Cùng với hoạt động chuyên môn, tuổi trẻ VNPT luôn quan tâm và thực hiện các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Nữ giáo viên người Mông đã luôn trăn trở và tìm ra phương pháp 'rèn' phát âm cho học sinh (HS) tiểu học, để các em đọc chuẩn tiếng phổ thông. Đó là cô Sung Thị Pa Nhia, giáo viên Trường Tiểu học Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa).
Để tiếp tục thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nền nếp, tập quán bền vững, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông, huyện Quan Sơn đã và đang đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho đồng bào trong thực hiện nếp sống mới, xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
Ngày 9-6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Lê Văn Châu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn; Vũ Văn Tùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa; Lương Tiến Thành, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn trước Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), có nhiệm vụ quản lý địa bàn 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy. Người dân ở đây đa phần là dân tộc Mông và Thái, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhận thức pháp luật của đồng bào còn hạn chế. Vì vậy, tình trạng người dân sử dụng súng săn để săn bắn động vật vẫn còn xảy ra.
Đến với những bản làng phía tây của Thanh Hóa chúng ta không chỉ lạc vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp ánh mắt trong sáng của những đứa trẻ nơi vùng cao xứ Thanh.
Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, đường xá đi lại vất vả… là những khó khăn cần sớm được giải quyết tại các điểm trường lẻ bậc mầm non tại huyện miền núi Quan Sơn.
Trong nhiều năm qua bên cạnh việc đầu tư xây dựng trường lớp, huyện Quan Sơn còn gặp nhiều khó khăn xóa các điểm trưởng lẻ bậc tiểu học.
Văn hóa và Đời sống - Những ngày này tại 2 bản Mông là Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) đang tất bật công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2025.
Văn hóa và Đời sống - Mùa Xuân và Xía Nọi là 2 bản người Mông ở khu vực biên giới khó khăn bậc nhất của xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.
Ước mơ trở thành cô giáo để dạy các em nhỏ người H'Mông quê mình luôn thôi thúc Sung Thị Tông. Với nghị lực phi thường, vượt qua bao khó khăn, vất vả, cô giáo người H'Mông đã thực hiện được mơ ước của mình, hàng ngày cô kiên trì 'đi xuyên núi rừng' gieo chữ giữa đại ngàn.
Từ ngày 15-16/1, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phối hợp với báo Tiền Phong, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa trao 1.000 suất quà Tết cho các hộ nghèo trên địa bàn các huyện Quan Sơn, Thường Xuân, Thạch Thành, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Thọ Xuân.
Cô gái người Mông Sung Thị Tông - GV Trường Mầm non Sơn Thủy (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) luôn ấp ủ ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo để có thể đem tri thức về với bản làng.
Sáng 17 - 11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị bầu cử huyện Quan Sơn, gồm các ông, bà: Phạm Quốc Bảo, Phó Chánh án TAND tỉnh; Hà Thị Tuyến, Ủy viên Ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn.
Trình bày tham luận tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành GD lần thứ VII, cô giáo Sung Thị Tông, người con dân tộc H'Mông kể về kinh nghiệm tạo hứng thú để trẻ tới lớp, tới trường...
Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, những người lính biên phòng Thanh Hóa đang từng ngày, từng giờ trực trận nơi tuyến đầu, nhằm ngăn chặn không cho dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn. Tiết trời đang thu, nhưng khí hậu ở vùng biên viễn khắc nghiệt, lạnh giá như đã bước sang đông vậy. Những người lính làm nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn nhưng các anh quyết chí, bền lòng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
Không điện, không đường, không trạm là tất cả những gì có thể nói về 3 bản người Mông là Mùa Xuân, Xía Nọi, xã Sơn Thủy và Ché Lầu, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa). Cuộc sống người dân nơi đây rất hoang sơ và nghèo đói.
Ba bản người Mông là Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy) và Ché Lầu (xã Na Mèo) huyện vùng biên Quan Sơn – Thanh Hóa bao năm gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Cuộc sống 'biệt lập' của hàng trăm hộ dân nơi đây quanh năm bị bó hẹp với những thiếu thốn, không điện, không đường, không trạm…
Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nền nông nghiệp chậm phát triển nên cuộc sống của hàng trăm hộ dân người đồng bào dân tộc Mông ở bản Mùa Xuân và bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện vùng biên Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang gặp rất nhiều nhiều khó khăn.
Để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 28-10-2010, về 'Xây dựng NTM, giai đoạn 2011 - 2020'.
Chúng tôi trở lại Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn) sau hơn một tháng trận lũ kinh hoàng quét qua. Hậu quả để lại trên bản vùng cao xứ Thanh vẫn còn rất nặng nề. Đến thời điểm này, công tác khắc phục hậu quả lũ lụt đã và đang được tiến hành khẩn trương, nhưng vẫn còn đó những bộn bề khó khăn.
Đứng trước nguy cơ phải đối mặt với ảnh hưởng của cơn bão số 4, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn đã lập phương án chủ động, dốc toàn lực để ứng phó với tình hình mưa bão.
Hàng chục người bị lũ cuốn mất tích, giao thông bị chia cắt khiến cho công tác cứu nạn, cứu hộ ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó khăn.