Khai trương nhà máy bia thủ công C-Brewmaster Tuy Hòa

Chiều 31-10, C-Brewmaster-Công ty bia thủ công đứng đầu của Việt Nam đã tổ chức khai trương nhà máy bia thủ công thứ ba tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).

Đẩy mạnh chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' ở Hướng Hóa

Huyện Hướng Hóa triển khai chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) từ năm 2019, đến nay toàn huyện có 18 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 13 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao; 5 sản phẩm được công nhân đạt 4 sao; 1 sản phẩm cà phê đã hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng trung ương đánh giá phân hạng 5 sao vào cuối năm 2024. Thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể từng bước chuyển đổi từ quy mô sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Mùa trái chín

Sau những cơn dông ngột ngạt hơi nóng của đất và cỏ mục, tiết trời chuyển thu như chỉ sau một đêm về sáng. Nghe trong tiếng vạc kêu khuya kéo theo làn sương mỏng về bên sông. Những khu vườn như vàng lên theo từng gân lá. Bình minh rộng mở. Không gian dìu dịu màu nắng và mùi hương hoa cỏ, trái chín. Mặt nước sông Hương nhuộm sắc trời thiên thanh. Phố quanh quanh, làng tiếp nối cho đến tận đường viền của ngọn núi Phụng mơ hồ một màu tím trong mây nhạt.

Giá nông sản 21/8: Giá chuối mật, hồ tiêu đồng loạt tăng

Giá chuối mật mốc đang ở mức cao, cao su biến động trái chiều, hồ tiêu đồng loạt tăng, giá cà phê duy trì đà tăng đối với hai loại Robusta và Arabica, giá lúa gạo giảm nhẹ.

Nông dân Hướng Hóa phấn khởi vì giá chuối tăng cao

Sau thời gian dài giảm giá, từ đầu tháng 6/2024 đến nay, giá chuối ở huyện Hướng Hóa đã tăng lên và hiện đang duy trì ở mức 8.000 - 8.500 đồng/kg. Với mức giá này nông dân rất phấn khởi vì thu nhập mang lại khá cao.

Phát triển sản phẩm OCOP ở Hướng Hóa

Ở huyện miền núi, biên giới Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, việc thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xem là giải pháp giúp các địa phương phát huy tiềm năng thế mạnh đất đai và nâng tầm hàng nông sản theo chuỗi giá trị.

Hướng Hóa (Quảng Trị): Đề nghị bổ sung chợ chuối lớn nhất vào quy hoạch

UBND huyện Hướng Hóa vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị và Sở Công Thương bổ sung chợ chuối xã Tân Long vào Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Đẩy mạnh chương trình OCOP tại các huyện miền núi

Qua hơn 5 năm triển khai, chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần quan trọng vào thay đổi tư duy sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực phát triển các sản phẩm đặc trưng, độc đáo theo hướng chuyên sâu.

Đa dạng hóa sản phẩm từ chuối mật mốc ở Hướng Hóa

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương cùng với áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Hướng Hóa đã chế biến thành công nhiều sản phẩm từ chuối mật mốc. Qua đó, góp phần quảng bá sản phẩm đặc trưng và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở địa phương.

Chuyển biến mạnh mẽ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Trị

Những năm qua, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tại tỉnh Quảng Trị đã làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống của hàng nghìn hộ dân ở đây. Đặc biệt, bà con từ chỗ thiếu ăn no, mặc ấm, nay không chỉ tỉ lệ hộ nghèo, cận giảm mạnh, mà đời sống văn hóa, tinh thần còn đạt được nhiều văn minh, tiến bộ.

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.

