Mỗi vùng miền trên cả nước lại có những món bánh đặc sản riêng không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó quen thuộc nhất là bánh chưng, bánh tét.
Những ngày cận Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, nhiều lò bánh tổ ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) tất bật, làm việc hết công suất để cho ra lò những mẻ bánh thơm ngon cung ứng ra thị trường. Đây là một loại bánh truyền thống, được nhiều người dân dâng lên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết.
Những ngày cuối năm, mưa tạnh dần nhưng cái rét vẫn còn buôn buốt. Từng chùm nụ mai đã e ấp cánh vàng. Cỏ cây nơi nơi giăng giăng lộc biếc. Đám rêu bên góc sân âm thầm vươn lên những nụ tim tím li ti. Mỗi ngày trôi qua thật nhanh trong nồng nàn hương vị tết. Hít thật sâu, thở thật nhẹ, mỗi người sẽ nghe mùi của tết ùa về trong hơi thở mùa xuân.
Từ ngày 22 tháng Chạp trở đi, đường Phùng Hưng (quận 5, TP HCM) nhộn nhịp với chuỗi các sạp rực rỡ sắc màu bánh tài lộc.
Với những người con xa xứ, về quê đón tết có lẽ là điều được mong chờ nhất. Bởi đây là chuyến hành trình về nơi 'chôn rau cắt rốn', về sum vầy với người thân sau thời gian dài không gặp. Song không phải ai cũng có điều kiện đón tết nơi quê nhà. Nhớ quê, nhớ hương vị tết, nên dù bận rộn những người con xa xứ vẫn luôn cố gắng gìn giữ phong tục truyền thống tết theo cách của riêng mình.
Theo trang Tatler Asia, Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn nhất ở một số quốc gia trên thế giới.
Điện Biên vừa có thêm 3 sản phẩm OCOP được công nhận xếp hạng 4 sao là: Trà xanh Phan Nhất, Cà phê Hồng kỳ International coffee HK 13 và Cà phê nguyên hạt HK 10.
Nhiều mặt hàng phục vụ thị trường ngày ông Công ông Táo phong phú từ trái cây, hoa lá đến cá chép. Trong đó, cá chép đường, chả cá chép... ăn được thu hút nhiều khách mua bày trên bàn thờ dịp này.
Chợ Thiếc ở quận 11, nơi được biết đến là chợ phục vụ 'cõi âm' lớn nhất ở TPHCM với nhiều cửa hàng bán đồ cúng, vàng mã nằm san sát nhau.
Những ngày này, không khí sôi nổi, tất bật gói bánh và khẩn trương để kịp giao hàng là hình ảnh của nhiều hộ gia đình làm bánh tổ ở Quảng Nam.
Gỏi cá Yu Sheng, bánh tổ Nian Gao, thịt khô Bak Kwa và mì trường thọ là những món ăn nổi tiếng khi nói đến ẩm thực ngày Tết ở Singapore.
Ngày tết, cả gia đình thường quây quần làm bánh tổ gia truyền. Hương vị đó thấm đẫm trong tôi để mỗi khi đến dịp lại nhớ.
Mừng Tết nguyên đán 2024, Khách sạn Windsor Plaza giới thiệu nhiều chương trình ẩm thực phong phú và hấp dẫn với những hương vị truyền thống.
Nhờ đặc điểm khí hậu, thiên nhiên ưu đãi, nhiều hộ đồng bào dân tộc ở huyện Điện Biên (Điện Biên) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật.
Từ ngày 22 - 26/11, tỉnh Điện Biên tham gia 4 gian hàng tại Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2023 diễn ra ở Hà Nội.
Ngày 18/11, Sở Công thương tổ chức Lễ khai trương Điểm trưng bày giới thiệu, bán sản phẩm Ocop, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB), nông sản, đặc sản vùng miền và trao giải sản phẩm CNNTTB tỉnh năm 2023. Tới dự có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Quảng Nam là vùng đất có bề dày văn hóa, giao thoa giữa miền Bắc và Nam, đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Phát huy lợi thế này, trong những năm qua, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng thương hiệu để giới thiệu sản phẩm đặc sản địa phương đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Chị Huỳnh Thị Thu Thủy (SN 1982) là một trong những người tiên phong trong hướng đi xuất khẩu với sản phẩm hải sản chế biến từ nguyên liệu vùng miền.
