Năm nay, 11 dân tộc anh em sinh sống tại làng Ia Brel và Ia Jol (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) rộn ràng niềm vui khi nông sản được mùa, địa phương đạt nhiều chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Tại Kỳ họp thường lệ cuối năm HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo (tóm tắt) tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Báo Hòa Bình điện tử trân trọng đăng toàn văn báo cáo.
Nằm bên bờ phải sông Đà, thuộc phường Quỳnh Lâm (thành phố Hòa Bình), đình Ngòi được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 1999. Nhân dân nơi đây vẫn giữ truyền thống sinh hoạt, lấy ngôi đình làm trung tâm của làng, của xóm. Những ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng 1 hàng tháng, bà con thường đến thắp hương tưởng nhớ các vị thần và cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) có khoảng 3.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường. Người dân nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, từ nếp nhà sàn, trang phục, ẩm thực... đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Xã còn có Khu du lịch suối cá Cẩm Lương - một trong những khu du lịch thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Đây là điều kiện quan trọng để xã Cẩm Lương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.
Sáng 29-9, đoàn Tổng Lãnh sự nước Công Hòa dân chủ Nhân dân Lào đã đến thăm và cúng dường chư Tăng đang An cư kiết hạ tại chùa Tam Bảo (P.Bình Hiên, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Có trường hợp kiều bào khi về nước đã đến nhiều đơn vị, cơ quan hành chính đăng ký thường trú, làm CCCD nhưng không được.
Là địa phương nằm trong vùng lòng chảo của cánh đồng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ nổi bật với các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc cùng các di tích lịch sử, văn hóa mang tầm khu vực và quốc gia. Đặc biệt nơi đây còn được xác định là vùng đất tổ của người Thái đen tại Việt Nam. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để 'miền đất xòe hoa' phát triển du lịch và xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa - du lịch.
Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, địa phương, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình nói chung, hồn cốt văn hóa của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Người Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo. Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường.
Sáng 16-7-Quý Mão (31-8-2023), toàn thể Tăng, Ni trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã vân tập về chùa Bảo Tịnh (TP.Tuy Hòa) cử hành lễ tạ pháp sau 3 tháng an cư.
Xứ Thanh - mảnh đất dày đặc lễ hội truyền thống. Nếu người dân ở miền núi có lễ Khai Hạ, mừng cơm mới; vùng đồng bằng có các lễ hội đình làng truyền thống; thì cư dân ven biển lại có lễ hội Cầu Ngư. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc được hình thành từ rất sớm trong cộng đồng cư dân làng biển và được giữ gìn, bảo tồn trong nhiều thế kỷ cho đến ngày nay.
Trong tín ngưỡng then của người Tày, nghệ nhân là yếu tố quan trọng, giữ vị trí trung tâm của việc lưu giữ và trao truyền di sản Then. Với 53 năm thực hành và truyền dạy then cổ, nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Nguyễn Thị Tích, sinh năm 1949, dân tộc Tày được mệnh danh là 'báu vật nhân văn sống' lưu giữ vốn quý tại mảnh đất Văn Lãng.
Chiều 19-8, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Pháp Hội (P.Tân An, TX.La Gi), Ban Trị sự GHPGVN TX.La Gi triển khai chuẩn bị tổ chức các hoạt động nhân mùa Vu lan - Báo hiếu và lễ Tự tứ - mãn hạ Phật lịch 2567 của chư Tăng Ni.
Gần hai thế kỷ trôi qua, Lăng Ông nằm cạnh chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) luôn là một công trình di tích quan trọng và cũng là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách tại TP.HCM.
Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, chú trọng luân chuyển cán bộ và đã đạt được kết quả tích cực. Cán bộ được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển từ xã lên huyện, từ huyện về xã được rèn luyện, thử thách trong môi trường mới, trưởng thành, bước đầu tạo hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Những năm qua, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân thực hiện các giải pháp cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường, gắn với việc quảng bá tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư phát triển KT-XH.
Từ khắp các nẻo đường miền tây xứ Thanh - nơi sinh động, rực rỡ sắc thái văn hóa dân tộc thiểu số, 'những bông hoa rừng' xuống phố để học tập, rèn luyện, tìm kiếm cơ hội cho tương lai tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh (TP Thanh Hóa). Trên hành trình 'mở rộng bán kính cuộc đời' ấy, chính tình yêu mến, trân trọng, tự hào về bản sắc dân tộc mình đã trở thành điểm tựa, động lực thôi thúc các em không ngừng nỗ lực, cố gắng, đồng thời càng thêm nhận thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa quê hương.
