Mặc dù chỉ có quy mô nhỏ nhưng vai trò của ASEAN trở nên ngày càng quan trọng, được đánh giá là nút thắt không thể thiếu trong chuỗi giá trị toàn cầu, vừa là trung tâm sản xuất, vừa là bên tham gia quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng công nghệ. Khu vực này đã thực sự nổi lên như một giải pháp thay thế khả thi cho các chuỗi cung ứng lâu đời, chuyển hướng một số hoạt động tập trung sản xuất toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.
3 thách thức kinh tế chính đối với Chính phủ Indonesia đã được nhấn mạnh trong cuộc khảo sát gần đây của Viện nghiên cứu Yosof Ishak - ISEAS (Singapore), cụ thể là kiểm soát lạm phát, tạo cơ hội việc làm thông qua đầu tư và duy trì tăng trưởng.
Myanmar có khả năng bị cơ quan giám sát tài chính toàn cầu đưa vào danh sách đen vì không ngăn chặn được các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đây sẽ là một đòn chí mạng giáng vào nền kinh tế đang thiếu hụt ngoại tệ và vận hành rất ì ạch.
Malaysia đặt mục tiêu cắt giảm 45% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và không phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.
Tờ Asia Times ngày 19/8 đã đăng tải bài bình luận của nhà báo David Hutt* về tác động của quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan đến châu Á.
Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại của Hiệp hội và các vấn đề khu vực, quốc tế là những nội dung trao đổi nổi bật tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các hội nghị liên quan, khai mạc trực tuyến ngày 2/8. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và phát biểu ý kiến tại các hội nghị.
Chiều 2-8, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các hội nghị liên quan, Hội nghị Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN lần thứ 23 (APSC 23) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.