Sóc Trăng tiếng Khmer gọi Srok Kh'leang, có nghĩa là 'Xứ kho bạc'. Ðiều này cho thấy từ xưa vùng đất này vốn đã được tiền nhân nhận diện có tiềm năng lớn như thế nào.
Sóc Trăng có vị trí địa lý thuận lợi là ở gần các trung tâm du lịch vùng Nam Bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Côn Đảo và sở hữu nhiều tiềm năng về du lịch. Bên cạnh kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên dồi dào để thúc đẩy mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái - một trong những hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh.
Đó là chủ đề tại cuộc hội thảo diễn ra vào chiều ngày 23-12, tại khách sạn Quê Tôi (TP. Sóc Trăng), do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, với sự góp mặt của lãnh đạo các sở, ngành, chuyên gia về du lịch cộng đồng (DLCĐ), các huyện, thị xã, doanh nghiệp lữ hành và các hộ kinh doanh du lịch.
Thời gian qua, huyện Mỹ Tú đã thực hiện tốt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Sóc Trăng, khai thác tiềm năng, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển các làng nghề kết nối với các điểm du lịch sông nước hấp dẫn của tỉnh như chợ nổi Ngã Năm, cồn Mỹ Phước…
Ngày xưa, ở chợ nổi, ghe tàu tấp nập đợi con nước lớn nước ròng mới đi. Bây giờ, chợ họp nhanh mà tan cũng nhanh. Lối sống công nghiệp, du lịch phát triển đã tác động tích cực đến đời sống người dân nói chung. Nhưng, ở khía cạnh khác, nó đã tác động lên tương lai chợ nổi và những con người mưu sinh trên sông nước. Nét đẹp văn hóa cũng dần bị bào mòn, chỉ còn lại những phận đời lam lũ mưu sinh…
Xe về Trà Ôn cô hai ơi!- Chợ nổi Lục Sĩ Thành ở Trà Ôn còn hông chú?- Mở lộ, người ta lên bờ hết rồi cô ơi. Chợ nổi bây giờ hết nổi rồi!Dứt lời, bác tài tuyến Bến xe miền Tây (TPHCM) - Bến xe Trà Ôn (Vĩnh Long) khoát tay chào, rồi lên xe đề máy đưa khách về Trà Ôn. Câu nói 'Chợ nổi bây giờ hết nổi rồi!' khiến chúng tôi cứ băn khoăn mãi. Miền Tây mênh mông sông nước, không còn chợ nổi thì dân thương hồ đi về đâu?
Chợ nổi - thương hồ, thương hồ - chợ nổi đã là 2 vế gần như không thể tách rời. Thế nhưng, khi làn sóng công nghiệp hóa trờ tới, khi những nhà lồng chợ khang trang được xây lên trên mặt đất, chợ nổi trở nên tròng trành.
Miền Tây thu hút tín đồ xê dịch nhờ ẩm thực đa dạng, cảnh sắc bình dị và con người thân thiện. Làng nghề trồng trầu, rừng tràm hay con đê ốc viết... là nơi bạn nên khám phá.
Vừa rồi, nhân chuyến công tác, tôi có ghé chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang) và chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng).
Chiều 15/10, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp với Ban Chỉ đạo phát triển du lịch thành phố tổ chức hội thảo với chủ đề 'Làm gì để bảo tồn chợ nổi Cái Răng'.
Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, Sóc Trăng nổi lên với sức hút đặc biệt từ nét đẹp văn hóa, thiên nhiên, con người bên cạnh những tiềm năng phát triển đến ngỡ ngàng.
Trong 2 ngày, 21 và 22-7, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn (Sài Gòn Tourist) thực hiện khảo sát các điểm đến du lịch tại Sóc Trăng.
Là địa bàn nông thôn, thuộc vùng phèn, trũng của tỉnh, lại có vị trí cách xa trung tâm tỉnh lỵ nhất so với các địa phương khác, nhưng với sự quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng lòng của người dân, chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2019 ở TX. Ngã Năm đã gặt hái được nhiều thành công. Thị xã đã đổi thay rõ nét cả về hạ tầng lẫn đời sống vật chất, tinh thần của người dân...
