Nhà thơ Trương Nam Hương là cây bút có dấu ấn tên tuổi trong lòng bạn đọc từ những năm 80 của Thế kỷ trước. Anh cũng từng đạt danh hiệu 'Nhà thơ được yêu thích nhất' do Báo Người Lao động bình chọn và phong tặng từ năm 1992.
Làng quê hây hẩy gió nồm. Bậc cao niên ngồi bên hiên nhà nói cùng cháu con: 'Gió nồm gom mực trũng vào vùng biển gần bờ. Ngư dân đánh lưới mành chắc trúng lắm đây!'.
Nhắc nếp cái hoa vàng là nhớ đến món cốm non khi thu về, đĩa chè con ong ngọt bùi buổi sớm mùa xuân hay món bánh lòng thảo thơm ngày tết.
Chiều đồng quê trung du hay vùng bán sơn địa mới thực đẹp, nhất là lúc mùa màng gặt hái vừa xong. Trâu đổ hết ra đồng. Trẻ tí tớn khắp bãi. Đồng quê lắt leo vài cột khói trắng. Tại những chân ruộng cao, nhà nông bắt đầu vỡ đất trồng khoai vụ đông. Cánh đồng như rộng rênh, hoang liêu... Vút cao, văng vẳng tiếng ca líu lo của con chim chiền chiện 'Hót chi mà vang trời' (Thanh Hải).
Tháng 8 âm lịch, khi những cơn bão biển hoặc áp thấp nhiệt đới vừa đi qua, biển lặng trở lại, nước biển trong xanh hơn cũng là lúc những con ruốc biển (moi biển) bắt đầu xuất hiện ở những vùng biển lộng của các tỉnh ven biển miền Trung. Đây cũng chính là thời điểm bà con ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Trị phấn khởi bước vào vụ ruốc.
Hôm rồi, đang xếp hàng chờ làm thủ tục lên chuyến bay vào TP. Hồ Chí Minh, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đi du lịch Pleiku cũng trên đường trở về. Tụi nhỏ cười cười nói nói và trên tay mỗi đứa xách một túi quả thông. Tôi hỏi lấy quả thông khô làm gì mà nhiều thế thì nhận được câu trả lời: 'Để làm quà. Quà vừa rẻ, vừa lưu giữ được chuyến đi lại có thể trang trí. Quan trọng là mình thích nữa'.
Nhiều người từng ghé đến Pleiku hoặc sống ở đây đều nói với tôi rằng, đi đâu thì đi, ăn gì thì ăn nhưng với họ, thức món của Pleiku là ngon nhất. Riêng tôi, dù chưa được đi nhiều nơi nhưng mỗi lần đi xa lại nhớ Pleiku cồn cào và thức ăn ở đâu cũng không sánh được với Phố núi thân thương.
Đất trời đang vào độ cuối xuân đầu hạ, không gian trở nên rực rỡ hơn bởi sắc nắng tươi thắm vương trên lá cành. Những trận mưa ào ạt báo hiệu chuyển mùa, khiến cho vạn vật cũng chuyển mình thay áo mới.
Chúng ta vừa đón xuân sang, cũng là mùa bàng thay lá mà nhiều người gọi là mùa lá nõn. Đây là nét đẹp của đất trời sang mùa mà hình ảnh ấn tượng, tràn trề cảm xúc chính là tán bàng. Chỉ trong chốc lát, những lá bàng chuyển màu sang đỏ ối như màu ngói mới lấp lánh trong nắng vàng, cứ ngỡ hàng cây như bùng cháy để thắp đỏ bầu trời xanh.
Rét Nàng Bân qua đi, tiết trời ấm hẳn. Gió xuân hây hẩy, nồng nàn thì hoa xoan khắp đường làng, vườn cây quê tôi bắt đầu nở tím sáng trên cây cao từng chùm, từng chùm như ai đó thả pháo hoa.
Khi những làn gió xuân hây hẩy lướt qua đại ngàn cũng là lúc rừng mận bung cánh trắng xóa, thỏa thuê với giấc mơ mùa Xuân.
