Sáng 7-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền chủ trì lễ trao các quyết định về công tác cán bộ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
Bị nhóm lâm tặc chém cụt mất một cánh tay nhưng hàng chục năm qua, vượt qua nỗi đau thể xác, bằng một nghị lực phi thường và bền bỉ, chàng kiểm lâm ấy vẫn kiên trì gắn bó với những cánh rừng già biên giới. Với anh, bảo vệ rừng không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng sống.
Khu rừng có rất nhiều cây đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận cây di sản Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay khu rừng chỉ cấp chứng nhận cho 39 cây vì nằm gần đường giao thông, thuận lợi cho khách du lịch đến thăm quan.
Nắng nóng kéo dài khiến Vườn Quốc gia Bù Gia Mập - 'lá phổi xanh' của vùng Đông Nam Bộ đặt trong tình trạng cảnh báo cháy rừng cao. Nơi đây, cấp dự báo cháy rừng đang ở mức V, mức cực kỳ nguy hiểm.
Loài hoa cực kỳ quý hiếm vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Nó được công bố với thế giới và được ghi nhận là một loài hoa mới.
Hơn 3 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Bình Phước nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ luôn ở mức cao nhất trong các tỉnh, thành phía Nam, cấp dự báo cháy rừng nhiều nơi đang ở mức V, mức cực kỳ nguy hiểm. Trước thực trạng đó, các chủ rừng đã xây dựng nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) để quyết tâm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có.
Hơn 3 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Bình Phước nắng nóng gay gắt kéo dài, khiến những khu rừng đứng trước nguy cơ xảy ra cháy rất cao.
Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập đã cùng các cơ quan liên quan công bố loài trà my mới có tên khoa học là Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang, sp. Nov. Đây là một loài thực vật vô cùng quý hiếm.
Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước phối hợp với các nhà khoa học trong nước và nhà khoa học đến từ Viện Thực vật học Côn Minh - Vân Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, công bố thế giới một loài trà my mới cho khoa học trên tạp chí 'DALAT UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE (Volume 14, Issue 1, 2024 37-44)', có tên khoa học học là Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang, sp. Nov. Đây là một loài thực vật vô cùng quý hiếm, mang nhiều giá trị khoa học ứng dụng và giá trị bảo tồn nguồn gen quý hiếm tại VQG Bù Gia Mập.
Ngoài cây di sản hàng trăm năm tuổi, những điểm đến khác như thác nước, suối... trong Vườn Quốc gia Bù Gia Mập ở Bình Phước cũng là điểm check-in thú vị cho du khách.
Khu cứu hộ, bảo tồn động vật của Trung tâm Tuyên truyền, Du lịch và Cứu hộ bảo tồn - Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) đã và đang cứu hộ nhiều động vật hoang dã trước khi được tái thả về môi trường tự nhiên. Tại đây, nhiều loài nguy cấp như vượn đen má vàng, voọc chà vá chân đen, culi nhỏ, rái cá, cầy mực… được tiếp nhận chờ ngày thả về rừng.
Nhắc đến Bình Phước, người ta thường nghĩ ngay đến những đặc sản như hạt điều rang muối, rừng tiêu, rừng cao su bạt ngàn, mênh mông. Nhưng mảnh đất đầy nắng gió ấy còn sở hữu hệ sinh thái xanh trong lành với những dòng suối trong vắt, chảy róc rách qua khe đá khiến du khách phải ngẩn ngơ ngắm nhìn.
Bị nhóm 'lâm tặc' lấy đi một cánh tay lúc tuổi đời mới 26 và nhiều lúc cận kề cái chết nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, chàng kiểm lâm đã vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, gian khổ để tiếp tục với công việc giữ rừng. Đó là kiểm lâm viên Dương Quang Hùng, năm nay tròn 40 tuổi, dân tộc Tày, công tác tại Trạm kiểm lâm số 2, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước hiện đã được công nhận là khu du lịch sinh thái quốc gia, đạt tiêu chí đề cử di sản thiên nhiên cấp quốc gia và khu Vườn di sản ASEAN (AHP).
