Ngược dòng thời gian chở đầy kỷ niệm. Tôi lại về bên mái nhà xưa. Nơi ngõ nhỏ bộn bề xiên xiên bóng nắng. Nơi có giàn thiên lý xanh rờn tỏa bóng mát dịu êm.
Dì đẩy xe đi trước. Bà quảy quang gánh theo sau. Dì đi một bước. Bà theo một bước, miệng không ngớt lời:
Gió gọi ban mai tập hợp 60 bài thơ của 6 tác giả: Trần Tựu, Kiều Bích Hậu, Đỗ Mai Hòa, Võ Thị Như Mai, Khánh Phương và Phạm Vân Anh. Đây là những áng thơ xoay quanh chủ đề tình yêu đất nước, con người với những nỗi niềm xúc cảm của mỗi thành viên.
Hiếm có dịp nào ở nhà một mình. Cuối tuần, nếu không có việc gì đó phải đi khỏi nhà thì cũng tận hưởng ngày nghỉ với hai cô con gái. Nghe chúng nói, nói chúng nghe và phân xử những cãi cọ cũng đủ mất thời gian. Khi nào 'im ắng' nhất chính là ba cha con cùng xem một bộ phim hoạt hình hoặc một bộ phim thiếu nhi nào đó.
Tháng Ba, đất trời bước vào khúc giao mùa tuyệt đẹp. Nắng non óng ả vương vấn trên muôn loài hoa lá bừng khoe sắc. Lòng ta chợt xao xuyến với hương sắc tháng Ba thấm trong từng làn gió xuân hây hẩy.
Tháng Giêng, nắng ngọt. Gió nồm hây hẩy. Nếu quên đi cái lạnh thấu xương và mưa dầm hồi tháng Chạp, thì buổi chiều mùa xuân tạo cảm giác êm ả trong lòng người. Ông Năm Lạng, men theo lối nhỏ, qua mấy bụi dương, ra bãi cát nhìn về phía biển. Biển xanh ngắt, vài con sóng nhỏ xô bờ. Những bông hoa muống biển nở màu tim tím. Loại hoa mọc hoang, nắng mưa chẳng hề hấn gì, cứ nở hoa, xanh lá bốn mùa. Cứ nằm đây, rung rinh vài chiếc lá, như nghiêng tai nghe sóng, nghe gió, hồn nhiên sống. Con người cũng vậy, hít thở đất trời bao la, vài câu hò hát bâng quơ khiến lòng thư thái, khỏe khoắn, quên đi mọi thứ nhọc nhằn. Có lẽ nhờ vậy mà ông Năm Lạng sống đến chừng này tuổi, tuổi thiên hạ nói là xưa nay hiếm.
Khi ánh nắng xuyên qua lớp sương mờ giăng giăng sau nhiều ngày trời u ám, những cơn gió Đông hây hẩy từng hồi như hơi thở mơn man của đất trời giao thoa. Mùa xuân đang đến rất gần. Xuân hân hoan trên mọi nẻo đường, len lỏi từng ngôi nhà, ngõ xóm. Xuân bồi hồi trong từng cảm xúc mênh mang. Khung trời xuân khéo chia đôi miền suy nghĩ: Mảnh lưu lạc nơi đất khách. Mảnh vương vấn lặng thầm phía trời quê...
Xuân đã đến thật gần! Xuân rộn ràng trên đường thôn ngõ xóm. Xuân nuột nà trên nhành cỏ ngọn cây. Xuân mơn man trên má người thiếu nữ ửng tươi nụ đào. Và Xuân mang Tết đến, náo nức trong từng 'tế bào' của trời đất, lâng lâng như men rượu ngô ủ kĩ phả ra cái thứ hương nồng nàn khắp chốn chợ quê.
Anh từng là bộ đội đóng quân ở An Khê (tỉnh Gia Lai), từ thời ấy, anh đã sinh hoạt với nhóm thơ... Đà Nẵng. Rồi anh chuyển lên Kon Plông làm Phó Chỉ huy trưởng về chính trị của Huyện Đội, nhưng rồi cái tư chất thi sĩ luôn âm ỉ trong anh, khóc đấy, cười đấy. Và vẫn làm thơ. Thế là, cái việc anh được điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như là lẽ đương nhiên. Gặp anh, không ai nghĩ người trước mặt mình từng mang quân hàm Thượng tá, mà là một thi sĩ đời... cũ.
