Do tàu điện Cát Linh-Hà Đông chưa có sự đồng bộ cao, nhiều người phải kết hợp đi xe máy, mua xe có thể gấp gọn hay phải bắt xe ôm... thường chỉ tối ưu được một trong hai yếu tố thời gian hoặc chi phí.
Những năm qua, diện mạo giao thông Hà Nội ngày càng thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại, đa dạng, đồng bộ, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội của cả nước.
Sáng 23/5, trong lúc vận hành, đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông dừng lại giữa đường dù chưa đến điểm dừng, khiến nhiều hành khách bất ngờ.
Tàu đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông phải dừng đột ngột vài phút khi đang di chuyển vì đường ray trơn, chế độ lái 'tự động' của tàu đã chuyển sang 'thủ công'.
Những năm qua, giao thông Hà Nội đang có bước chuyển biến tích cực, ngày càng nhiều tuyến đường, nút giao thông hiện đại, đa năng có giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.
Cùng lúc đưa vào khai thác tàu điện trên cao và xe buýt điện phục vụ vận tải hành khách công cộng, Hà Nội đang từng bước hướng đến xây dựng giao thông xanh. Tuy nhiên, thành phố cần có lộ trình cụ thể và tập trung đầu tư hơn nữa để mục tiêu này sớm trở thành hiện thực.
Ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, khách đổ về ga Cát Linh rất đông, có thời điểm tất cả các toa tàu đều chật kín.
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các loại hình vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội vẫn hoạt động. Trong đó, tàu Cát Linh-Hà Đông với 'cái Tết đầu tiên' đang trở thành điểm nhấn mới, thu hút du khách trải nghiệm.
Cùng với chế tài xử phạt còn nhiều hạn chế luật sư Võ Đan Mạch cho rằng, nguyên nhân chính là xuất phát từ ý thức của mỗi doanh nghiệp, nhiều trường hợp họ sẵn sàng chấp nhận bị xử phạt khi sử dụng các 'chiêu trò' quảng cáo phản cảm như vụ cởi trần trên tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Sáng 9/12, Phòng Cánh sát giao thông phối hợp Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) triển khai lắp đặt máy quét mã QR trên thẻ căn cước công dân trên tuyến tàu đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Tối 7/12, máy đếm trục tín hiệu tại ga Cát Linh (tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông) đã xảy ra sự cố, khiến chuyến tàu phải dừng vận hành để khắc phục. Nhiều hành khách đã mua vé nhưng không thể lên tàu...
Kỳ họp thứ ba Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 dự kiến diễn ra từ ngày 7 đến 10/12.
Ngày 24/11, thông tin từ Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội cho biết, trong 3 ngày đầu thực hiện bán vé, mỗi ngày tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông đã thực hiện 203 lượt chạy tàu.
Hôm nay (21/11) là ngày đầu tiên tàu điện Cát Linh - Hà Đông bán vé, khai thác thương mại sau 15 ngày chở khách miễn phí phục vụ tham quan, trải nghiệm. Lượng hành khách đi tàu giảm hẳn so với những ngày cuối tuần trước đó.
Hết hai tuần thử nghiệm miễn phí, tàu Cát Linh- Hà Đông bát đầu khai thác thương mại, thu phí di chuyển từ ngày hôm nay 22/11.
Theo thống kê của đơn vị vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, trong vòng 1 tuần chạy miễn phí đầu tiên, đơn vị đã thực hiện 930 chuyến tàu, chở hơn 165.000 lượt hành khách, vượt chỉ tiêu kế hoạch mà đơn vị khai thác đề ra.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị bốn quận trên dọc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) rà soát các vị trí có thể lập bãi trông giữ xe máy, xe đạp cho người dân đi tàu.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị quận Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông và Hanoi Metro cùng phối hợp rà soát, đề xuất các vị trí để xe đạp, xe máy tạm thời tại các ga Cát Linh-Hà Đông.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 do số lượng người đến, về thành phố gia tăng; tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm vaccine...
Hình ảnh chen chúc trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng lây nhiễm khi di chuyển trên các phương tiện công cộng.
