Chiến sỹ Điện Biên Hoàng Minh Cần

Dù đã ở tuổi 93, ông Hoàng Minh Cần (trong ảnh), dân tộc Cao Lan, cựu chiến binh thôn 17, xã Kim Phú (TP Tuyên Quang) vẫn nhớ như in những ký ức của 70 năm trước, khi tham gia Chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức người lính pháo cao xạ

Chiến dịch Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã lùi xa 7 thập kỷ, song với cựu chiến binh Đỗ Viết Tịch (sinh năm 1928, trú tại tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), những năm tháng hào hùng lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức.

70 năm ký ức không quên

70 năm trước, họ là những chàng trai, cô gái tuổi 18, đôi mươi với nụ cười rạng rỡ, vượt núi băng rừng với một niềm tin mãnh liệt: giải phóng Điện Biên Phủ. Giờ đây, ở cái tuổi ngoài 90, nhưng nụ cười, giọng nói, khí chất của những chàng trai, cô gái năm nào vẫn cao vút.

Người chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Tròn 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nhiều hoạt động tri ân chiến sĩ Điện Biên đã diễn ra trên khắp các địa phương trên cả nước. Tại buổi gặp mặt các chiến sĩ Điện Biên do tỉnh Thanh Hóa tổ chức, cựu chiến binh Nguyễn Văn Mỵ, năm nay đã bước sang tuổi 95 là người duy nhất của thị xã Bỉm Sơn còn sống về dự.

Điện Biên Phủ qua ký ức người lính quân y

Những ngày cuối tháng Tư, ngôi nhà của cựu chiến binh Nguyễn Hải Chính (đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình) luôn có nhiều đồng đội, người thân đến thăm hỏi, trò chuyện. Họ đến đây để lắng nghe những câu chuyện và cùng sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm về trước.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh trọn đời xứng danh Bộ đội Cụ Hồ

94 năm tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, ông Phạm Như Ý (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã cống hiến tuổi xuân của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, trọn đời xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.

Vợ chồng cựu chiến binh và những ký ức không thể nào quên

Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng ký ức về những năm tháng gian khổ mà hào hùng vẫn vẹn nguyên trong trái tim vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Văn Bình-Lê Thị Anh Đào hiện sinh sống tại nhà số 463 Phạm Văn Đồng (tổ 2, phường Đống Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Ký ức ngày thống nhất đất nước: Vỡ òa cảm xúc khi đứng trước biển!

'Cứ tới ngày 30/4... lại nhớ anh em mình ở La Gi quá', giọng ông Nguyễn Hữu Trí, cựu Bí thư Huyện ủy Tánh Linh nhiệm kỳ 2000 - 2005 vang lên trong điện thoại.

Người Cựu binh kể về giây phút trong ngày đại thắng ở Dinh Độc Lập

Dù 49 năm đã trôi qua, nhưng với cựu binh Nguyễn Đức Minh vẫn nhớ như in ngày 30/4/1975, ông cùng đồng đội tiến vào Sài Gòn, được chứng kiến lá cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Những ký ức còn sống mãi

Trong không khí cả nước tưng bừng Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi được gặp và nghe cựu chiến binh Trần Minh Huấn, tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La kể lại những kỷ niệm trong cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.

Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo

Trở về quê hương sau chiến tranh, gác lại ký ức của một thời bom đạn, các cựu chiến binh vẫn luôn phát huy phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ', gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào thi đua ở địa phương.

Ký ức khó quên của những cựu chiến binh tham gia giải phóng miền Nam

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, ký ức về chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người lính những người trực tiếp tham gia trận chiến lịch sử này. Những hồi ức ấy luôn là minh chứng sống động, chân thực nhất về một thời lịch sử hào hùng, để thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ, tri ân.

Plei Me 'Một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều người dân cũng như các cựu chiến binh lại nhớ về Chiến thắng Plei Me-trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên.

Giữ 'mạch máu thông tin' cho chiến trường

Câu chuyện về những chiến sĩ thông tin trong kháng chiến chống Mỹ là một bức tranh đầy màu sắc. Dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng ở tuyến sau, họ vẫn âm thầm chiến đấu và có những người đã ngã xuống để giữ cho 'mạch máu thông tin' luôn thông suốt, phục vụ chỉ huy chiến dịch và hiệp đồng các lực lượng

Ký ức mùa Xuân lịch sử

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với trận mở màn Buôn Ma Thuột và Chiến dịch Tây Nguyên, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là chiến thắng vẻ vang nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc và có tác động lớn đến tình hình thế giới lúc bấy giờ. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng với những người lính trực tiếp làm nên giây phút lịch sử đó thì tất cả đều như mới vừa hôm qua.

