Nằm ở miền Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và các di tích lịch sử mà còn là mảnh đất đậm đà bản sắc văn hóa. Trên hành trình phát triển hiện đại, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu ấy góp phần tạo nên sự phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa dân tộc.
Năm 2015, nhạc sĩ Hoàng Hải đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Ông cũng là một trong ba gương mặt được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (VHNT) năm 2022 với cụm 4 tác phẩm: Kịch múa 'Vĩnh biệt hoa anh túc' và các tiết mục múa: 'Hò sông Mã', 'Hướng đăng' và 'Khúc khải hoàn'. Với 84 năm tuổi đời, hơn 60 năm tuổi nghề, ông là tấm gương để thế hệ sau học tập và noi theo.
Thanh Hóa là địa phương có nhiều di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống. Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các đơn vị đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ Nhân dân.
Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã 'sống đời' cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.
Với nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa ngày càng tăng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, các khu, điểm du lịch tỉnh Thanh Hóa đã đón gần 10 triệu lượt khách; tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng.
Thọ Xuân được biết đến là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', nơi sinh ra Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc; nơi giao thoa, hội tụ và lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa của người Việt và người Mường. Để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gìn giữ kho tàng văn hóa quý báu, đưa Thọ Xuân trở thành một điểm đến hấp dẫn.
Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh Thanh Hóa công bố lịch sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch nhằm kích cầu, thu hút du khách. Sự thành công của các sự kiện đã được tổ chức góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và dần hình thành nên sản phẩm du lịch mới, đầy hấp dẫn - du lịch sự kiện, mặt khác tạo điểm nhấn cho hoạt động du lịch của tỉnh.
Thanh Hóa là vùng đất 'địa linh nhân kiệt' giàu truyền thống văn hóa lịch sử với nhiều di tích, danh thắng, lễ hội đã tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú giàu bản sắc văn hóa. Trong XDNTM, Thanh Hóa đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, khơi dậy được nguồn nội lực nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Sáng 26-4 (18-3 âm lịch), tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), khoảng 4.000 đại biểu, du khách, nghệ nhân, diễn viên và người dân đã tham dự Lễ hội Tràng An với chủ đề 'Về miền di sản Tràng An 2024'.
Sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú, xứ Thanh được mệnh danh là 'miền di sản' độc đáo kết tinh từ tinh hoa văn hóa của 7 dân tộc anh em. Những giá trị văn hóa ấy ngày càng vươn xa, khẳng định giá trị tự thân, trở thành động lực phát triển toàn diện của địa phương. Bởi vậy, việc gìn giữ, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống là một tất yếu, được triển khai thường xuyên, lâu dài và bền bỉ.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực Thọ Xuân năm 2024, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc đã được trình diễn.
Có sẵn tiềm năng nhưng phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đó là hành trình dài, cần có sự vào cuộc của cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến mỗi người dân.
Mỗi năm, Thanh Hóa có gần 300 lễ hội với đủ các loại hình theo quy định, phần lớn là các lễ hội truyền thống, lễ hội lịch sử và lễ hội dân gian. Mỗi lễ hội có một nét văn hóa đặc sắc riêng và việc tổ chức gìn giữ các lễ hội chính là lưu giữ truyền thống, gìn giữ bản sắc và bảo tồn các di sản văn hóa...
Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết. Đây là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia lân bang đến chúc mừng hoàng đế nước Việt xưa.
Nằm bên hữu ngạn sông Chu, làng Xuân Phả (nay là xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân) là 'quê hương' của trò diễn Xuân Phả nổi tiếng. Về vùng đất cổ trong những ngày đầu tháng 2 (âm lịch), du khách được hòa mình vào không gian lễ hội Xuân Phả đặc sắc, chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Ngày 19/3 (tức mùng 10/2 năm Giáp Thìn), lễ hội truyền thống làng Xuân Phả năm 2024 được tổ chức tại xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân.
Những năm qua, phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' trên địa bàn huyện Thọ Xuân luôn được quan tâm, trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân. Từ đó, nâng cao chất lượng văn hóa, tạo dựng môi trường văn hóa, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nếu ví văn hóa xứ Thanh như 'mạch nguồn' của văn hóa Việt thì văn hóa của các dân tộc tỉnh Thanh chính là những nhánh phù sa màu mỡ, tươi mát, bồi đắp nên sự phong phú, đa dạng, đa sắc màu mà cũng rất riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Sự hài hòa trong sự riêng biệt ấy trở thành nền tảng và động lực cho 'miền di sản' hiện thực hóa khát vọng đưa văn hóa xứ Thanh vươn xa.