'Cuối năm ấy cây đào đâm những nụ hoa đầu tiên. Nó thuộc giống đào Mèo nên hoa màu đỏ thẫm. Bao năm rồi, ngày Tết tôi ít đi chơi, thích ở nhà uống rượu bên hoa đào. Tôi ngồi hàng giờ dưới cây, mặc cho người đời bàn tán. Bao giờ tôi cũng rót mời hoa một chén. Khi linh hồn ngấm men, khi gió xuân hây hẩy thầm thì, tôi lại thấy hiện lên lãng đãng trong hoa nét má nồng nàn, thắm đỏ. Tôi biết người con gái lại về'. Đây là một đoạn trích mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm phong vị cổ xưa trong truyện ngắn 'Hoa đào xứ tuyết' của Phạm Duy Nghĩa.
Nghe ông Mịch ban khen, cô Mai tin lắm, mắt hấp háy, chớp chớp như chực khóc, má đỏ ửng lên trên nền da tai tái, hơi thở gấp gáp làm cho cái ngực lép kẹp cũng trồi lên sụt xuống trong chiếc áo ngực màu tro. Chưa có ai khen cô một cách chân tình và chia sẻ như vậy. Mà người đó lại là thần tượng của cả làng, thần tượng của chính cô, một câu khen của người ấy thì chắc chắn là chân lý, đúng là chân lý và phải là chân lý mới được.
Trong làn gió heo may thoảng hương thơm dịu nhẹ. Tôi thả hồn chơi vơi theo gió. Phải rồi, hương lúa đồng nương theo gió bay xa.
'Bay cao, cao nữa diều ơi/Đừng sợ dây buộc đo trời tấc gang/Dang tay ta mở không gian/Cho diều thỏa sức bắc thang hỏi trời/Ai đem hạt nắng ra phơi/Ai mang ngọn gió lả lơi cánh diều?'. Cháu trai tôi vừa tháo cuộn chỉ thả con diều phượng mới mua bay lên, vừa đọc mấy câu thơ lạ lẫm khiến tôi buồn cười. Tôi hỏi đó là thơ của ai thì cháu trả lời không biết. Cháu chỉ nghe mấy bạn trên trường đọc đi đọc lại nên nhớ vậy thôi.
Nhà thơ Trương Nam Hương là cây bút có dấu ấn tên tuổi trong lòng bạn đọc từ những năm 80 của Thế kỷ trước. Anh cũng từng đạt danh hiệu 'Nhà thơ được yêu thích nhất' do Báo Người Lao động bình chọn và phong tặng từ năm 1992.
Làng quê hây hẩy gió nồm. Bậc cao niên ngồi bên hiên nhà nói cùng cháu con: 'Gió nồm gom mực trũng vào vùng biển gần bờ. Ngư dân đánh lưới mành chắc trúng lắm đây!'.
Nhắc nếp cái hoa vàng là nhớ đến món cốm non khi thu về, đĩa chè con ong ngọt bùi buổi sớm mùa xuân hay món bánh lòng thảo thơm ngày tết.
Chiều đồng quê trung du hay vùng bán sơn địa mới thực đẹp, nhất là lúc mùa màng gặt hái vừa xong. Trâu đổ hết ra đồng. Trẻ tí tớn khắp bãi. Đồng quê lắt leo vài cột khói trắng. Tại những chân ruộng cao, nhà nông bắt đầu vỡ đất trồng khoai vụ đông. Cánh đồng như rộng rênh, hoang liêu... Vút cao, văng vẳng tiếng ca líu lo của con chim chiền chiện 'Hót chi mà vang trời' (Thanh Hải).
Tháng 8 âm lịch, khi những cơn bão biển hoặc áp thấp nhiệt đới vừa đi qua, biển lặng trở lại, nước biển trong xanh hơn cũng là lúc những con ruốc biển (moi biển) bắt đầu xuất hiện ở những vùng biển lộng của các tỉnh ven biển miền Trung. Đây cũng chính là thời điểm bà con ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Trị phấn khởi bước vào vụ ruốc.
Hôm rồi, đang xếp hàng chờ làm thủ tục lên chuyến bay vào TP. Hồ Chí Minh, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đi du lịch Pleiku cũng trên đường trở về. Tụi nhỏ cười cười nói nói và trên tay mỗi đứa xách một túi quả thông. Tôi hỏi lấy quả thông khô làm gì mà nhiều thế thì nhận được câu trả lời: 'Để làm quà. Quà vừa rẻ, vừa lưu giữ được chuyến đi lại có thể trang trí. Quan trọng là mình thích nữa'.