Phát huy vai trò người có uy tín

Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là những tấm gương điển hình ở miền núi. Họ còn là tuyên truyền viên tích cực trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, phát huy vai trò của người có uy tín góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

'Vựa' chuối Hương Vân

8 giờ sáng, bà Sáu và ông Phú, đôi vợ chồng với hơn 20 năm kinh nghiệm buôn chuối đã có mặt tại phường Hương Vân (TX. Hương Trà). Xe chưa hết nóng máy, lục tục những người buôn chuối khác cũng đã xuất hiện. Dưới tán cây xanh mát, họ kiên nhẫn chờ đợi những buồng chuối tươi vừa cắt ở vườn từ đủ khắp các nẻo hẻm được đưa về.

Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương?

Khi không có nải chuối đủ lớn, một số người mua hai nải ghép lại với nhau trên mâm cúng, trong khi nhiều người lại cho rằng điều này là không nên, tại sao?

Tiếp tục gỡ khó cho cây chuối ở Hướng Hóa

Mặc dù huyện Hướng Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để gỡ khó cho cây chuối Hướng Hóa như cấp 9 mã số vùng trồng (MSVT) trên cây chuối (xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc); khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến sản phẩm từ cây chuối... nhưng hiện nay, diện tích trồng chuối mật mốc của huyện đang ngày càng giảm dần; người trồng chuối không đầu tư thâm canh bền vững để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm từ cây chuối nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; chuối Hướng Hóa chủ yếu tiêu thụ nội địa với giá cả bấp bênh...

Hướng Hóa quan tâm xây dựng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP

Là địa phương miền núi có nền nông nghiệp phát triển khá bền vững, có nhiều loại nông sản đặc trưng, trong những năm qua, huyện Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp sát thực nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, hướng tới xây dựng sản phẩm mang thương hiệu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là điểm nhấn để triển khai thực hiện mục tiêu này, đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hiệu quả từ mô hình vườn mẫu ở Tân Thành

Đối với xã biên giới Tân Thành, huyện Hướng Hóa, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp không bằng thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số hộ nông dân ở địa phương này đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng thành công các mô hình kinh tế như trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả khá cao. Mô hình kinh tế gia trại tổng hợp từ vườn đồi của anh Đặng Hổ Tín, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn An Tiêm là một trong số điển hình được nông dân địa phương học tập và làm theo.

Sản lượng chuối Tân Long ngày càng giảm

Cây chuối mật mốc đã phát triển hàng chục năm và trở thành cây trồng chủ lực của xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, nhưng những năm gần đây sản lượng chuối ngày càng giảm sút do người trồng chuối không đầu tư thâm canh bền vững.

Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành 'phương tiện' để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Tại sao bưởi và chuối là lễ vật thắp hương quan trọng ở miền Bắc?

Nhiều loại trái cây được người miền Bắc đặt lên bàn thờ, trong đó chuối và bưởi được coi trọng và là lễ vật phổ biến nhất để dâng cúng.

Bản tin trưa 8-2 có các thông tin đáng chú ý: Rộn ràng sắm tết từ sáng sớm đến đêm khuya; Náo nhiệt 'thủ phủ' chuối mật mốc trước Tết Giáp Thìn; Dự báo chiều nay 8-2, giá xăng dầu giảm mạnh...

Chuối mật mốc trồng ở miền núi huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có màu sắc đẹp, trái to tròn nên được nhiều người dân ở các tỉnh, thành miền Trung ưu chuộng, mua về thờ cúng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Tấp nập chợ chuối mật mốc lớn nhất miền Trung ngày cận Tết

Từ sáng sớm, chợ chuối mật mốc ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã tấp nập với hàng ngàn người mua, kẻ bán. Năm nay, giá chuối mật mốc giảm nhiều so với năm ngoái, phù hợp với túi tiền của người dân.

Thăm phiên chợ chỉ bán duy nhất một loại quả

Những đoàn xe chở chuối liên tục vào ra chợ chuối Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tạo nên khung cảnh mua sắm nhộn nhịp ngày cận Tết Nguyên đán.

