Bắc Giang: Thông tin chuyên đề về dân số và phát triển

Sáng 18/10, Sở Y tế Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề về dân số và phát triển năm 2024 đến thành viên Ban chỉ đạo Công tác dân số tỉnh, các huyện, thị xã, TP.

Khi người cao tuổi… không hưu

Ngày nay, nhờ công nghệ, chúng ta biết tới những nhà khoa học, những thầy cô dù lớn tuổi nhưng vẫn miệt mài với hành trình một đời của mình…

Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hóa dân số

Theo Viện trưởng Viện Dân số và Sức khỏe kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lão học của Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông Đỗ Bằng, dự kiến đến năm 2050, số người trên 60 tuổi ở Trung Quốc sẽ đạt 520 triệu và áp lực chi trả lương hưu trong tương lai sẽ là một thách thức chưa từng có.

Thế hệ Z Philippines, những thanh thiếu niên 'cô đơn nhất Đông Nam Á'

Đại dịch và việc lạm dụng mạng xã hội chỉ là hai trong số nhiều yếu tố góp phần gây ra sự cô lập xã hội nơi giới trẻ Philippines, biến họ thành thế hệ Z 'cô đơn nhất Đông Nam Á'.

Khi xã hội ít trẻ con, nhiều người già...

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người cao tuổi (NCT) của nước ta năm 2011 đạt 10%, nghĩa là bắt đầu bước vào quá trình già hóa và sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038, khi có hơn 22 triệu NCT chiếm 20% tổng số dân…

Trả lương cho ông bà chăm cháu

Việc trả lương cho ông bà chăm cháu để trở thành quy định như ở Thụy Điển không dễ thực hiện tại Việt Nam.

Tuổi thọ người Việt tăng mạnh, làm gì để già hóa thành công?

Hơn 6 thập kỷ, người Việt Nam tăng 30 năm tuổi thọ. Nhiều yếu tố giúp người Việt ngày càng có xu hướng sống lâu hơn nhưng điều quan trọng là cần chuẩn bị cho tuổi già như ý.

Hướng đi mới cho dân số: Già hóa dân số diễn ra nhanh ở Việt Nam

Hiện tượng số người già tăng lên và số trẻ em sinh ra ngày càng ít là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới

Giới trẻ ngại yêu, lười đẻ: Gánh nặng tương lai

Giới trẻ hiện nay còn đang có xu hướng ngại yêu, sợ kết hôn, sợ đẻ dẫn đến nguy cơ mức sinh xuống thấp, tốc độ già hóa dân số tăng nhanh.

Xây dựng lưới an sinh xã hội đa tầng, bền vững - Bài 3: Nghiên cứu tăng chế độ thai sản cho cả nam và nữ

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nghỉ phép dài ngày hơn của cha mẹ giúp cải thiện sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em. Bởi vậy, bổ sung chế độ thai sản cho người tham gia BHXH tự nguyện và thêm thời gian nghỉ thai sản cho lao động nam không chỉ tăng tính hấp dẫn cho người tham gia BHXH mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Lực lượng lao động Hàn Quốc sẽ giảm 10 triệu người vào năm 2044

Một báo cáo được công bố ngày 6/5 dự báo dân số trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc sẽ giảm 1/4 trong hai thập kỷ tới do tỷ lệ sinh đang ở mức thấp lịch sử.

Dân số Hàn Quốc trong độ tuổi lao động sẽ giảm gần 10 triệu vào năm 2044

Số người 15-64 tuổi ở mức 36,57 triệu người vào năm 2023, dự kiến sẽ giảm xuống còn 27,17 triệu người vào năm 2044.

Cần sớm có bệnh viện chuyên về lão khoa

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 62,5 tuổi năm 1989 lên 74,7 tuổi vào năm 2022, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới (72 tuổi).

Chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Từ năm 2011, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số và dự báo sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2035. Để chủ động thích ứng với vấn đề già hóa dân số, ngành Y tế đã từng bước đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng.

Số lượng học sinh tiểu học giảm mạnh: Thách thức mới đối với ngành giáo dục của Hàn Quốc

Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức đáng kể trong ngành giáo dục khi cứ 5 trường tiểu học thì có một trường phải vật lộn với tình trạng số lượng học sinh ngày càng giảm, hậu quả trực tiếp của tỷ lệ sinh thấp kéo dài ở nước này.

Việt Nam còn khoảng 10 năm dân số vàng, cần làm gì để tận dụng cơ hội?