Ngày 4-5, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi khảo sát một số điểm du lịch cộng đồng tại huyện Cù Lao Dung và Mỹ Tú. Cùng đi còn có đồng chí Ngô Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Chợ nổi trên sông là nét văn hóa tồn tại hàng trăm năm cùng với lịch sử khẩn hoang miền Nam. Ngày nay, giao thông đường bộ phát triển thay thế dần hệ thống kênh xáng, rạch vàm chằng chịt của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng văn hóa chợ nổi dường như không mất đi mà còn trở nên đặc sắc và cần thiết trong đời sống hằng ngày của người dân địa phương. Chợ không chỉ là nơi mua bán, mà còn là hiện thân của đời sống văn hóa tinh thần, nơi 'cắm sào' cho tâm hồn những con người miền sông nước.
'Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây, tôi khuyên bạn về với quê tôi - chợ nổi Ngã Năm', đây là lời chàng trai 9X Nguyễn Hoàn Hảo bộc bạch.
Câu hỏi này đã được giải đáp sau khi Hành trình Từ Trái Tim đến với miền Đông và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long khép lại, cũng là khép lại một năm với 4 hành trình lớn lao, tâm huyết.
Ngày 17.9, 'Hành trình từ Trái tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt' do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng đã đến với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, Sau khi đã đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Hành trình tiếp tục đến với tỉnh Sóc Trăng để trao tặng hàng ngàn cuốn sách quý cho học sinh, sinh viên nơi đây.
Sáng 17/9, Đoàn 'Hành trình từ trái tim' đã đã có mặt tại chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) để trao tặng hàng trăm quyển sách quý đổi đời cho thương hồ nơi đây.
Với đặc thù sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ĐBSCL có rất nhiều chợ nổi như: Cái Răng (TP Cần Thơ), Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), Phụng Hiệp (tinh Hậu Giang), Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long)...
Tại Kỳ họp lần thứ 14, HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa IX, cử tri trong tỉnh đã có nhiều kiến nghị trên các lĩnh vực đời sống xã hội gửi đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Liên quan đến lĩnh vực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trần Minh Lý đã có văn bản trả lời những kiến nghị của cử tri.
Nếu có dịp ghé thăm miền Tây, du khách không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp mà bình dị, thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam.
Vào đầu thế kỷ 20, Ngã Năm là vùng đất hoang vu, những cánh rừng lá dừa nước bạt ngàn, dân cư thưa thớt, đất đai phần nhiều nhiễm mặn, phèn chua, mọc đầy năn, lác, lau, sậy. Thực dân Pháp xem vùng đất này là vùng thám hiểm, nên trong kế hoạch khai thác thuộc địa Đông Dương từ năm 1900 đến năm 1924, Pháp cho đào nhiều kênh lớn nhằm khai thác vùng đất mới và cũng thuận tiện trong việc cai quản, kiểm tra, kiểm soát dân tình. Đó là kênh Quản Lộ Phụng Hiệp – Cà Mau; Ngan Dừa – Cầu Sập; Giá Rai - Phó Sinh; Long Mỹ - Phú Lộc. Riêng sông Ngã Năm đổ về năm ngã: Ngã Năm - Long Mỹ; Ngã Năm - Vĩnh Quới; Ngã Năm - Phụng Hiệp; Ngã Năm - Phước Long; Ngã Năm - Phú Lộc hình thành năm ngã sông và tên gọi Ngã Năm được bắt đầu từ đó.
Theo Chương trình hành động số 14 của Thị ủy và Kế hoạch số 21 của UBND thị xã thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2020 công nhận 2 điểm du lịch địa phương (chợ nổi Ngã Năm, vườn cò Tân Long)...
Nằm ở vị trí trọng điểm giao thương buôn bán tấp nập của năm vùng, chợ nổi Ngã Năm vẫn nhộn nhịp người mua, kẻ bán cả vào những ngày mưa. Đây cũng là ngôi chợ nổi hiếm hoi còn giữ được nét sinh hoạt truyền thống của đồng bào miền Tây hiện nay.
Nhắc đến đồng bằng Cửu Long, du khách chớ nên bỏ quên những chợ nổi độc đáo của miền Tây.