Ngày 27-6, tại văn phòng Ban Trị sự - chùa Phật Ân, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức tổng kết công tác tổ chức Đại lễ Phật đản, khai khóa An cư kiết hạ và thảo luận kế hoạch tổ chức khóa sinh hoạt hành chính Giáo hội.
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) huyện Tân Lạc là một trong những đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt công tác tuyên truyền của khối các huyện, thành phố. Đơn vị được đánh giá hoạt động đạt hiệu quả cao khi nhìn vào khối lượng công việc, lượng truy cập trang thông tin điện tử, sản phẩm thông tin tuyên truyền do trung tâm thực hiện thời gian qua.
Ngày 3-6, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - chùa Tỉnh Hội (TP.Biên Hòa) diễn ra trang nghiêm lễ khai hạ Phật lịch 2567.
Sáng 16-4 Âm lịch, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Yên đã trang nghiêm tổ chức khai khóa An cư kiết hạ thường niên tại chùa Bảo Tịnh (TP.Tuy Hòa).
Mỗi người có một lý do khi chọn xứ Mường để sáng tạo nên những tác phẩm hội họa, điêu khắc...
Tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) từ giữa tháng 5/2023, sau những ngày của tuần mưa đón mùa Hạ, là một triển lãm được ví như một 'bản giao hưởng' đón nắng tưng bừng mang tên 'Xứ Mường'. Triển lãm của 5 tác giả đều sinh ra, hoặc lớn lên thấm đẫm từ nguồn nước róc rách của văn hóa Mường ở Hòa Bình.
Những năm qua, Đảng bộ xã Phong Phú (Tân Lạc) bám sát chỉ đạo của cấp ủy cấp trên triển khai đồng bộ các giải pháp về xây dựng Đảng, thực hiện đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Lần đầu tiên, một triển lãm mang màu sắc của văn hóa Mường được tổ chức tại Hà Nội, hội tụ những nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở xứ Mường, yêu văn hóa Mường và sáng tạo dựa trên cảm hứng đó. 'Xứ Mường' như một bản giao hưởng, cho thấy sức sống và sự tiếp biến của một vùng văn hóa độc đáo của Việt Nam.
Từ ngày 8 - 11/4, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình) đã phối hợp tổ chức Tuần du lịch văn hóa Tây Bắc với chủ đề 'Hùng vĩ Tây Bắc' tại thành phố Cần Thơ. Tuần du lịch văn hóa Tây Bắc diễn ra nhiều hoạt động như: Ngày hội văn hóa du lịch Sa Pa với chương trình nghệ thuật 'Dệt tình Sa Pa'; Khu trưng bày xúc tiến quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc trưng của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Khai mạc Tuần du lịch văn hóa Tây Bắc với chương trình nghệ thuật chủ đề 'Hùng vĩ Tây Bắc'; Hội nghị xúc tiến du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng…
Từ đầu năm đến nay, đã có nhiều lễ hội được tổ chức như lễ hội Nàng Han (Thường Xuân), lễ khai hạ của đồng bào Mường huyện Cẩm Thủy, lễ hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (Bỉm Sơn)...
Những tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Tân Lạc có một số lễ hội tín ngưỡng dân gian diễn ra, nổi bật là lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức quy mô cấp tỉnh, lễ hội chùa Kè quy mô cấp xã. Hoạt động tín ngưỡng dân gian tiêu biểu này cùng với các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng dân tộc của người dân được tổ chức quy mô gia đình, dòng họ bảo đảm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ngày 5-4 (15-2 nhuận-Quý Mão), chư Ni tổ đình Kim Sơn (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), môn đồ pháp quyến tưởng niệm húy kỵ Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, cùng tưởng niệm 76 năm ngày Ni trưởng Thích nữ Diệu Tấn (1910-1947) - khai sơn tổ đình Kim Sơn viên tịch.
Bài thơ ' Hoa gạo ' của Nhà Thơ, Nhà Báo Trần Mai Hưởng hay, vì ý nghĩa sâu sắc.
'Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp việc, các chi, đảng bộ trực thuộc đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của T.Ư, của tỉnh, tạo sự đồng thuận và khí thế thi đua rộng khắp trong cán bộ, đảng viên cùng nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN' - đồng chí Bùi Thị Thương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Lạc cho biết.
Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh - vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch khi sở hữu bản sắc dân tộc Mường độc đáo, còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất, đời sống; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuốn hút… Những năm gần đây, huyện đã có những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch.
Khu vực miền núi và trung du chiếm phần lớn diện tích của tỉnh Thanh Hóa, 7 dân tộc anh em sinh sống với đa dạng, phong phú sắc thái văn hóa truyền thống tộc người. Trong những năm qua, với sự trân trọng, say mê, tâm huyết, bước chân của các thành viên Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa in dấu khắp các cung đường, bản làng, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc ấy.
