Về một góc nhớ

Năm năm mươi giữa hai đầu thế kỷ, với biết bao biến thiên dời đổi của đất trời, của thời cuộc, của lòng người. Sự đổi thay nào cũng đớn đau, bầm dập, đong đầy máu và nước mắt, và cũng có cả những nụ cười lấp lánh hào quang, đoàn viên, hạnh phúc. Sự giằng xé co kéo níu giữ giữa cũ - mới, được - thua, còn - mất, mang tính lịch sử cách mạng sâu sắc, xác lập nên những giá trị mới mẻ, đồng thời cũng làm xáo trộn không nhỏ những giá trị tinh thần vốn đã được minh định, sàng lọc qua cỗ máy thời gian, chiêm nghiệm qua lớp lớp trầm tích của dòng chảy nhân sinh, sự đổi thay mất còn hẳn là điều tất yếu.

Người về nhớ phố thị không?

Người ta mặc định, phố là xa hoa, phố là lộng lẫy. Lúc nào, phố cũng rạo rực, phố cũng mê say, có lẽ phố chẳng bao giờ biết buồn là gì. Ừ thì, phố buồn sao được, phố lúc nào cũng tất bật, người đông như mắc cửi cơ mà. Mỗi sớm tinh mơ, mỗi khi chiều về, phố giòn tan tiếng nói cười nhộn nhịp. Hoàng hôn buông xuống, phố lên đèn, kiêu sa, trẩy hội.

Xuân Giáp Thìn nhớ thi tướng Huỳnh Văn Nghệ

Ngày 2-2-2024 (có tài liệu viết ngày sinh là 12-2 hoặc 2-1-1914), Huỳnh Văn Nghệ tròn 110 năm sinh thành. Bên chén trà xuân, đọc lại cuốn sách Thơ văn Huỳnh Văn nghệ do NXB Đồng Nai ấn hành 26 năm trước, bổi hổi bồi hồi nhớ về một vị tướng được vinh danh đặc biệt trong lòng dân.

Thơm hương bếp củi

Bếp củi cay xè mắt tại sao lại khiến không ít người da diết nhớ thương?!

Đối diện với thời gian

Sáng nay, nghe lành lạnh làn không khí lửng lơ sáng sớm. Bước lên căn gác nhỏ, thoang thoảng hương thơm khóm hoa hồng cổ. 'Tháng Hai rồi, năm nay nhuận đấy…', nghe lao xao ngoài chợ bà con nhắc nhau. Ừ nhỉ, vừa mới Tết đó mà đã tháng Hai rồi. Bóc tờ lịch cũ và nhìn tờ lịch mới. Có chút gì bâng khuâng len lén dâng lên. Chợt thấy mùa xuân vẫn tràn trề khắp nơi nơi. Làn mưa bụi bay xiên chéo trong không gian vừa hừng lên chút nắng. Gió reo òa trên tán lá để ta hiểu ra nỗi niềm trong lòng: Đó là nỗi ám ảnh thời gian…

Ngày Xuân nhớ những chuyến tàu

Bởi sống xa quê nên tôi thường có duyên với những chuyến tàu.

Khoảng lặng sáng mồng một Tết

Một khoảng lặng bàng bạc quanh ta, vô hình vô sắc, vậy mà từ bao đời nay đã nghiễm nhiên trở thành 'nhân vật chính' của sáng mồng một Tết.

Mùa đông chở đầy nỗi nhớ

Mùa này, thành phố se se lạnh, mờ mờ sương khói. Sáng cuối tuần ngồi trong quán cà phê bên khúc Sông Phố nghe lời hát khe khẽ, ngọt ngào vang lên, lòng tôi da diết nỗi nhớ mùa đông: 'Làm sao về lại mùa Đông, dòng sông đôi bờ xa vắng. Làm sao về lại mùa Đông, để nghe chuông chiều xa vắng. Thôi đành ru lòng mình vậy. Vờ như mùa Đông đã về...'.