Dự báo thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 10 năm nữa, trong giai đoạn này cần phải có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động để đưa đất nước phát triển như cách mà các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm. Nếu bỏ qua thời cơ này, đất nước sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Dân số già: Thử khai thác tiềm năng thay vì coi người già là gánh nặng

'Hiện chúng ta có 400 ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi, hơn 200 ngàn chủ doanh nghiệp là người cao tuổi'.

Ngoài thưởng tiền, cách nào để khuyến khích phụ nữ sinh con?

Ngoài thưởng tiền cho phụ nữ sinh con thứ 2, theo chuyên gia nên có các quy định hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ như miễn giảm học phí, viện phí, gia tăng các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ...

Tổ chức chương trình đào tạo 'Chuyên viên tư vấn học đường về giới - an toàn thân thể và tình dục'

Sáng 9-11, tại Hà Nội, Viện Dân số, gia đình và trẻ em (IPFCS), Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD) đã tổ chức khai giảng Chương trình đào tạo 'Chuyên viên tư vấn học đường về giới - an toàn thân thể và tình dục'.

Sàng lọc tiền hôn nhân, nâng tầm vóc giống nòi

Mỗi năm, nước ta có khoảng 1,5 triệu người đăng ký kết hôn và chất lượng giống nòi là vấn đề liên quan rất lớn đến sức khỏe sinh sản của các cặp đôi bước vào đời sống vợ chồng

Chăm lo người cao tuổi khi dân số 'bắt đầu già'

Ngày 9/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Theo đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu trình Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết trợ cấp xã hội, hưu trí xã hội đối với người từ 75 đến 80 tuổi; nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.

Cơn bão 'già hóa' ở Việt Nam: Bao nhiêu tuổi nên bắt đầu lo cho tuổi già?

Khi số người cao tuổi tăng lên với tốc độ nhanh, gánh nặng đè lên vai những người chăm sóc, đặc biệt là con, cháu, lại càng nhiều. Chuẩn bị sẵn sàng để già hóa thành công là điều cần tính toán.

Việt Nam lọt vào 'Câu lạc bộ 15 nước đông dân nhất thế giới'

Việt Nam lọt vào 'Câu lạc bộ 15 nước đông dân nhất thế giới' khi đạt mốc 100 triệu dân, trở thành cường quốc về dân số theo cả quy mô và thứ bậc. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng rất lớn khi nước ta đang có tỷ lệ già hóa dân số nhanh, chênh lệch mức sinh giữa các vùng - miền, đặc biệt là tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh rất nghiêm trọng.

'Sát thủ' thầm lặng của sức khỏe

Có thể ví von, các bệnh mạn tính không lây là 'sát thủ' thầm lặng của sức khỏe.

Việt Nam và Mỹ tổng kết 7 năm hợp tác giải quyết các thách thức môi trường

Thông qua nhiều dự án, các đối tác Việt - Mỹ đã cùng phối hợp hành động hướng đến giải quyết những thách thức về ô nhiễm không khí, nguồn nước và rác thải nhựa.

Đà Nẵng: Hàng chục sáng kiến bảo vệ môi trường hiệu quả giai đoạn 2020-2025

Ngày 21-6, Hội thảo quốc tế 'Sáng kiến địa phương - Hợp tác và Phát triển vì Môi trường Việt Nam' đã diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham gia của 120 đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến địa phương do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng phối hợp Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh, Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng cùng Viện Dân số, sức khỏe và phát triển tổ chức.

Đà Nẵng: 25 sáng kiến địa phương về bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025

Ngày 21-6, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thảo quốc tế 'Sáng kiến địa phương - Hợp tác và Phát triển vì Môi trường Việt Nam' với sự tham gia của 120 đại biểu trong và ngoài nước.

Việt Nam đạt mốc 100 triệu dân: Làm sao để tận dụng 'cơ hội vàng', tránh 'chưa giàu đã già'?

Việt Nam đạt mốc 100 triệu dân, với cơ cấu dân số trẻ, sẽ có cơ hội vàng để tận dụng nguồn nhân lực này nhưng cũng là thách thức trong quản lý.

Người cao tuổi Việt Nam đối mặt với chất lượng cuộc sống thấp

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, từ 65,2 tuổi (1989) lên 73,6 tuổi (2019), dự báo đến năm 2030 số người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 17% và đến năm 2050 là 25% dân số.

Tuổi thọ cao, nhưng chất lượng cuộc sống người già thấp

Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải 'chung sống' với 3 bệnh lý phối hợp.

Điều chỉnh sự chênh lệch mức sinh - Sự cần thiết vào cuộc quyết liệt từ chính quyền cơ sở

Hiện nay, cả nước có 21 tỉnh/thành có mức sinh thấp. Trong đó, đáng chú ý, xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Một số tỉnh/thành phố tại vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung mức sinh xuống thấp đáng báo động.