Sau 2 năm tạm dừng và giảm quy mô tổ chức các hoạt động lễ hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mùa lễ hội năm 2023 được tổ chức trở lại thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Các lễ hội mang đậm giá trị văn hóa truyền thống được tổ chức quy mô cả phần lễ và phần hội sôi động và an toàn.
Tiếng chiêng của đất Mường âm vang, làm nức lòng hàng vạn người có mặt tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) vào sáng mồng 8 tháng giêng năm Quý Mão. Tiết mục hòa tấu chiêng Mường của 500 nghệ nhân và diễn viên đến từ 4 vùng Mường lớn Bi – Vang – Thàng – Động là điểm nhấn nổi bật trong màn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023. Xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Khai hạ với quy mô cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Và một lần nữa, trong sự kiện văn hóa lớn của xứ Mường Hòa Bình, tiếng chiêng lại ngân vang đầy tự hào, khẳng định sức hút đặc biệt của âm nhạc dân tộc trong lễ hội truyền thống.
Ngày 16/2, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các đơn vị: Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh đã kiểm tra tình hình hoạt động tín ngưỡng và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tại huyện Tân Lạc.
Đền Nen còn gọi là đền Tam tòa Đại vương hay đền Cả, được xây dựng vào thế kỷ 15, trên khu đất rộng 5 ha ở xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là một trong những đền cổ đẹp và linh thiêng với kiến trúc nghệ thuật được bố trí hài hòa qua bàn tay khéo léo của những người thợ xưa.
Năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh quy tụ 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động cùng hội tụ tại huyện Tân Lạc. Ba ngày diễn ra lễ hội, thời tiết ủng hộ, nắng xuân trải khắp vùng đất cổ Mường Bi, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Các chương trình lễ hội được đầu tư, dàn dựng công phu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mường nói riêng và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung. Lễ hội Khai hạ chính là nơi văn hóa dân tộc Mường được tỏa sáng.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.
Trải qua hơn 600 năm xây dựng và tu tạo, đền Nen (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã trở thành di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật có giá trị đặc sắc, là địa chỉ văn hóa, tâm linh để người dân khắp bốn phương đến chiêm bái.
Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2023, trên địa bàn tỉnh có tổng số 86 lễ hội đăng ký tổ chức. Trong đó có 1 lễ hội cấp tỉnh; 3 lễ hội cấp huyện; 30 lễ hội cấp xã, phường, thị trấn; 52 lễ hội cấp thôn, xóm. Sau Tết Nguyên đán, lượng người đi lễ chùa, tham dự lễ hội tăng mạnh. Mùa lễ hội năm nay, dù đã có tín hiệu thay đổi theo hướng tích cực, nhưng nhìn chung, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) vẫn là nỗi lo thường trực.
Hòa Bình đặt mục tiêu sẽ đón đón được 3,5 triệu lượt khách thăm quan du lịch, trong đó khách quốc tế là 450.000 lượt, khách nội địa trên 3 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch đạt 3.900 tỷ...
Hội báo xuân là nét văn hóa đặc sắc, là dịp để các nhà báo, cơ quan báo chí giao lưu, học tập kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa các hội viên nhà báo, giữa những người làm báo với công chúng, bạn đọc, khán thính giả. Để tạo sự cộng hưởng và lan tỏa, Hội báo xuân Quý Mão 2023 được UBND tỉnh cho ý kiến phối hợp tổ chức trưng bày trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023 tại xã Phong Phú (Tân Lạc). Trong 2 ngày trưng bày 28 - 29/1/2023 (tức mùng 7- 8 tháng giêng năm Quý Mão), gian trưng bày báo xuân của Hội Nhà báo tỉnh đã cùng thắp sáng không gian Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.
Năm nay (Quý Mão 2023), cán bộ công chức đi làm từ mùng 6 tết, nhưng các đình Hiệp Ninh, Thái Bình vẫn giữ lệ xưa, làm lễ khai hạ (hạ nêu) vào mùng 7 Tết.
Tết Nguyên tiêu (tết Thượng nguyên) ở Hội An mang những giá trị văn hóa tiêu biểu và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi.
Tết Nguyên tiêu (hay còn có tên gọi: Tết Thượng nguyên) là một trong những lễ hội quan trọng có từ lâu đời của cư dân Hội An và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi ở Việt Nam và châu Á, được tổ chức từ ngày 14-16 tháng Giêng hằng năm, nhưng ngày 16 tháng Giêng mới là chính lễ.
Ngày 5-2, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng chứng nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 5/2, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng chứng nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đúng ngày Rằm tháng Giêng (tức 5.2.2023), UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Nguyên tiêu Hội An.
Sáng 5/2, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An.