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4): Dũng cảm trong thời chiến, gương sáng trong thời bình

Đây là phẩm chất đáng quý của cựu chiến binh (CCB) Lâm Cảnh Cần (ngụ ấp Võ Dõng 2, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất). Thời gian qua, ông Cần luôn nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực góp sức xây dựng quê hương Đồng Nai ngày càng phát triển và trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Một thời 'nắm thắt lưng địch mà đánh'

25 năm phục vụ trong Quân đội, được tặng thưởng 10 huân chương các loại, được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ Quyết thắng… Từng ấy thành tích được điểm lại là minh chứng rõ nét nhất cho những đóng góp của ông Nguyễn Hữu Vượng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người đã góp công vào 'Tiếng nổ ngàn cân'

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

Chuyện của người chiến sĩ Điện Biên

Tôi có ý định viết về ông Đường Minh Tỵ, chiến sĩ Điện Biên Phủ sớm hơn nhưng đến nay mới thực hiện được. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi đã được gặp ông.

Lễ xuất quân Tuyên truyền lưu động 'Về với Điện Biên': Khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước

Hoạt động nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

Mười lăm phút nữa gặp mùa xuân

Những cái Tết đi qua đời lính, dù chỉ ít ỏi trong những cái Tết của đời người nhưng rồi tôi và đồng đội vẫn còn nhớ nguyên vẹn. Làm sao có thể quên cái Tết mà chúng tôi đã làm chiếc bánh chưng rất độc đáo. Sau này nhớ lại, trong lòng tôi luôn cảm động một cách chân thành.

Nhớ Tết ở chiến trường nước bạn

Mỗi dịp năm mới, những người lính từng làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia vẫn trào dâng niềm xúc động khi nhớ những lần ăn Tết trên đất bạn.

Nam Lào mùa khô năm ấy

Gần đến ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12. Nhớ lại những kỷ niệm bên dòng sông Sê Băng Hiêng- Nam Lào.. mùa khô năm 1971.

Ông cha ta đánh giặc: Cây sắn trên chiến trường Tây Nguyên

Mùa hè năm 1969, trên chiến trường Tây Nguyên, sau các đợt chiến đấu liên tục, lượng lương thực dự trữ cạn dần, có thời điểm chỉ đủ nuôi bộ đội trong khoảng một tuần, trong khi nguồn tiếp tế từ miền Bắc gặp nhiều khó khăn do địch đánh phá tuyến 559. Từ đầu tháng 6 đến hết tháng 10-1969, Bộ tư lệnh 559 chỉ giao được cho chiến trường Tây Nguyên 20,4 tấn gạo.

Kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Trung đoàn 250 (22-11): Thành đồng quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ

55 năm trước, ngày 22-11-1968, Trung đoàn 250, Sư đoàn 309, Quân đoàn 4 (đóng tại TP.Biên Hòa) được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Thạnh Hóa tổ chức Lễ giỗ lần thứ 50 của các liệt sĩ Trung đoàn 207

Ngày 22/10, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện qua các thời kỳ, cùng đông đảo nhân dân và thân nhân các liệt sĩ đã đến Khu tưởng niệm di tích lịch sử Trung đoàn 207, ở ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An dự Lễ giỗ lần thứ 50 của các liệt sĩ Trung đoàn 207 thuộc Quân khu 8.

Chuyện về thủ trưởng Thu

Từ khi chia tay sư đoàn 471 đến ngày gặp mặt đơn vị ở Hà Nội đã ngót nghét 25 năm, vậy nên suốt mấy đêm liền tôi bồn chồn thao thức không sao nhắm mắt nổi, chỉ mong sao chóng đến ngày đó để được về gặp lại anh em đồng đội, những người bạn đã từng chiến đấu trong những năm tháng ác liệt...

Những tháng ngày không thể nào quên với Đại tá Bùi Sáu

Tháng 9-1965, chàng thanh niên Bùi Sáu (ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Đại tá Bùi Sáu nhớ lại, giai đoạn 1965-1973, ông thuộc Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 cùng đồng đội chiến đấu ở chiến trường B5, Bình Trị Thiên.