Để thuận tiện hơn cho người dân đi tàu Cát Linh-Hà Đông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ khảo sát các điểm gửi xe lân cận các nhà ga trong bán kính 300-400m.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Metro Hà Nội khẳng định, không có chuyện đóng cửa ga Cát Linh-Hà Đông nếu khách đi tàu quá đông như tin đồn.
Theo thống kê, trong 2 ngày đầu (6-7/11) tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông vận hành đã có xấp xỉ 80.000 lượt người dân đi trải nghiệm, dẫn đến cảnh chen chúc ở tuyến đường sắt này.
Xác nhận với báo Tin tức, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Metro Hà Nội khẳng định: Không có chuyện đóng cửa ga Cát Linh-Hà Đông nếu khách đi tàu quá đông.
Trong 24 giờ tính từ 16h ngày 6/11 đến 16h ngày 7/11, ghi nhận 7.646 ca nhiễm mới Covid-19 (tăng 151 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố; có 3.332 ca trong cộng đồng. Nhiều địa phương phía Bắc phát hiện ổ dịch mới, phức tạp như Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ...
Lãnh đạo CDC Hà Nội khẳng định thông tin tìm kiếm người đi tàu Cát Linh-Hà Đông ngày 6 và 7-11 là không chính xác.
Theo CDC Hà Nội, tại thời điểm 19 giờ 25 phút ngày 7/11, Trung tâm chưa hề phát đi thông báo tìm người đi trên tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông như thông tin lan truyền trên mạng.
Tối 7/11, tuy đã muộn nhưng dòng người đổ về ga Cát Linh đi tàu trên cao vẫn rất đông, tuy nhiên tình trạng đông đúc tại đây tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
Hôm nay, ngày 20/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc và tiến hành một phần Kỳ họp theo hình thức trực tuyến. Một trong những nội dung đầu tiên Quốc hội lắng nghe là báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri và Nhân dân. Cùng với rất nhiều kiến nghị của cử tri cả nước, theo tổng hợp của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, hơn 40 nhóm vấn đề được cử tri Hà Nội gửi tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư.
Theo tin từ Bộ Xây dựng, Bộ này vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về dự thảo báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện các dự án đường sắt đô thị. Đáng chú ý, theo nội dung báo cáo này, Tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông từ chối thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Chiều muộn 29/4, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức phát đi thông cáo về việc hoàn thiện nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông.
Theo tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), quá trình bàn giao dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông sẽ được thực hiện xong trong các tuần tới và dự án này sẽ được vận hành thương mại vào cuối tháng 4 này.
Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro), đơn vị sẽ vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, giá vé tàu chạy tuyến này có mức 200 ngàn đồng/tháng. Giá vé lẻ thấp nhất có mức 8000 đồng/lượt.
Theo tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro)- đơn vị sẽ nhận bàn giao và vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dự án này sắp đi vào hoạt động nhưng đến nay vẫn thiếu hơn 100 người để vận hành, khai thác dự án.
Theo nguồn tin của Nhà báo và Công luận, lại thêm một công ty Trung Quốc vừa trúng thầu ở một gói thầu mới của Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Tính đến nay, toàn hệ thống đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã chính thức vận hành thử được 3 ngày. 'Hiện tại, các lái tàu cũng như các bộ phận khác đều đã dần quen công việc. Song để nghiệm thu và chính thức đánh giá về mức độ an toàn thì phải sau ngày 31/12', lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho hay.
Ngày 24-11, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng TP Hà Nội Nguyễn Trọng Thông cho biết, Hiệp hội vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội và Sở Giao thông vận tải Hà Nội ưu tiên triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhằm cải thiện điều kiện vận hành, nâng cao năng lực vận chuyển, góp phần thu hút hành khách sử dụng dịch vụ, giúp giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông.
Đây là phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương về tình hình về thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, sáng 29/10, tại Trụ sở Chính phủ.
Chiều 28/10, tại cuộc họp về dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận cam kết của Bộ GTVT sớm đưa dự án này vào khai thác.