Những con đường quê của thời gian khó

Ở quê luôn có nhiều con đường nhỏ dẫn vào khu nông trang, nhà trong bưng biền, hoặc mở ra cánh đồng rộng khắp. Đường dù bé, lầy lội sau mỗi trận mưa dầm, nhưng lại khiến trẻ con cảm giác thích thú, ấn tượng mỗi khi đi ngang qua. Bởi khung cảnh đó thật yên bình, mát mẻ, xanh mướt cả một vùng.

Chữ 'ngồi' trong thơ Việt

Mỗi con người, trong một ngày cũng như trong suốt cuộc đời, luôn phải xác lập các tư thế khác nhau của mình trong sự trôi chảy xung quanh của đời sống, của vạn vật. Các tư thế ấy có thể biểu hiện sự vận động (đi, chạy), có thể biểu hiện sự nghỉ ngơi (nằm, ngồi), lại có những tư thế mang tính trung gian giữa vận động và nghỉ ngơi (đứng).

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

Mấy câu thơ trong 'Ngập ngừng' của Hồ Dzếnh lại nói hay, chính xác, hàm súc hơn nhiều trang lý luận nói về trạng huống cảm xúc chờ đợi là thứ men chưng cất rượu thơ tình yêu làm say lòng nhiều người: 'Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!/ Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân/ Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần.../ Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?'. Em hẹn rồi em đến đúng giờ thì không có chuyện. Em hẹn rồi em không đến thì mới có trạng huống này: 'Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than' (Ca dao). Thế mới có thơ. Thì ra 'đợi' là một cội nguồn của thơ!

Quê nhà ơi...

Trời tháng chạp lạnh đến quay quắt. Chiếc áo len to bản không đủ sưởi ấm những người con ly hương nơi đất khách. Lạnh vì thời tiết và lạnh vì thiếu hơi ấm của gia đình. Ai cũng có chung tâm trạng háo hức, rạo rực, nôn nao trông mau đến Tết để về bên cha mẹ, ông bà quây quần dùng bữa cơm ấm cúng. Và nỗi nhớ, nỗi khao khát ấy lại dài thêm khi người ta trông chờ từng giây, từng phút, từng ngày...

Yêu dấu mùa thu

Trong bốn mùa xuân hạ thu đông, cớ gì nhân gian lại hân hoan đón chờ và mở rộng lòng yêu thương mùa thu đến thế? Mùa thu không đỏng đảnh như cô gái dậy thì, không nồng nhiệt, sôi nổi như mùa hạ nắng vàng rực rỡ.

Tháng tám nương mùa tạc giấc mơ đôi

Khi những mùa lá bắt đầu rủ nhau rơi xuống, đầy dần vào trong lòng tháng tám, gót chân mùa thu đâu đó ngập ngừng sắp sang. Ngập ngừng cả những yêu thương cũng dần chín...

Alo! Cho một ly đen đá ít đường

Phong cách cà phê của dân văn phòng đặc trưng đến mức được gắn hẳn cái mác riêng không lẫn vào đâu: 'cà phê văn phòng'.

Xúc động 'một nửa' SNSD bất ngờ tái ngộ sau thời gian dài, em út đã ngoài 30 nhưng nhan sắc vẫn cứ đỉnh như ngày đầu

Lâu lắm rồi các fan mới lại được thấy SNSD đông đủ như hôm nay, bỗng nhiên bổi hổi bồi hồi mong chờ một ngày SNSD đủ 8 thành viên tái xuất và oanh tạc Kpop.

Dưới ánh trăng thu

Đẹp nhất trong tôi là ánh trăng vàng mùa thu lơ lửng treo trên nền trời trong những đêm u huyền ngọt ngào như giấc mộng. Mà không chỉ riêng trăng, đối với tôi, mùa thu cái gì cũng ngọt ngào, cũng tình tứ, cũng khơi gợi những cảm xúc vừa bâng khuâng, vừa bổi hổi bồi hồi trong lòng.