Nhớ ngày vào Đảng

Cứ mỗi lần kiểm điểm đảng viên cuối năm, tôi không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ lại những năm tháng đã qua, nhất là ngày được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 7 tri ân-Bài 4: Có một người thương binh tên Thảo

Cựu chiến binh Phạm Văn Thảo 72 tuổi, mang trên mình tỷ lệ thương tật 61% với những vết sẹo chằng chéo khắp bả vai. Cánh tay trái của ông treo lủng lẳng, đau nhói mỗi khi trở trời, nhưng ông đã vượt qua tất cả…

Thử lửa thao trường

Với công tác chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ, diễn tập chiến thuật cấp phân đội năm 2023 của lực lượng vũ trang tỉnh Long An là cơ hội 'thử lửa thao trường', giúp lực lượng vũ trang tỉnh Long An nâng cao trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thời quân ngũ, dấu ấn không quên

Tôi sinh ngày 20-10-1952 trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học ở làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Trong quân ngũ, tôi luôn tự hào khi giới thiệu mình là người con một vùng quê cách mạng, một miền sử thi phong phú với truyền thuyết núi Thiên Tôn và các di tích lịch sử Quốc gia, như khu Lăng miếu Triệu Tường, nhà thờ Nguyễn Hữu, hồ Bến Quân-ghi dấu tích của cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung tiến về Thăng Long đại thắng quân Thanh…

Gặp lại thủ trưởng năm xưa

Hôm qua, nhân kỷ niệm 57 năm ngày thành lập Trung đoàn đặc công Hải Quân 126 (13/4/1966- 13/4/2023), tôi tìm gặp lại được người thủ trưởng từng chỉ huy và huấn luyện chúng tôi 51 năm về trước. Anh là Phạm Hồng Xuyên, hiện cư ngụ tại quê nhà xã Đô Thành, huyện Yên Thành , tỉnh Nghệ An.

Huyền thoại về những cô gái Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc

Bằng máu xương và sức trẻ, trên 500 cô gái của Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc đã góp phần giữ vững và làm nên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Tháng năm rực lửa

Mỗi dịp tháng 5 về, trong lòng những cựu binh của 69 năm trước từng 'khoét núi, ngủ hầm' để làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu lại tràn đầy cảm xúc.

'Ngày đặc biệt' ấy...

Những ngày tháng Tư lịch sử, ký ức về đại thắng mùa Xuân năm 1975 lại trở về nguyên vẹn trong mỗi người lính từng tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.

Nhớ những ngày tháng Tư lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ở mỗi thời đại đều ghi dấu những chiến công lẫy lừng. Trong đó, đại thắng mùa xuân năm 1975 là một trong những chiến công hiển hách nhất, lẫy lừng nhất, vang dội nhất.

Ký ức ngày toàn thắng

Đúng vào ngày 30-4 lịch sử của 48 năm về trước, cảm xúc vẫn vẹn nguyên về Sài Gòn ngập tràn sắc đỏ cờ, hoa, biểu ngữ, từng dòng người hân hoan mừng ngày toàn thắng. Lần đầu tiên những người lính 'đi trước về sau' như ông đã vỡ òa hạnh phúc khi được tham gia cùng các cánh quân tiến về giải phóng, đập tan sào huyệt cuối cùng của địch.

Ký ức ngày 30/4 của một cựu binh tên lửa: 'Nước mắt chúng tôi tuôn rơi, nghẹn ngào không nói nên lời'

Khi nghe tin ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tất cả các đơn vị ở trong rừng hò reo: 'Hòa bình rồi, giải phóng rồi, chiến thắng rồi'.

Nhớ lại trận đánh lịch sử cầu Rạch Chiếc

Những ngày chiến đấu giữ cầu Rạch Chiếc dù đã qua 48 năm nhưng đến giờ vẫn in đậm trong tâm trí ông Nguyễn Đức Thọ-Trung úy Z23, Lữ đoàn đặc công, biệt động 316

Tôi đã chiến đấu và sáng tác âm nhạc từ Hàm Rồng, Thanh Hóa

Nhập ngũ ngày 18/2/1965, vào huấn luyện tân binh được khoảng 20 ngày, đầu tháng 3/1965 chúng tôi có lệnh hành quân đi chiến đấu, bổ xung cho đơn vị pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Và 1 tháng sau, ngày 3/4/1965 đại đội pháo 37 ly của chúng tôi bắt đầu tham gia trận đầu tiên tại trận địa Đình Hương (phía làng Hạc Oa), bắt đầu cho gần mười năm trời sống và chiến đấu tại Hàm Rồng,