Nhà nào ở vùng quê cũng có chái bếp sau nhà. Nơi thân thuộc nhất mà mỗi đứa con xa quê nhớ tới là nhiều kỉ niệm ứa nước mắt.
Đồng Tháp Mười - quê hương của sen hồng, những cánh rừng tràm bạt ngàn, mùa nước nổi và câu chuyện về những người dân bình dị đi khẩn hoang trên vùng đất chua phèn này.
Đến với hội bánh, khách không chỉ thưởng thức bánh mà còn được xem các nghệ nhân trình diễn cách làm bánh để hiểu nỗi vất vả, tâm huyết của những người lưu giữ hồn bánh quê.
Chân dung Cần Giờ thế kỷ XXI như thế nào vẫn đang là đề tài lớn để các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, phác họa. Rất mong Cần Giờ sẽ không trở thành 'bản sao' của một Vũng Tàu đông đúc.
Để gìn giữ 'báu vật', TP Cần Thơ đã phê duyệt đề án 'Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng' với tổng mức đầu tư hơn 63 tỉ đồng.
Để gìn giữ báu vật, TP Cần Thơ đã phê duyệt đề án Bảo tồn và Phát triển chở nổi Cái Răng với tổng mức đầu tư hơn 63 tỉ đồng
Một góc 'Đà Lạt thu nhỏ' đang được hình thành tại Làng du lịch sinh thái Ông Đề. Công trình mới này không lấn át nét duyên thầm của làng quê Nam Bộ, ngược lại nó làm tôn lên sự đa dạng bức tranh tổng thể của Làng du lịch sinh thái Ông Đề.
Có một ngôi chùa mà người dân quê tôi hay gọi là chùa Nổi - Ngôi chùa nằm giữa vùng biên giới nơi tiếp giáp với Campuchia. Chùa còn có tên gọi khác là Cổ Sơn tự, tọa lạc tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa không lớn, kiến trúc đơn giản, nhưng vào ngày rằm, lễ, Tết luôn có đông khách thập phương từ phương xa về viếng chùa, cầu may, cầu duyên, cầu gia đạo bình an. Nơi đây còn là di tích lịch sử và mang đậm nét văn hóa cổ xưa.
Là người con được sinh ra và lớn lên ở Tri Tôn, ông Chau Mô Ni Sóc Kha (Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Tri Tôn) hiểu rõ và yêu con người và vùng đất Bảy Núi như hơi thở của mình. Chính với tình yêu đó, ông dành tâm huyết cả đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, ngôn ngữ, nghiên cứu về lịch sử địa phương... Bằng cách làm của riêng mình, ông mong muốn truyền ngọn lửa đam mê của bản thân đến với nhiều người, nhất là những người trẻ - thế hệ tương lai của đất nước, có thể tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
Khi gió bấc đã vào độ cuối mùa, thì thời tiết miền Nam nói chung và miền Tây nói riêng đang vào giai đoạn dễ chịu nhất trong năm - thời điểm như nhìn thấy Tết sắp đến: Không quá lạnh cũng không quá nóng.
Nhân dịp Tết Tân Sửu 2021 sắp đến, Làng du lịch sinh thái Ông Đề đã đầu tư xây dựng khu mô phỏng không gian Tết Nam bộ xưa để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm của du khách.
Mùa Tết là mùa đón người xa xứ. Chưa có lúc nào người ta muốn được bên nhau như những ngày cuối năm.
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ khoảng 5 km, thuộc địa bàn khu vực phường Lê Bình nhưng chợ quận Cái Răng vẫn còn lưu giữ được nhiều nét hồn hậu, chân quê của đất và người miệt vườn.
Bên cạnh những kiến thức văn hóa tiếp thu từ sách vở, việc giúp các em học sinh tự học, tự tìm hiểu thực tế bằng sự trải nghiệm là phương pháp tích cực được Đoàn Thanh niên, trường học đang phát huy. Tự khám phá và cảm nhận, các em học sinh sẽ hiểu biết thêm về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội… gắn kiến thức đã học với thực tiễn, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước nói chung và địa phương, cộng đồng nơi các em sinh sống nói riêng.
'Nhiều người vào đây thực tập, làm sau đó là nghỉ. Đi vỏ lãi gió giông, lội rừng sình lún tới đùi, lương bổng không cao... nên phải thật lì lợm mới sống được ở rừng Cần Giờ', anh Tuấn nói.
Những năm gần đây, công tác chăm lo cho giáo dụcở các địa phương rất được quan tâm, đặc biệt là đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Ngoài việc trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang thì công tác gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa Khmer được duy trì và phát huy, nhất là với đối tượng học sinh vùng dân tộc.
'Cần Thơ gạo trắng, nước trong/ Ai đi đến đó, lòng không muốn về…'. Câu ca xưa đưa chúng tôi đến với Cần Thơ - thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tây Đô nổi tiếng với rộng dài mênh mông sông nước, với những điệu hò mượt mà của những thôn nữ miệt châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.