Thực hiện chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã có 7 sản phẩm đặc trưng của địa phương được công nhận sản phẩm OCOP. Hiện nay, huyện Vân Hồ triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đánh giá lại các sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, nâng tầm sản phẩm đặc sản địa phương.
Từ chỗ chỉ nuôi ong lấy mật bán cho thương lái, ông Lê Lộc Quân (ngụ ấp 94, xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất) đã thành lập cơ sở thu mua, chế biến mật ong xuất khẩu. Nhờ có sự hỗ trợ đầu vào và bao tiêu sản phẩm của ông Quân, hơn 30 trại ong đã có nguồn thu ổn định.
Xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn có khí hậu trong lành, hệ sinh thái, thảm thực vật khá đa dạng với các tán rừng tự nhiên, vùng trồng cây dược liệu, cây ăn quả rộng lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật, giúp mang lại lợi nhuận lớn, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, thu hút được nhiều hộ tham gia.
Hiện nay toàn tỉnh có 56 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao và 52 sản phẩm đạt 3 sao. Nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm OCOP, thời gian qua các ngành chức năng, địa phương đã tích cực phối hợp, triển khai giải pháp hỗ trợ các chủ thể từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu.
Chính xác thì chúng là ong mật, nhưng người quê tôi quen gọi thế. Thực tình cũng không sai mấy, bởi bộ dạng chúng giống y… con ruồi. Hơn nữa, cung cách chúng xúm xít quanh bánh tổ lại càng giống. Đó là một trong số các loài sâu bọ hiếm hoi được con người chấp nhận nuôi nấng, thuần dưỡng (cho dù lâu lâu vẫn bị chúng nổi giận đốt cho… sưng mắt!).
Ngoài việc tích cực học hỏi kỹ thuật chăm sóc, khai thác mật, hiện nay, các thành viên của HTX Mật ong vùng đồi, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp còn chú trọng tới việc đầu tư công nghệ, máy móc vào khâu đóng gói, bảo quản, để 'nâng chất' sản phẩm.
Lô hàng 10 tấn cá nục rim Bà Ba Hội xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ là sự kiện mở ra cơ hội cho các sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam đến với các thị trường quốc tế.
Trải qua 3 năm sau khi được công nhận, mới đây, những sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh đã được đánh giá, xếp hạng lại. Đây được xem là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể nhằm duy trì, khẳng định thương hiệu và góp phần xây dựng hệ sinh thái sản phẩm OCOP chất lượng, có trách nhiệm, hiệu quả, bền vững.
Bánh tổ không phải do người xứ Quảng sáng tạo nên. Thứ bánh này đã có một cuộc hành trình rất dài, để rồi thấm đẫm sự ngọt ngào vị Quảng như ngày hôm nay.
Khẩu vị của người xứ Quảng cũng thật lạ lùng, họ vừa mê ăn cái thứ mắm mặn mà, lại cũng khoái ăn ngọt. Vị ngọt của đường bát ai đã nếm thử một lần chắc sẽ vấn vương.
Từ lâu, người dân Quảng Nam khi sử dụng các món ăn truyền thống như bánh in, bánh tổ thì thường sử dụng đến đường bát - một sản phẩm làm lên những món ăn truyền thống của bà con xứ quảng. Phóng viên Đại Đoàn Kết Online đã ghi lại hình ảnh, quá trình sản xuất đường bát độc đáo này.
Sản phẩm cá nục rim của Hợp tác xã (HTX) chế biến nông sản thực phẩm Bà Ba Hội (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa được Công ty CP quốc tế LNS ký kết hợp tác phân phối độc quyền tại thị trường Hoa Kỳ, tháng 7 này sẽ xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
Hợp tác xã Bà Ba Hội cam kết sẽ là đối tác tin cậy và cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho Công ty CP quốc tế LNS. Qua đó, đem những nét tinh hoa văn hóa ẩm thực xứ Quảng đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế...
Từ ngày 16 - 18/6, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại.
Từng là du học sinh Úc nhưng Nguyễn Phi Long đã quyết bỏ qua lời mời 'ngàn đô' để về quê mở trang trại nuôi ong lấy mật ngay dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh.