Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm sản lượng nhiên liệu trong thời gian còn lại của năm, và duy trì mức sản lượng thấp hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 mặc dù nhu cầu theo mùa tăng, vì biên lợi nhuận và mức tiêu thụ nhiên liệu trong vận tải đường bộ vẫn yếu.
Xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Ấn Độ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi khi mùa bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu ở châu Âu bắt đầu, biên lợi nhuận lọc dầu kém, nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu tăng vọt.
Phát biểu bên lề một diễn đàn năng lượng ở Nga ngày 26/9, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng nếu thị trường nội địa xuất hiện tình trạng dư thừa nhiên liệu.
Xuất khẩu dầu nhiên liệu từ Nga đang trên đà tăng vọt vào tháng 9 lên mức cao nhất, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất của các công ty dầu khí lớn, cũng như các diễn biến nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế.
Đường ống dẫn dầu mới mở rộng của Canada tới Thái Bình Dương đang mở ra những thị trường mới cho dầu thô của nước này tại Châu Á, đồng thời giảm lưu lượng dầu đến Bờ biển Vịnh Hoa Kỳ.
Tổng lượng dầu thô xuất khẩu từ Saudi Arabia, Nga và Mỹ trong tháng 8/2024 đã giảm xuống còn 12,7 triệu thùng/ngày, giảm gần 700.000 thùng/ngày so với tháng trước đó.
Trang 'Liên hợp buổi sáng' ngày 3/9 dẫn nguồn Bloomberg cho biết, lượng tồn kho các nguyên liệu thô quan trọng của Trung Quốc đang tăng lên.
Tồn kho các nguyên liệu thô quan trọng của Trung Quốc đang tăng cao kỷ lục, là bằng chứng cho thấy hoạt động kinh tế vẫn còn quá yếu.
Giá vàng hầu như không thay đổi trong phiên giao dịch chiều 27/8, nhưng vẫn giữ trên mức tâm lý 2.500 USD/ounce nhờ sự lạc quan của các nhà đầu tư về việc Mỹ sắp cắt giảm lãi suất và những lo ngại dai dẳng về xung đột ở Trung Đông.
Nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông đã kéo cả giá dầu Brent và dầu WTI lên trong phiên 7/8 tại châu Á. Giá vàng chỉ tăng nhẹ trong phiên này, còn các thị trường chứng khoán đồng loạt tăng.
Trong phiên giao dịch ngày 7/8 tại châu Á, giá dầu tăng khi căng thẳng tại Trung Đông tiếp diễn làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Trong khi đó, giá vàng gần như ổn định, còn các thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi sau những biến động vào đầu tuần.
Các thành viên OPEC đạt được sự tuân thủ cao đối với hạn ngạch khai thác; mức tiêu thụ điện của Trung Quốc trong ngành dịch vụ dữ liệu cũng như dịch vụ sạc và pin tăng vọt trong nửa đầu năm 2024... là những điểm nhấn nổi bật trên bức tranh thị trường năng lượng toàn cầu tuần qua.
Giá hàng hóa đã giảm mạnh do nguồn cung dồi dào và nhu cầu suy yếu của Trung Quốc, cũng như tác động của việc đóng những vị thế đầu cơ giá giảm.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực Năng lượng Quốc tế.
Sau khi liên tục tăng cao và thiết lập đỉnh vào giữa tháng 6/2024, cổ phiếu Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans, mã PVT) có dấu hiệu đảo chiều khi xuất hiện tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước diễn biến giảm giá cước vận chuyển dầu thô trên thị trường quốc tế.
Ngày 9/7, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji cho biết nước này dự định tăng sản lượng dầu thô lên 4 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3/2025 và công tác chuẩn bị cho kế hoạch này đang được thúc đẩy.
Chi phí vận chuyển dầu thô dọc các tuyến đường quan trọng đến châu Á đang giảm do các siêu tàu chở dầu thực hiện các hành trình ngắn hơn và nhu cầu dầu sụt giảm ở Trung Quốc.
Trong tháng 6, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng lên khoảng 2 triệu thùng/ngày, trong khi giảm từ các nhà cung cấp truyền thống là Saudi Arabia và Iraq. Ngoài Nga, Ấn Độ cũng tăng cường nguồn cung dầu thô từ Mỹ trong tháng trong bối cảnh có báo cáo về tồn kho ở nước này tăng cao.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô, khí ngưng tụ cũng như các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu khác của Iran đã tăng 3,5 lần từ 10,8 tỷ USD năm 2019 lên 36 tỷ USD vào năm 2023.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Tuyên bố trên được Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Jawad Owji khẳng định trong bài phát biểu tại Quốc hội Iran ngày 19/6 liên quan đến lệnh cấm vận của Mỹ đối với ngành năng lượng của Tehran.
Vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây.
