Ông là nhà thơ hiện đại dù dáng ông rất... cũ. Ông từng là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, tờ tạp chí nổi tiếng một thời, được in ở đấy là vinh dự của người cầm bút cả nước.
Con là một thiếu nữ Phật tử hiện đang còn đi học. Con ước mong xây dựng một tình yêu đẹp đẽ, chân thật và bền vững nên kính hỏi quý Báo trong kinh điển Đức Phật dạy về tình yêu thương như thế nào? Người Phật tử thực hành theo có khó lắm không?
Hai bà là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo khi cả đời cống hiến cho nghệ thuật, dù tuổi cao sức yếu nhưng lòng đam mê nghệ thuật và tình yêu sân khấu vẫn mãnh liệt.
Ác dục là quá nhiều tham muốn bất thiện. Vì tham ái làm cho mờ mắt nên người ta tìm mọi cách để được nhiều hơn. Mọi tranh giành, đấu đá lẫn nhau ở đời đều bắt nguồn từ tham dục. Tà kiến là thấy biết sai lạc. Vì thấy biết không đúng chân lý nên dẫn đến đấu tranh.
Khi mới chớm bước vào nghiệp viết lách, V.Hugo từng hùng hồn quả quyết, như một tuyên ngôn trước thế giới và như là một xác tín với chính mình: 'Là Chateaubriand, hoặc không là gì hết!'. Trong chuyến sang Trung Hoa với vai trò của một ông Chánh sứ Việt Nam, đứng trước mộ Đỗ Phủ, thi hào Nguyễn Du thú nhận: 'Thiên cổ văn chương thiên cổ sư/ Bình sinh bội phục vị thường ly'. (Ông là bậc thầy văn chương của muôn đời. Tôi luôn luôn không quên điều đó).
Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.
Cái đầu đề này là tôi nghịch chữ một chút, ý muốn nói có nhiều người trong một con người mang tên Huỳnh Dũng Nhân, một người con gốc Bến Tre (Nam Bộ). Ít nhất tôi thấy Ngũ Nhân là: Nhân - báo, Nhân - văn, Nhân - họa, Nhân - tình và Nhân - hành.
Bắt tay vào viết một cuốn sách dài hơi với tôi còn là một thử thách nặng nề. Một kẻ tay ngang không qua bất cứ trường lớp dạy viết nào. Nhưng rồi những con chữ đã cuốn tôi đi.
Chiều! Một buổi chiều bàng bạc ở ngã ba đường Yết Kiêu – Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Tôi đứng nán lại ở trên tầng 2 khách sạn, nhìn qua cửa kính xuống vỉa hè, nơi bà đang đứng đợi một người bạn. Điếu thuốc trong tay bà vơi dần. Thi thoảng bà nhả những vòng khói vào chiều. Những vòng khói gầy guộc, mong manh, tan biến. Dòng người xe vẫn thế trôi qua, chẳng ai để ý đến những vòng khói ấy. Chẳng ai để ý người vừa nhả những vòng khói ấy là bà – ca sĩ Khánh Ly.
Hà Nội 'ngàn năm văn vật' là cụm từ rất xa xưa trong sách báo để nói về nét đẹp văn hóa và con người của thủ đô nước Việt Nam. Chỉ cụm từ này thôi nhưng bao nhiêu áng thơ, văn, nhạc, họa, kiến trúc, nhiếp ảnh, điện ảnh, kịch… vẫn chưa lột tả hết.
Không châu thổ trù phú như sông Hồng hay Cửu Long, miền Trung chỉ có nắng gió bão bùng và nhận lấy thiên tai hàng năm như một nghiệp dĩ. Nhưng qua đợt thiên tai cuối năm Canh Tý là minh chứng sáng đẹp nhất cho tình người Việt. Biết bao giông bão, đồng bào khúc ruột vẫn vững chãi và càng thêm lẫm liệt.
Thơ với Nguyễn Hoàng Nam như sợi khói vương trong góc quán quen, như giọt đắng thấm đẫm thời gian của người, như những riêng tư, kín đáo của Hà Nội khép nép giữ mình giữa phố đông.
Năm 20 tuổi, có người hỏi tôi: Cậu hay viết blog, sao không viết về mẹ? Tôi cười: Mình không giỏi viết văn.