Hơn chục ngày nữa là đến tết, hình như ai cũng bận rộn, hối hả với công việc cuối năm. Và trong làn gió chướng mát rượi hây hẩy lùa trong cái nắng vàng ruộm, mọi người tất bật tuốt lá mai cho hoa khai, nụ nở đúng vào thời khắc xuân về tết đến.
Hà Ngọc không phải là 'Dế Mèn phiêu lưu ký', phải khẳng định vậy. Em là con dế mèn bé nhỏ, hòa lẫn vào lớp lớp tông ti họ nhà dế, hòa đồng với tất cả sinh linh. Có lẽ, đó không phải là số phận mà chính là chọn lựa. Dẫn nhập của tập sách nói với tôi như thế!
Hoàng vẫn còn sợ lắm, cái cảm giác yêu thương rồi chia xa, hụt hẫng và hoang hoải.
Xã Hàm Mỹ lại đón tôi vào những ngày cuối năm, giáp tết. Cơn gió chiều hây hẩy thổi lất phất cùng với mùi hương thoang thoảng của hoa thanh long thơm bốc lên vừa đủ để quyến rũ bước chân của người con xa quê hương trở về với vùng quê yêu dấu. Mà nghĩ cũng lạ! Một năm tôi phải có đến ba bốn bận về quê, ngắn có, dài có. Thế mà trong lòng vẫn dâng lên cảm giác bồi hồi khó tả khi về quê vào những buổi cuối đông. Thật, không có nỗi nhớ nào da diết như nỗi nhớ quê hương. Ngôi nhà tranh vách đất, chái bếp, lối nhỏ vào làng, bờ mương, cách đồng ruộng, lũy tre, bóng dáng lưng còng của ngoại, ấm trà, gói thuốc của ba… lúc nào cũng hiện hữu trước mắt.
'Mùa thu ngắn lắm, sắp sang đông'. Không biết thu đến hay đông đến trước cũng nên. Một chiều đi làm về bỗng thấy lá rụng đầy sân, cá lặn xuống sâu. Gió lạnh ùa về nghe xào xạc trên cây. Chiếc chuông gió đầu hồi lại lanh lảnh. Không bao giờ nó báo sai. Cơn gió mùa đầu tiên đã về, đúng như dự báo thời tiết.
'Cô Vy tự sự - gió và tình yêu vẫn thổi' là tuyển tập tản văn và truyện ngắn ghi chép lại cảm xúc, trải nghiệm rất thật của các tác giả. Phần lớn tác phẩm trong tuyển tập này được viết giữa đợt cách ly xã hội nên không gian của nó tương đối nhỏ hẹp. Những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân Covid-19 luôn đối mặt nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào.
ĐBP - Một con đường vòng vèo ôm ngang lưng chừng núi giống hệt như chiếc khăn màu nâu pha vàng quàng qua bụng núi. Có đoạn, có khúc trông giống chiếc thắt lưng của đấng mày râu.
Tôi thương những nhánh mạ non theo chân mẹ ra đồng. Một màu xanh bé dại mỏng manh sắc lẹm như lưỡi dao. Mẹ gánh mạ đi trước. Tôi lẽo đẽo theo sau. Lũ trẻ chúng tôi cũng phải ra đồng khi làng bước vào vụ cấy.
Rơm rạ, lúa trải vàng và vun vãi trên những cánh đồng vừa khô, nắng cũng trải lên đó cái màu vàng như mật, mấy ngọn gió xuân hây hẩy, bay nhảy trên đồng. Trên lưng trời xanh ngắt, chim én chao lượn dệt mùa xuân. Rồi xóm ấp bỗng chộn rộn lên bằng một sinh khí mới...
Chẳng hiểu do đâu mà trời bỗng dưng muốn khóc, nồm nồm ẩm ẩm ương ương đến mệt người.
Tết là khóa học không sách vở, không bảng đen nhưng lại chứa đựng những bài học ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Tết là khóa học không sách vở, không bảng đen nhưng lại chứa đựng những bài học ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Bút ký Lê Hương Thơm