Iran sẽ sớm triển khai 32 dự án công nghiệp dầu mỏ với tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Jawad Owji cho biết hôm 29/5.
Giá xăng dầu cuối tuần qua chịu áp lực giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần qua. Sự phục hồi của chỉ số đồng đô la (DXY00) lên mức cao nhất trong 1 tuần qua đang làm giảm giá năng lượng. Giá dầu thô cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ thứ Tư khi báo cáo hàng tuần của EIA cho biết lượng tồn kho dầu thô bất ngờ tăng. Thông tin khai thác toàn cầu hiện tốt hơn dự kiến hỗ trợ nhu cầu năng lượng và hạn chế sự giảm giá của dầu thô.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là nhà lãnh đạo có đường lối cứng rắn, được đánh giá là có vai trò then chốt trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng hơn nữa của Iran tại khu vực Trung Đông.
Việc mua dầu giá rẻ của Moscow đã giúp New Delhi tiết kiệm hàng tỷ USD.
Iran đang phải đối mặt với lạm phát cao, đồng tiền mất giá và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét thêm các biện pháp hạn chế kinh tế mới, nước này đang thể hiện khả năng phục hồi của mình.
Iran đang phải chịu lạm phát, đồng tiền mất giá và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này có thể lý giải tại sao Iran đã tuyên bố không muốn tục leo thang xung đột với Israel.
Nga đưa một số đơn vị lọc dầu hoạt động trở lại; Mỹ xem xét áp dụng lại lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela... là những điểm nhấn trên bức tranh thị trường năng lượng tuần qua.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.
Trong những tháng gần đây, Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, một trong những nhà nhập khẩu dầu Nga hàng đầu của đất nước, đã bơm các chuyến hàng dầu hỗn hợp ESPO từ Viễn Đông của Nga vào một cơ sở dự trữ mới, theo các thương nhân và công ty theo dõi tàu chở dầu.
Moskva và Bắc Kinh đang xích lại gần nhau hơn sau khi Washington cảnh báo Trung Quốc tránh tăng cường năng hỗ trợ quân sự cho Nga khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài.
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã chuyển sự chú ý sang Hành lang Hàng hải phía Đông (EMC) - tuyến đường thương mại được đề xuất vận chuyển than cốc, dầu thô, LNG, phân bón và container.
Khi giá dầu tăng, điều gì xảy ra và cần quan sát những yếu tố nào?
Sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ Nga, gần đây Ấn Độ bắt đầu giảm mạnh. Giới quan sát cho rằng đây cũng là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực siết trừng phạt Nga của Mỹ và các đồng minh đang phát huy hiệu quả....
Cuộc họp Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) ngày 1/2 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khép lại mà không có quyết định mới nào về chính sách sản lượng của nhóm. Bất chấp kế hoạch cắt giảm trước đó vẫn còn đang hiệu lực, giá dầu thế giới vẫn chỉ dao động quanh mức 75 USD/thùng. Điều này khiến thị trường đặt ra câu hỏi liệu OPEC+ có đang đánh mất vị thế trên thị trường?
Các tàu chở dầu của Nga đã tiếp tục đi qua Biển Đỏ mà hầu như không bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công của Houthi, nhằm vào hoạt động vận tải và đối mặt với rủi ro thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, theo các Giám đốc điều hành vận tải, nhà phân tích và dữ liệu dòng chảy.
Tờ Financial Times đưa tin ngày 30/1, trích dẫn số liệu chính thức của Chính phủ và dữ liệu từ công ty phân tích Kpler, Nga đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ lớn nhất sang Brazil.
Các nguồn tin thương mại và nhà phân tích cho biết, xuất khẩu dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp của Ấn Độ sang châu Âu có thể chạm mức thấp mới trong hai năm vào tháng 1, sau mức cao chưa từng có vào tháng trước, do rủi ro an ninh Biển Đỏ đẩy chi phí vận chuyển tăng cao.
Kể từ khi EU cấm vận các sản phẩm dầu mỏ của Nga, Brazil đã trở thành khách hàng lớn mua dầu diesel và dầu gasoil của quốc gia này.
Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ đang tác động tiêu cực đến hoạt động vận chuyển của mọi mặt hàng từ ô tô đến năng lượng. Hậu quả là chi phí tăng vọt và chuỗi cung ứng bị thắt chặt. Điều này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập của các công ty.
Biến động quanh khu vực Biển Đỏ thời gian gần đây đã và đang gây gián đoạn dòng chảy thương mại hàng hóa toàn cầu. Nhiều tàu chở dầu phải định tuyến lại hải trình và chấp nhận mất thêm thời gian để tránh xa các rủi ro trong khu vực. Căng thẳng có lẽ chưa thể sớm kết thúc nên sẽ trở thành yếu tố khó đoán cho thị trường xăng dầu trong năm 2024.