cần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần. Đối với việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cần có các mức nộp số tiền khác nhau và không nên quy định giống nhau là 0,03%/ngày.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung các quy định xử lý vi phạm đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội nhằm tăng tính răn đe, giải quyết dứt điểm tình trạng này để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Một trong những vấn đề được nhiều ý kiến ĐBQH quan tâm thảo luận khi bàn những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đó là việc xử lý chậm, nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Đại biểu cho rằng quy định đủ 75 tuổi trở lên mới được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là quá cao so với tuổi thọ trung bình của người Việt, nên đề nghị xem xét hạ tiếp độ tuổi và bổ sung thêm điều kiện được hưởng chính sách này…
Đánh giá vấn đề trốn đóng, chậm đóng BHXH hiện đang rất nan giải, ĐBQH cho rằng hành vi trốn đóng cần phải đồng bộ hóa với pháp luật hình sự.
Sáng 27-5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi.
Cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, đại biểu Đào Chí Nghĩa (đoàn TP. Cần Thơ) đề nghị bổ sung quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo tình hình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quý…
Sáng 27-5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi.
Ngày 27.5, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Các đại biểu cho biết đây là vấn đề khó, 2 phương án Chính phủ trình chưa phải tối ưu.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi).
Việc không còn quy định về mức lương hưu hàng tháng thấp nhất để hưởng lương hưu khiến nhiều người lao động băn khoăn, lo ngại có thể dẫn đến xu hướng nghèo hóa trong tương lai.
Cho rằng 2 phương án về rút BHXH 1 lần vừa được trình Quốc hội chưa tối ưu, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất tích hợp 2 phương án để hình thành phương án mới khả thi và phù hợp hơn.
Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Bên cạnh quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến các biện pháp xử lý vi phạm chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Trước đề xuất về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị tiếp tục cân nhắc, nên tích hợp cả hai phương án này.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn, phức tạp, nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trong sáng 27/5. Có ý kiến cho rằng: 'không nên dùng quy định để bắt buộc khi người lao động còn băn khoăn'.
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trước thềm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn đề nghị, cần quy định rõ ràng hơn về quyền chủ động thực hiện giám sát của công đoàn để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn; sớm phát hiện các bất cập, tranh chấp, không để xảy ra đình công, ngừng việc.
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trước thềm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn đề nghị, cần quy định rõ ràng hơn về quyền chủ động thực hiện giám sát của công đoàn để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn; sớm phát hiện các bất cập, tranh chấp, không để xảy ra đình công, ngừng việc.
Trong 2 ngày 12 và 13/5, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn, đã có các buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về phát triển đoàn viên, thành lập nghiệp đoàn cơ sở khu vực phi chính thức tại LĐLĐ TP Cần Thơ và LĐLĐ TP Hồ Chí Minh.
Bộ Công Thương cho biết, chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý phải chủ động có giải pháp để tránh tình trạng trên.
Sáng 08/5, tại TX. Nghi Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Mạnh Linh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh; Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách, đã có buổi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với công nhân, viên chức, lao động tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thọ Xuân vừa tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Ngày 4/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn xác định rõ vị trí, vai trò to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn. Ngày 24/2/2012, Ban Bí thư đã có kết luận tại Thông báo số 77-TB/TW, về việc lấy tháng 5 hàng năm là 'Tháng Công nhân'. Đây là dịp để các cấp công đoàn tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền nhằm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (NLĐ); xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa về giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động (NLĐ) và quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện đóng kinh phí công đoàn tại một số doanh nghiệp (DN), các đoàn giám sát của LĐLĐ tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách cho NLĐ tại 5 DN trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/4, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024.
Sáng 21/4, tại Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (Khu công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa), Ban Thường vụ công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động hưởng ứng 'Tháng Công nhân'; 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động' năm 2024. Đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, dự.
Thực hiện Kế hoạch số 53/KH-LĐLĐ ngày 19/3/2024 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa về giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động (NLĐ); thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện đóng kinh phí công đoàn tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh do Chủ tịch Võ Mạnh Sơn làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách cho NLĐ tại Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2.
Chiều 12/4, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được tham gia, giám sát mọi hoạt động của đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) ngày càng phát triển.
Ngày 10/4, tại TP Sầm Sơn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức tập huấn các chuyên đề về kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn, nhiệm kỳ 2023-2028 cho đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt trong tỉnh. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam dự và trực tiếp truyền đạt chuyên đề tại hội nghị.
Chiều 5/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức hội nghị chuyên đề công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) giai đoạn 2023-2028.
Thanh Hóa là tỉnh rộng, số lượng lao động lớn. Với lợi thế đó, Công đoàn Thanh Hóa đã triển khai tích cực, hiệu quả các phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn, của tỉnh; là đơn vị đứng tốp đầu hệ thống công đoàn cả nước về triển khai các phong trào thi đua.
Chiều 28/2, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) giữa người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên; đồng thời, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ. Do đó, thời gian qua các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp có hiệu quả với người sử dụng lao động trong việc tổ chức các hoạt động đối thoại bắt buộc theo quy định của pháp luật và đa dạng các hình thức đối thoại khác. Đồng thời, thể hiện rõ vai trò là tổ chức đại diện NLĐ tham gia thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhằm hạn chế tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trong tình hình mới.
Việc phát triển và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, một trong những trụ cột góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Năm 2023, Công đoàn Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ; 15/15 chỉ tiêu Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam giao, 28/28 chỉ tiêu LĐLĐ tỉnh đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Các cấp công đoàn tỉnh Thanh Hóa hướng mạnh về cơ sở, luôn đặt nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm trọng tâm trong hoạt động.
Với phương châm 'Tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) đều có tết', các cấp công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo tốt nhất đời sống của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (ĐV, CNVCLĐ). Nổi bật là chương trình 'Tết sum vầy - Xuân chia sẻ' Xuân Giáp Thìn năm 2024 mang những phần quà tết ý nghĩa, ấm áp trao đến đoàn viên, NLĐ xứ Thanh.
Chiều 4/2, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức đón và trao hỗ trợ vé xe cho đoàn viên, người lao động về quê đón tết. Dự lễ đón có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công ty CP đường sắt Thanh Hóa, Ga Thanh Hóa.
Những cành đào khoe sắc báo hiệu một mùa xuân mới đã về. Từ thành thị đến nông thôn, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón một cái tết thật sung túc, vui vẻ, đầm ấm. Đối với những gia đình đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, còn được đón nhận sự quan tâm sẻ chia từ tổ chức công đoàn, các cấp, các ngành và cộng đồng để mùa xuân thêm trọn vẹn.
Với tinh thần 'Tất cả đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đều có Tết', trong những ngày này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Như Xuân đang tích cực chỉ đạo các công đoàn cơ sở, tập trung mọi nguồn lực, tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chiều 2/2, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa tổ chức Chương trình 'Tết sum vầy - Xuân chia sẻ' cho đoàn viên, người lao động (NLĐ).
Nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh sẽ tổ chức Chương trình 'Tết sum vầy - Xuân chia sẻ' năm 2024 vào tối 1/2/2024.
Chiều 26/1, tại Công ty TNHH SH Vina (Thạch Thành), Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thạch Thành nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong kỳ họp bất thường vừa qua đã thiết kế nhiều chốt chặn để xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng. Dù vậy, thật khó 'lấy hữu hình để trị vô hình'! Muốn ngăn được sở hữu chéo, điều quan trọng là phải tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 26/1 đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tặng quà cho công nhân lao động Công ty TNHH giày Alina và người lao động thuộc Liên đoàn Lao động huyện Quảng Xương.