Nhiều người từng ghé đến Pleiku hoặc sống ở đây đều nói với tôi rằng, đi đâu thì đi, ăn gì thì ăn nhưng với họ, thức món của Pleiku là ngon nhất. Riêng tôi, dù chưa được đi nhiều nơi nhưng mỗi lần đi xa lại nhớ Pleiku cồn cào và thức ăn ở đâu cũng không sánh được với Phố núi thân thương.
Đất trời đang vào độ cuối xuân đầu hạ, không gian trở nên rực rỡ hơn bởi sắc nắng tươi thắm vương trên lá cành. Những trận mưa ào ạt báo hiệu chuyển mùa, khiến cho vạn vật cũng chuyển mình thay áo mới.
Chúng ta vừa đón xuân sang, cũng là mùa bàng thay lá mà nhiều người gọi là mùa lá nõn. Đây là nét đẹp của đất trời sang mùa mà hình ảnh ấn tượng, tràn trề cảm xúc chính là tán bàng. Chỉ trong chốc lát, những lá bàng chuyển màu sang đỏ ối như màu ngói mới lấp lánh trong nắng vàng, cứ ngỡ hàng cây như bùng cháy để thắp đỏ bầu trời xanh.
Rét Nàng Bân qua đi, tiết trời ấm hẳn. Gió xuân hây hẩy, nồng nàn thì hoa xoan khắp đường làng, vườn cây quê tôi bắt đầu nở tím sáng trên cây cao từng chùm, từng chùm như ai đó thả pháo hoa.
Khi những làn gió xuân hây hẩy lướt qua đại ngàn cũng là lúc rừng mận bung cánh trắng xóa, thỏa thuê với giấc mơ mùa Xuân.
Hơn chục ngày nữa là đến tết, hình như ai cũng bận rộn, hối hả với công việc cuối năm. Và trong làn gió chướng mát rượi hây hẩy lùa trong cái nắng vàng ruộm, mọi người tất bật tuốt lá mai cho hoa khai, nụ nở đúng vào thời khắc xuân về tết đến.
Hà Ngọc không phải là 'Dế Mèn phiêu lưu ký', phải khẳng định vậy. Em là con dế mèn bé nhỏ, hòa lẫn vào lớp lớp tông ti họ nhà dế, hòa đồng với tất cả sinh linh. Có lẽ, đó không phải là số phận mà chính là chọn lựa. Dẫn nhập của tập sách nói với tôi như thế!
Hoàng vẫn còn sợ lắm, cái cảm giác yêu thương rồi chia xa, hụt hẫng và hoang hoải.
Xã Hàm Mỹ lại đón tôi vào những ngày cuối năm, giáp tết. Cơn gió chiều hây hẩy thổi lất phất cùng với mùi hương thoang thoảng của hoa thanh long thơm bốc lên vừa đủ để quyến rũ bước chân của người con xa quê hương trở về với vùng quê yêu dấu. Mà nghĩ cũng lạ! Một năm tôi phải có đến ba bốn bận về quê, ngắn có, dài có. Thế mà trong lòng vẫn dâng lên cảm giác bồi hồi khó tả khi về quê vào những buổi cuối đông. Thật, không có nỗi nhớ nào da diết như nỗi nhớ quê hương. Ngôi nhà tranh vách đất, chái bếp, lối nhỏ vào làng, bờ mương, cách đồng ruộng, lũy tre, bóng dáng lưng còng của ngoại, ấm trà, gói thuốc của ba… lúc nào cũng hiện hữu trước mắt.
'Mùa thu ngắn lắm, sắp sang đông'. Không biết thu đến hay đông đến trước cũng nên. Một chiều đi làm về bỗng thấy lá rụng đầy sân, cá lặn xuống sâu. Gió lạnh ùa về nghe xào xạc trên cây. Chiếc chuông gió đầu hồi lại lanh lảnh. Không bao giờ nó báo sai. Cơn gió mùa đầu tiên đã về, đúng như dự báo thời tiết.
'Cô Vy tự sự - gió và tình yêu vẫn thổi' là tuyển tập tản văn và truyện ngắn ghi chép lại cảm xúc, trải nghiệm rất thật của các tác giả. Phần lớn tác phẩm trong tuyển tập này được viết giữa đợt cách ly xã hội nên không gian của nó tương đối nhỏ hẹp. Những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân Covid-19 luôn đối mặt nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào.
ĐBP - Một con đường vòng vèo ôm ngang lưng chừng núi giống hệt như chiếc khăn màu nâu pha vàng quàng qua bụng núi. Có đoạn, có khúc trông giống chiếc thắt lưng của đấng mày râu.