Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan khẩn trương đề xuất giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho vận tải hàng hóa bằng đường sắt phát huy lợi thế an toàn, giá rẻ và hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc...
Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), hiện vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt kết nối với Trung Quốc vẫn triển khai tốt, dù có dấu hiệu quá tải, nhưng vẫn có thể hỗ trợ xuất khẩu nông sản để chia sẻ với đường bộ đang ùn tắc. Tuy nhiên, hàng hóa qua đường sắt phải là xuất nhập khẩu chính ngạch.
Theo ghi nhận hiện nay không chỉ hàng hóa qua lại biên giới mà hàng đi châu Âu bằng đường sắt cũng có nhiều ưu thế so với đường biển như thời gian ngắn hơn đường biển, chi phí thấp hơn 50%...
Lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo khẩn trương đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy vận tải hàng hóa đường sắt, nhất là qua biên giới...
Những giải pháp mang tính chất cốt lõi, sống còn về xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho đường sắt, nhất là đầu tư xây dựng nhà ga có lợi thế thương mại, tăng kết nối, phát triển dịch vụ logistics hay tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 10 - 30 năm tới, dù chưa thể khiến đường sắt lấy lại vị thế chủ đạo, tiệm cận với các nước, nhưng sẽ vực dậy đường sắt Việt Nam một cách đáng kể…
Mạng lưới đường sắt với các tuyến khác khổ đường cũng như tuyến kết nối chưa tối ưu đang là trở ngại cho việc tổ chức vận chuyển liên tuyến.
Ngày 18/9, Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco) - đơn vị đảm nhận tổ chức tàu hàng liên vận quốc tế đi châu Âu phía đường sắt Việt Nam phối hợp Công ty NLS (Trung Quốc) tổ chức các đoàn tàu chuyên container Hà Nội - Trùng Khánh.
Đường sắt tổ chức tàu chuyên container Hà Nội - Trùng Khánh (Trung Quốc), thêm tuyến vận tải đi tiếp châu Âu.
Vừa qua, chuyến tàu số hiệu 42090 chuyên chở hơn 250 tấn hàng hóa Việt Nam đã khởi hành từ Ga Bằng Tường, Quảng Tây đi châu Âu. Đây là chuyến tàu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đi châu Âu đầu tiên do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác triển khai.
So sánh trong các loại hình vận tải thì đường sắt luôn có lợi thế hơn. Trong bối cảnh cơ quan hải quan đang tìm mọi giải pháp đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, thì việc phối hợp liên ngành để khai thác tiềm năng từ đường sắt là một hướng đi đang cần được ưu tiên.
Nhiều ngành hàng xuất khẩu chật vật khi giá cước vận tải biển và giá thuê container rỗng từ các hãng tàu tăng phi mã. Có những đề xuất nên chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu bằng đường sắt để tránh phụ thuộc vào đường biển như lúc này.
Ngành đường sắt chỉ còn dư địa một phần ở phân khúc có lợi thế so với các loại hình vận tải khác như ở các tuyến đường ngắn, trung bình và sẽ đẩy mạnh khai thác tàu hàng.
Để khai thác lợi thế của vận tải đường sắt, đường sắt Việt Nam phải được khai thác sử dụng dưới dạng vận tải đa phương thức, đặc biệt tuyến đường sắt Bắc - Nam phải được kết nối với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không…
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, ngành đường sắt đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới khi sản lượng vận tải khách bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đây cũng có thể là một áp lực đủ mạnh buộc ngành đường sắt phải chọn hướng đi thích hợp, thay vì loay hoay giành thị phần trong cuộc cạnh tranh không cân sức với các loại hình vận tải khác.
Từ đầu tháng 4, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19, trên toàn mạng đường sắt đã dừng toàn bộ tàu khách địa phương, hằng ngày chỉ còn chạy một đôi tàu khách bắc - nam SE3/SE4. Trong bối cảnh đó, ngành đường sắt đã chuyển hướng sang chạy những đoàn tàu chở hàng hóa với dịch vụ khá tốt và chi phí hợp lý.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - Bộ GTVT) đã lên các kịch bản giảm lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo từng giai đoạn. Tính riêng quý I/2020, doanh thu vận tải hành khách của VNR đạt hơn 527 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng và nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự kiến VNR sẽ giảm doanh thu từ 700 - 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm, kéo theo khoản lỗ tương đương với doanh thu giảm.
Tàu container lạnh chở hàng nông sản tươi sống từ phía nam ra ga Đông Anh, Yên Viên mất khoảng 64 giờ, đến ga Đồng Đăng mất khoảng 6 giờ. Thêm thời gian chờ làm các tác nghiệp kĩ thuật dọc đường, thủ tục, đến khi thông quan tối đa là 5 ngày. Một đoàn tàu có thể chở đến 20 container lạnh, cước đường sắt thấp hơn so với cước đường bộ khoảng 20%.
Theo tính toán của ngành đường sắt, chỉ mất 5 ngày để chở hàng nông sản từ trong Nam đến tận ga Bằng Tường (Trung Quốc), cước phí rẻ hơn đường bộ mà đảm bảo hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan.
Tỉnh Lạng Sơn tổ chức thí điểm xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản, hoa quả tươi qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tại hầu hết các cửa khẩu ở Lạng Sơn đều trong tình trạng ùn ứ, tồn hàng nghìn tấn nông sản hàng hóa xuất khẩu, ảnh hưởng không nhỏ sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để tháo gỡ khó khăn, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa đẩy mạnh thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.
Theo ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục đã có công văn gửi các Công ty vận tải đường sắt tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch viêm đường hồ hấp cấp (Virus Corona) gây ra đối với các tàu vận chuyến hàng hóa liên vận sang Trung Quốc.
Ngày 6-2, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, vừa qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã quyết định tạm dừng chạy tàu khách liên vận quốc tế qua biên giới Việt - Trung, nhưng vẫn cho phép tiếp tục chạy tàu hàng liên vận, giúp ngành đường sắt giải phóng hàng trăm toa xe đang chờ xuất sang Trung Quốc và châu Âu. Hiện tại, các đơn vị đang tiến hành các biện pháp phòng dịch nCoV nghiêm ngặt đối với các đoàn tàu này.
Tiếp tục chạy tàu hàng liên vận quốc tế, đường sắt sẽ giải phóng hàng trăm toa xe đang chờ xuất đi Trung Quốc...
Mỗi hành khách đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đều được các nhân viên đo thân nhiệt, nếu phát hiện có biểu hiện nhiễm virus corona khách sẽ không thể tiếp tục hành trình.
Tính đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 của rau quả Việt Nam. Việt Nam đã có 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Chất lượng hoa quả Việt Nam đã được khẳng định nhưng số lượng hàng xuất khẩu sang Trung quốc vẫn ở dạng khiêm tốn, điều gì đang cản trở?
Tối 8/7, UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn công nhận điểm du lịch Ga quốc tế Đồng Đăng.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ra quyết định công nhận ga quốc tế Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) là điểm du lịch.