Giờ là thời điểm thích hợp với Thung Nai (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), điểm đến ngay gần Hà Nội với nhiều trải nghiệm đi thuyền khám phá và tận hưởng cuộc sống thôn dã…
Cách đây mấy năm, tỉnh Hòa Bình vẫn còn là cái tên khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch miền Bắc. Đến năm 2024, tỉnh đã đón khoảng 4,3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 4.738 tỷ đồng, chiếm trên 31% GRDP. Không chỉ là con số, đó là dấu mốc cho thấy du lịch - dịch vụ đã trở thành một cỗ máy tăng trưởng mới của địa phương.
Trong tiết trời xuân có nắng vàng rực rỡ, khắp các bản làng, khu phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rộn ràng đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các gia đình sum vầy, tận hưởng những ngày đầu năm mới trong niềm vui, sự ấm áp và tinh thần phấn khởi.
Một mùa Xuân mới lại về trên các bản làng của vùng đất Mường Thàng - Cao Phong. Hòa giữa sắc hoa đào, hoa mận có niềm vui, sự phấn khởi của nhân dân các dân tộc trong huyện trước sự vươn mình phát triển mạnh mẽ, toàn diện của địa phương, nhất là về lĩnh vực du lịch.
Mùa Xuân tràn đầy sức sống hân hoan khởi đầu năm mới Ất Tỵ 2025. Đây là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với các xã hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị trên hành trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025. Trên hành trình có cả hoa hồng lẫn sỏi đá, bàn tay và khối óc con người đã tạo nên sức mạnh đưa quê nghèo vươn lên, phát triển thành những vùng nông thôn tươi đẹp.
Khi những cánh hoa đào, hoa mận khoe sắc rực rỡ trên triền đồi cũng là lúc đồng bào Mường nơi vùng quê cách mạng Thạch Yên - Cao Phong chuẩn bị vui Xuân, đón Tết. Đã thành lệ, dù đi xa về gần, đúng ngày 28/12 âm lịch, người dân tập trung đông đủ cùng người thân chuẩn bị làm lễ
Nhà văn hóa huyện Cao Phong trong Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Cao Phong năm 2024 từng góc không gian như bừng sáng bởi âm thanh của tiếng chiêng Mường, sáo ôi, tiếng hát thường đang da diết lòng người… Tất cả hòa quyện, vẽ nên bức tranh sống động, đầy sắc màu của văn hóa dân tộc Mường Thàng.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế.
Chiều 16/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị
Giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình. Tăng cường liên kết để thúc đẩy du lịch Hòa Bình - Hà Nội cùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững là mục tiêu đặt ra đối với cả 2 địa phương. Bài 1 - Hòa Bình - điểm đến hấp dẫn du khách Thủ đô
Ngày 24/8, đoàn đại biểu thanh niên Nhân dân cách mạng Lào tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do đồng chí Vông Phết Bun Mạ Ny, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh Đoàn Hủa Phăn làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình.
Vài năm trở lại đây, đồi hoa xóm Mừng ở xã Hợp Phong (Cao Phong) là điểm check-in thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Nơi đây không chỉ có khí hậu mát mẻ, trong lành gần như quanh năm mà còn sở hữu khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với những thửa ruộng bậc thang và đồi hoa rực rỡ.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đậm đà bản sắc và truyền thống lịch sử hào hùng, Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh những điểm đến đã nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, nhiều điểm đến mới trên khu du lịch (KDL) Mai Châu, KDL hồ Hòa Bình và một số địa phương đang thu hút du khách trong nước, quốc tế đến khám phá, trải nghiệm trong suốt 4 mùa, rộn ràng nhất là dịp Tết.
Nguyễn Huy Nhuận TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình (HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, địa hình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là thung lũng hẹp.
Sau thành công với hàng loạt sản phẩm kết hợp giữa nhạc điện tử và Xẩm, mới đây ca sĩ trẻ Hà Myo tiếp tục 'trình làng' MV 'Đập nàng Khọt' với câu chuyện đầy bí ẩn về nàng Khọt của đồng bào dân tộc Mường.
Gói bánh ống và bánh chưng trong những ngày lễ, tết đã và đang là nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ con cháu của người Mường ở Hòa Bình.
Giang Mỗ có 140 hộ dân đồng bào dân tộc Mường, sinh sống trong những ngôi nhà sàn gỗ vẫn còn giữ vẻ nguyên sơ phủ màu thời gian, những vườn cây ăn trái trĩu quả.