Ngày 24,25/2, trong khuôn khổ Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2024 tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, các nghệ nhân đến từ xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã thể hiện trò diễn Xuân Phả- tiết mục múa hát đặc sắc để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa.
Nhắc đến xứ Thanh là nhắc đến vùng đất trầm tích các giá trị văn hóa tốt đẹp, mà nổi bật nhất là nền văn hóa đồ đồng với 'Trống đồng Đông Sơn' đã góp phần làm cho kho tàng văn hóa Việt Nam phát triển phong phú, rực rỡ. Đây cũng là một trong những 'cái nôi' chứa đựng giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng với những hình thức đặc sắc về huyền thoại, tục ngữ, ca dao, lễ tục, lễ hội, văn hóa, ẩm thực... Nơi sản sinh ra những làn điệu dân ca Đông Anh, hò Sông Mã, điệu khặp của người Thái, hát xường của người Mường, đồng hành cùng sử thi 'Đẻ đất, đẻ nước'...
Sáng 13/2 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đền thờ vua Lê Thái Tổ (thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh), Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn, hướng tới kỷ niệm 606 năm ngày khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 2024); 596 năm ngày Lê Lợi đăng quang Hoàng đế (1428-2024).
Với 7 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú đã làm nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) xứ Thanh đa dạng và phong phú từ tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, đến các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... Bằng nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả của các cấp, ngành, các địa phương, nhiều giá trị DSVHPVT ngày càng được gìn giữ, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống cộng đồng.
Chương trình Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa được dàn dựng công phu, với âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân của các địa phương, đơn vị nghệ thuật của hai tỉnh Thanh Hóa, Điện Biên.
phục vụ nhân dân vui Tết, đón xuân, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao sôi động. Theo kế hoạch, các hoạt động chào mừng năm mới sẽ kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến qua rằm tháng Giêng, diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố.
Những di sản văn hóa trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã góp phần hình thành và tạo nên tính cách con người xứ Thanh anh dũng, quật cường, tràn đầy dũng khí, vượt lên gian khó để chiến thắng thiên tai và các thế lực bạo tàn, song lại thấm đẫm tính nhân văn, giàu lòng nhân ái và đức hy sinh xả thân vì nghĩa lớn, vì lợi ích và sự trường tồn của dân tộc.
Không dừng lại ở việc tổ chức hội nghị liên kết với các nội dung giới thiệu tiềm năng, trao đổi, thảo luận giữa các địa phương, doanh nghiệp,... thời gian gần đây tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức một số hoạt động bên lề hội nghị như: trình diễn, giới thiệu ẩm thực; cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp; giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu du lịch; trình diễn di sản văn hóa phi vật thể... Qua đó bức tranh du lịch Thanh Hóa đầy màu sắc được giới thiệu một cách sinh động đến các doanh nghiệp, địa phương là trọng điểm du lịch trong cả nước.
Có lẽ, những ngày này, ngôi nhà của gia đình cố họa sĩ Phan Bảo trên phố Lê Hoàn (TP Thanh Hóa) đón nhiều khách xa gần nhất, nhiều hơn tất cả những ngày đã từng rộn ràng tụ họp trước đây. Họ đến để dâng nén nhang thơm thay lời tiễn biệt cuối cùng đến cố họa sĩ Phan Bảo, 'nhà Thanh Hóa học' – người thân yêu, người thầy, người bạn, đồng nghiệp, đồng môn... mà họ xiết bao quý mến, trân trọng, tự hào.
Lễ hội Lam Kinh được xem là đại diện tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc gắn liền với các di tích đền thờ miếu mạo của người Việt. Với nhiều giá trị đặc trưng, lễ hội này là nét chấm phá tiêu biểu trong kho tàng văn hóa xứ Thanh, góp phần làm dày thêm cho kho tàng văn hóa Việt, biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết và tình yêu nước nồng nàn.
Sáng 6/10, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ hội Lam Kinh 2023, kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Hàng nghìn người dân và du khách nô nức về Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) tham dự Lễ hội Lam Kinh 2023.
Sáng 6/10, giữa tiết trời thu dịu mát, hàng vạn người đã đổ về khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa để hòa mình vào Lễ hội Lam Kinh 2023, kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Lần đầu tiên, chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh được tổ chức tại Lễ hội Lam Kinh năm 2023 với chủ đề 'Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ' với chất liệu truyền thống, kết hợp với các hiệu ứng sân khấu hiện đại. Đây là dịp để người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc tỏ lòng ngưỡng vọng với công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng sĩ.
Lễ khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2023, kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái tổ đăng quang, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi sẽ được tổ chức vào sáng ngày 6-10 (tức 22 tháng 8 năm Quý Mão). Đến thời điểm hiện tại, các điều kiện tổ chức cơ bản đã được hoàn thiện, đảm bảo cho Lễ hội diễn ra an toàn, thành công.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ, là nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy, trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, linh hoạt nhằm hướng đến việc tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với sự quan tâm, đầu tư ngày càng thỏa đáng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch đã và đang mở ra cho xứ Thanh những cơ hội mới, hướng phát triển thuận lợi đối với sản phẩm du lịch văn hóa. Song để du lịch văn hóa trở thành 'đặc sản' trong hệ thống sản phẩm du lịch xứ Thanh lại là 'bài toán' khó.
Qua các nền văn hóa - văn minh, xứ Thanh - 'một Việt Nam thu nhỏ', đã ghi dấu ấn sâu đậm về 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại', là 'nơi căn bản của nước Nam'... Những trầm tích lịch sử - văn hóa ấy đã kết tinh, lắng đọng, hòa quyện vào nhau dệt nên bức tranh di sản đa sắc, đa thanh, độc đáo, hấp dẫn. Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế ấy, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm khai thác, phát triển du lịch văn hóa trở thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách, 'một nhánh phù sa' màu mỡ trong dòng chảy hiện đại.
Xứ Thanh với hàng trăm di sản văn hóa phi vật thể, từ lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống đến phong tục, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian. Đây là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, không chỉ góp phần làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hóa mà còn định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch của điểm đến.
Thanh Hóa được ví như một 'Việt Nam thu nhỏ', là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cái 'nôi' sản sinh ra nhiều tác giả, tác phẩm, công trình nghệ thuật có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi những giá trị tư tưởng cao đẹp và giá trị văn học, nghệ thuật đặc sắc...
Được mệnh danh là 'Việt Nam thu nhỏ' với hơn 1.500 di tích và danh thắng, hội tụ đầy đủ các loại hình du lịch, Thanh Hóa xác định TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ là thị trường tiềm năng để quảng bá và liên kết phát triển du lịch.
Chiều 25-8, tại TPHCM, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng thời giới thiệu những thắng cảnh nổi tiếng của địa phương.
Vào khoảng thời gian tiết trời chuyển dần sang thu, 'Về miền di sản xứ Thanh' sẽ là hành trình thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ. Đặc biệt, để tăng thêm sức hấp dẫn cho điểm đến, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn sẽ được tổ chức vào khoảng thời gian này tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa chú trọng đẩy mạnh các hoạt động liên kết, quảng bá, xúc tiến tới các thị trường du lịch trọng điểm. Trong đó, liên kết với TP Hồ Chí Minh đã từng bước giúp Thanh Hóa mở rộng thêm thị trường khách đến từ các tỉnh, thành phố phía Nam và ngược lại.
Sau 13 năm nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thanh Hóa đã trở thành đơn vị nằm trong tốp đầu về XDNTM. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Sáng 13-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.
Nhiều di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) trên địa bàn tỉnh có nguy cơ mai một, đã mai một trong cộng đồng. Vấn đề đặt ra là bảo tồn bằng cách nào, và công việc bảo tồn được bắt đầu từ đâu?
Thanh Hóa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định là một trong những 'cái nôi di sản' của Việt Nam, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hài hòa với sông - núi - ruộng đồng - xóm làng tựa hồ như bức tranh thủy mặc mà tạo hóa đã kỳ công sắp đặt. Hơn thế, mảnh đất này còn chứa đựng một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) quý báu, được ví như những viên ngọc tỏa sáng lấp lánh điểm tô thêm sự đa dạng cho mảnh đất này.
Đất Xuân Trường (Thọ Xuân) không chỉ nổi tiếng với trò Xuân Phả, mà còn bởi truyền thống hiếu học của nhiều dòng họ, tiêu biểu nhất đó là dòng họ Đỗ Văn. Ngay từ khi mới thành lập, con cháu trong dòng họ đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng dòng họ học tập. Bởi vậy, dòng họ đã sớm xây dựng quỹ khuyến học với số tiền hiện nay là 60 triệu đồng để hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng các cháu đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.
Bằng tình yêu với trò Xuân Phả, nhiều năm qua Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã kỳ công mô tả lại các điệu múa bằng hiện vật.
Điều đặc sắc trong bộ 4 tác phẩm được trao Giải thưởng Nhà nước của ông, là cái tên nào cũng đậm chất Thanh Hóa, đó là 'Xuân Phả khúc khải hoàn,' 'Hò Sông Mã,' 'Hướng đăng' và 'Vĩnh biệt hoa Anh Túc.'
Xứ Thanh, mảnh đất chất chứa tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, sắc màu thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, các giá trị văn hóa ấy chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.