Với những tiềm năng to lớn về thiên nhiên và văn hóa bản địa, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có khả năng phát triển du lịch xanh, bền vững. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, vườn quốc gia cần phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế.
Đó là kiểm lâm viên Dương Quang Hùng, 40 tuổi, dân tộc Tày, công tác tại Trạm kiểm lâm số 2, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Khoảng 2 tháng qua, thời tiết ở khu vực Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng nắng nóng gay gắt khiến những khu rừng trở nên chơi vơi trước 'giặc lửa', chỉ cần sơ suất nhỏ sẽ dẫn đến thảm họa. Các chủ rừng đã xây dựng nhiều giải pháp phòng, chống cháy rừng (PCCR) để quyết tâm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có.
14 loài động vật rừng quý hiếm được thả về rừng có 83 con, gồm tê tê java, niệc mỏ vằn (loài cực kỳ quý, hiếm), rùa núi đất lớn, rùa núi vàng...
Ngày 20/12, ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật-Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thực hiện thả 14 loài động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiên thuộc lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
20 loài khác nhau với 112 con thú thả về rừng tự nhiên của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã được cứu hộ tại Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (nguồn gốc từ người dân tự nguyện giao nộp).
Với diện tích 25.598,18 ha, Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu vực rừng liền vùng, liền khoảnh có trữ lượng động, thực vật lớn duy nhất còn lại của tỉnh Bình Phước. Đây là nơi bảo tồn mẫu chuẩn sinh thái và các nguồn gen quý hiếm của các loài động, thực vật rừng ẩm nhiệt đới, đặc trưng cho đới chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ mà các khu vườn quốc gia khác không có được.
Ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết, vừa có thông báo mở cửa đón du khách tham quan trải nghiệm và tổ chức lại các hoạt động du lịch sinh thái tại vườn bắt đầu từ 7 giờ ngày mai (10-1-2022).
Khi nghĩ về công nghệ thông tin (CNTT), người ta thường nghĩ đến sự có mặt ở các đô thị lớn, những nơi phát triển hay ở các ngành nghề, lĩnh vực mang tính chất công nghiệp, hiện đại. Thế nhưng, ở giữa rừng già - Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã ứng dụng CNTT vào quản lý, bảo vệ rừng đã có hàng chục năm nay.
Trong chuyến đăng trình của mình, bất chợt bạn bắt gặp tiếng chim hót hay dòng suối mát trên đường thì hãy dừng chân lại, đặt ba lô và ngồi xuống. Rồi bạn hãy nhẹ nhàng thả hồn trong thinh không để thưởng thức và chiêm nghiệm cảnh sắc thanh bình đến tuyệt mỹ hiếm có của núi rừng. Không phải ngẫu nhiên dòng suối mát lạnh kia róc rách một cách trong veo, càng không phải ngẫu nhiên tiếng gió trở nên lao xao đến rạo rực. Đó là thứ men say thổn thức đậm chất hương tình của lòng mẹ bao dung được nhân thế gọi tên là 'rừng'' - nhà lữ hành sinh thái của núi rừng Bản Đôn thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Văn Cảnh trần tình.
Câu chuyện về Điểu Long có hai phần khác biệt: một Điểu Long 'say sưa' kể về quá khứ… phá rừng ngày trước và một Điểu Long đầy tâm huyết về quyết định 'gác kiếm' tham gia bảo vệ rừng để 'trả tội thiên nhiên'.
Sáng 30-10, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thị Hằng chủ trì trao quyết định nghỉ hưu, điều động, bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ đối với lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
'Chúng tôi đang dồn sức, quyết tâm phòng chống cháy rừng, đảm bảo giữ cho những cây rừng và muông thú luôn bình yên' - ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập chia sẻ trong những ngày cao điểm mùa khô đầu xuân 2020 với cảnh báo cháy rừng đang ở cấp 5 - cấp rất nguy hiểm.