Chúng tôi trở lại thăm bản Mường Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ), xã Bình Thanh (Cao Phong) vào những ngày đầu tháng 10, khi mùa lúa chín. Cánh đồng ruộng bậc thang xếp lớp đang chuyển từ màu xanh sang màu lúa vàng ươm, bông chắc hạt sà xuống sát đất, thơm ngát hương đồng. Bản Mường yên ả trong nắng thu bình yên như không thể bình yên hơn. Một khung cảnh thiên nhiên an lành, là cây là trái, là nếp nhà sàn, là núi đồi mênh mang hùng vĩ xanh thẳm, là tiếng chim hót trong lành, suối chảy róc rách ngày đêm không ngơi nghỉ. Cuộc sông dân bản đầm ấm lặng lẽ trong tình người chân thật. Sau thời gian cẳng thẳng giãn cách vì dịch Covid-19 đã có những đoàn khách ghé thăm, khám phá phong cảnh thiên nhiên, bản sắc văn hóa, tìm hiểu nét sinh hoạt, cuộc sống của người dân bản Mường Giang Mỗ.
Cảnh sắc hấp dẫn của ruộng bậc thang, những ngôi nhà sàn truyền thống ở bản Giang Mỗ, nụ cười của các bé gái địa phương... là những khung hình khó quên về tỉnh Hòa Bình năm 1992 được phóng viên Đức Wolfgang Kaehler ghi lại.
Thời gian qua, tại tỉnh, du lịch nông thôn (DLNT) phát triển nhanh với nhiều mô hình, tour du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách như: Trải nghiệm vườn cam, đồi chè; khám phá khu bảo tồn thiên nhiên; du lịch làng nghề, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ)... Phát triển DLNT góp phần nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang là xu hướng được nhiều địa phương trong tỉnh chú trọng đầu tư, khai thác. Loại hình này mang lại nhiều lợi ích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, tạo thêm việc làm và cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc bản địa. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.
Còn gì thú vị hơn trên hành trình khám phá, trải nghiệm du lịch hồ Hòa Bình, du khách được đón tiếp hết sức thịnh tình, được gia chủ chuẩn bị bữa cơm tối ấm cúng và thưởng thức chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc mang đậm nét văn hóa các dân tộc trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
Quốc lộ số 6 sau khi đi qua dốc Cun sẻ đôi huyện Cao Phong rồi lên thẳng Mai Châu (Hòa Bình). Nẻo đường Tây Tiến xưa dẫn tới bản Giang Mỗ sương bay mù mịt. Hình ảnh binh đoàn chiến sĩ Thủ đô năm xưa hiện ra trước mặt.
Nói đến huyện Cao Phong, du khách gần xa đã biết đây là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng - Cao Phong từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn.
Tại tỉnh ta, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế. Bắt nhịp với xu hướng đó, cùng với việc phát triển du lịch tâm linh, huyện Cao Phong quan tâm, đầu tư phát triển DLCĐ. Với những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, DLCĐ hứa hẹn sẽ tạo nên dấu ấn độc đáo cho Cao Phong trong tương lai.
Công việc căng thẳng, không khí ô nhiễm, ngột ngạt… nhiều người muốn tìm nơi thư giãn hít thở không khí trong lành sau mỗi tuần làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế, thời gian để được đi du lịch. Do vậy, xu hướng du lịch tại chỗ hay du lịch gần chỗ ở là lựa chọn tối ưu nhất.
Vừa mải mê ngắm những quả cam chín mọng trong vườn, anh Nguyễn Thanh Đoàn ở Long Biên (Hà Nội) chia sẻ: Năm nào cũng vậy, vào mùa cam chín, tôi đưa vợ con lên đây chơi 2 ngày cuối tuần. Ngày đầu lên bến Thung Nai đi thuyền trên lòng hồ đến các điểm như: đền Thác Bờ, công viên nước, hang Miếng…, chiều tối về bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh nghỉ. Cả gia đình tôi đều thích ngủ đêm trải nghiệm ở bản. Buổi tối được thưởng thức những món ăn của người Mường, xem biểu diễn văn nghệ. Sáng hôm sau, cả gia đình đi thăm quan Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, chiều thăm quan quần thể hang động núi Đầu Rồng ở thị trấn Cao Phong, thăm vườn cam, thưởng thức cam và mua cam về làm quà cho người thân.