Mở rộng diện tích trồng dâu tây để thu hút khách du lịch ở Hướng Hóa

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp sạch kết hợp phát triển du lịch với nhiều loại cây trồng đặc trưng. Trong đó, cây dâu tây được các nhà vườn ưu tiên lựa chọn đưa vào trồng thí điểm và bước đầu đem lại kết quả khả quan, thu hút nhiều du khách đến tham quan trải nghiệm, khám phá và lưu lại những hình ảnh đẹp.

Qua nẻo Làng Vây

Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà thơ Ngô Kha từ hơn nửa thế kỷ trước: 'Ta sẽ thấy và nhất định thấy/Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo/Một thị trấn yêu kiều qua nẻo Làng Vây'.

Nâng tầm sản phẩm chuối Hướng Hóa

Trên vùng đất biên giới nhiều nắng và gió, người dân đã định danh cho cây chuối, nâng cao năng suất và nâng tầm cho chuối bằng những phương pháp mới, trở thành sản phẩm chủ lực của vùng.

Chuối mật luộc - Miếng ngon để đời

Trong tiết trời hanh hao, giá rét đầu mùa, một thức ăn làm cho người ta phải nhớ đến nhiều hơn cả là chuối mật luộc. Ở đâu cũng trồng loại chuối này, nhưng ngon nhất vẫn là chuối mật Đại Hoàng (xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân) vùng đất vốn đã nổi tiếng với chuối Ngự tiến vua, được tự nhiên bồi đắp nên những vườn đất pha cát, phù hợp với các loại cây trái bốn mùa, trong đó có chuối.

Nâng cao giá trị chuối mật mốc ở Hướng Hóa bằng công nghệ chế biến tiên tiến

Nhận thấy lợi thế ở địa phương có nguồn chuối quả mật mốc dồi dào, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; xu thế thị hiếu khách hàng hiện nay ưu tiên hướng đến những mặt hàng từ nông sản sạch nguyên chất nên vợ chồng anh Lê Hoài Chánh và chị Trần Thị Như Hằng ở thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa quyết tâm nghiên cứu, đầu tư khởi nghiệp bằng mô hình chuối sấy dẻo. Mặc dù đưa ra thị trường chưa lâu, nhưng với chất lượng sản phẩm đảm bảo, được khách hàng ưa chuộng nên sản phẩm này đang hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP của địa phương.

Bỏ lương 3,2 triệu/tháng, thầy giáo về quê làm nông thu nhập 500 triệu/năm

Sau 5 năm bỏ phố về quê lập nghiệp, giờ mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của Hải cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Khu chợ 'lạ' tại Quảng Trị, chỉ bán duy nhất một loại chuối

Tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có một khu chợ chỉ tập trung bán mỗi loại chuối mật mốc. Dẫu thế, cảnh kẻ bán – người mua nơi đây vẫn tấp nập không khác gì những khu chợ huyên náo khác.

Giải quyết đầu ra bền vững cho cây chuối mật mốc

Xót xa trước cảnh người dân phải phá bỏ những vườn chuối mật mốc đang cho thu hoạch do giá thu mua xuống thấp, cuối năm 2020, vợ chồng anh chị Văn Đức Tiến, Trương Thị Nhung ở tại khóm Trung Chính, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa quyết định đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm chuối sấy dẻo bằng công nghệ hiện đại. Qua đó, không chỉ giải quyết đầu ra ổn định cho hàng trăm hộ dân trồng chuối tại huyện Hướng Hóa, mà còn mở ra hướng phát triển mới, nâng cao giá trị cho cây chuối mật mốc. Tạo nên thương hiệu đặc trưng của miền núi Quảng Trị.

9X Quảng Trị cất bằng cử nhân, bỏ phố về nuôi bò, nuôi vịt

Khác với cảnh xưa, cái thời Hải mang tấm bằng cử nhân dạy hợp đồng, sống chật vật giữa phố phường tấp nập.

Hướng Hóa tạo thêm sức cạnh tranh cho cây trồng chủ lực

Hướng Hóa là huyện miền núi biên giới có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, sắn, chuối, cao su…Thời gian qua, bằng nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, các cây trồng chủ lực của huyện đã từng bước vươn ra cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa.