Chiều nay 7/9, đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải (GTVT) do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai thực hiện các dự án liên quan đến cảng biển trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến làm việc với đoàn.
Cách đây 68 năm, vào ngày 25/8/1954, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Vĩnh Linh. Từ đây, Vĩnh Linh trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Đây cũng là ngày mà huyện Vĩnh Linh chọn làm ngày truyền thống của quê hương.
Là di tích quốc gia đặc biệt, thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu, tuy nhiên, hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc nằm ở thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh có nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm được tu sửa.
Qua thời gian khai thác, hàng loạt cửa dẫn vào địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã bị mục nát, xuống cấp nghiêm trọng, gây phản cảm đối với du khách tham quan.
Danh sách dưới đây là gợi ý cho những ai mong muốn tạm xa sự xô bồ, đông đúc để chiêm ngưỡng trọn vẹn nhất thiên nhiên, đất trời và cuộc sống địa phương.
Khu đô thị du lịch biển hơn 14.700 tỷ đồng tại Bình Thuận của Toàn Cầu TMS hơn 4 năm vẫn không thể triển khai sau rất nhiều nỗ lực của nhà đầu tư.
Mỗi lần có dịp đi qua cầu Hiền Lương, tôi lại ngước nhìn lên bầu trời mênh mông và không thể không nhớ tới câu thơ rất nổi tiếng của Tế Hanh viết thời đất nước chia cắt làm đôi: 'Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/ Tận chân trời mây núi có chia đâu'...
Du lịch Quảng Trị chẳng còn xa lạ gì với những điểm căn cứ cách mạng lịch sử rất nổi tiếng tại đây như: Thành Cổ Quảng Trị, Trường Bồ Đề, sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương…, Trong rất nhiều căn cứ cách mạng trên 'mảnh đất thép' anh hùng Quảng Trị thì hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc là một trong những công trình kiến trúc dưới lòng đất vô cùng kỳ vĩ và đáng tự hào của không chỉ những người dân Quảng Trị mà còn của cả đất nước ta, biểu hiện sinh động của lòng quả cảm, ý chí gan dạ, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược.
Từ cảng Cửa Việt lênh đênh trên biển hơn 1 giờ, chúng tôi đã có mặt tại huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Cồn Cỏ đón tôi bằng cái nắng 'cháy da cháy thịt' nhưng bù lại là những cơn gió mát từ biển thổi vào, những tiếng sóng vỗ rì rào... khiến ai nấy đều rất thích thú.
Giữa nắng gió khắc nghiệt miền Trung, những người lính quân hàm xanh ở Đồn Biên phòng Cồn Cỏ (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) vẫn luôn mài sắc ý chí, chung lưng đấu cật với người dân và các lực lượng đóng quân trên đảo tiền tiêu…
Gần đây, du lịch Quảng Trị tăng khá, năm nào cũng hai con số nhưng vẫn đội sổ Bắc Trung bộ, từ lượng khách, tổng doanh thu, doanh thu đầu khách đến các dịch vụ.
Hàng loạt dự án đê, kè ở miền Trung đang đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão 2020. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình trong tình trạng hư hỏng nặng hoặc sửa chữa chắp vá do thiếu vốn.
Nằm ở địa phận xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo Vịnh Mốc được biết đến như một dấu son của lịch sử Việt Nam, đây là nơi tiếp tế lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ - một cứ điểm quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao Đề án Festival Vì Hòa bình trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Trị ngày 28-12, cũng như nhận được nhiều ý kiến đóng góp ủng hộ của các Bộ ngành, đoàn thể Trung ương cùng các tổ chức,
Nuôi trồng thủy sản là nghề truyền thống của người dân ven biển, nhưng từ trước đến nay, các ngư dân trong tỉnh chủ yếu nuôi các đối tượng như tôm và các loài cá nước ngọt. Những năm trở lại đây, một số hộ dân đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ chuyển giao kĩ thuật của các ngành hữu quan đã đầu tư nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn có giá trị kinh tế cao như cua, cá đối, đặc biệt năm 2019 có mô hình nuôi ốc hương thành công, mở ra một hướng sản xuất mới trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành dự thảo Đề án Festival 'Vì hòa bình'. Hiện nay sở đang tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lí. Dự kiến hội thảo sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11/2019. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ĐỖ VĂN BÌNH xung quanh Đề án Festival 'Vì hòa bình'.
Xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, những năm qua, Sở KH&CN đã đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực này ở cơ sở, từ đó nhân rộng ra thành phong trào đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất trên nhiều lĩnh vực của các địa phương trong tỉnh.
Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2018 tổng lượng khách đến Quảng Trị ước đạt 1.820.000 lượt, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách quốc tế ước 168.000 lượt tăng 2,4%; Khách nội địa ước 1.652.000 lượt, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017, con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019 và các năm tiếp theo nhờ sự bùng nổ của các loại hình du lịch độc đáo, riêng có.
Lũ lụt, thiên tai cùng nạn khai thác khoáng sản trái phép đã làm cho tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp đến đời sống và tính mạng của người dân.
Trong hành trình đến với miền Trung vừa qua, Đoàn công tác của Báo Tuyên Quang đã có dịp được đến nhiều 'địa chỉ đỏ' như: Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình) nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, Địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị)... Trong đó, câu chuyện về những chiến sỹ, nhân dân anh hùng, bằng những công cụ thô sơ xây dựng nên Địa đạo Vịnh Mốc - làng quê thu nhỏ dưới lòng đất đã tạo ấn tượng sâu sắc cho mỗi thành viên trong đoàn.
Suốt 14 năm nay, chưa lúc nào hội thi 'Làng sáng, xanh - sạch - đẹp, an toàn' được tổ chức tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh 'hạ nhiệt'. Nêu cao quyết tâm, người dân trên địa bàn nhắc nhủ nhau đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt từng tiêu chí theo thang điểm mà lãnh đạo xã đề ra để làng mình vươn lên đạt thứ hạng cao nhất.
Tôi có chuyến thăm và cùng ăn cơm với gia đình người thân ở TP. Hồ Chí Minh. Trong bữa ăn có nước mắm ngon đậm đà, không có vị ngọt của đường như một số nước mắm ở miền trong, khiến tôi chú ý. Hỏi ra mới biết, đó là nước mắm được mua từ thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh. Người nhà lấy chai nước mắm có nhãn mác cho tôi xem và nói: 'Nhiều gia đình ở đây chỉ thích dùng nước mắm làm thủ công truyền thống của thương hiệu này'. Tôi bất ngờ khi đọc dòng chữ: 'Nước mắm bà Xiêm; địa chỉ: Khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng…'. Chỉ có nước mắm truyền thống ở Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh mới mang hương vị đặc biệt riêng có không lẫn với nơi khác. Tôi là người Vĩnh Linh, đã từng dùng nước mắm của nhiều thương hiệu khá nổi tiếng của địa phương, vậy mà chưa một lần được thưởng thức 'nước mắm bà Xiêm'. Tôi cứ phân vân mãi: 'Tại sao cơ sở nước mắm đặc biệt này ở ngay địa phương mình mà lâu nay mình không biết?'.