Tôi tuổi Kỷ Sửu (1949), Bùi Quang Thanh tuổi Canh Dần (1950), nhà cách nhau vài chục cây số; cùng thế hệ, cùng trải những thăng trầm của thời cuộc, vậy mà số phận đẩy mỗi người mỗi nẻo. Tuổi thanh xuân Bùi Quang Thanh ở chiến trường Tây Nguyên đánh Mỹ. Tôi thì đi cày ruộng, rồi gia nhập thanh niên xung phong.
Chị tên đầy đủ là Trịnh Bích Ngân. Lâu nay, chị xuất hiện với tư cách nhà văn với khoảng 20 đầu sách toàn văn xuôi.
Năm nào cũng vậy, sau những tất bật chuẩn bị cho ba ngày tết, ngó nồi lớn nồi nhỏ đầy đồ ăn chưa ai đụng đến, tôi nói với má: 'Tết năm sau, đơn giản thôi nha má!.' Má không ừ, cũng không phản đối. Rồi năm sau, vừa nghe hơi gió bấc tràn về, má lại đon đả lo sắm tết.
Tết năm ấy, cha tôi đi từ phía Bắc về mang theo mấy hộp bánh đậu xanh rất đẹp. Thời đó quê tôi nghèo lắm nên khi nhìn thấy những chiếc bánh vàng ruộm gói trong hộp bóng kính vuông vức tôi vui sướng ngỡ ngàng. Thế nhưng mẹ tôi bảo sẽ dành hai hộp biếu ông bà nội ngoại, một hộp để lên bàn thờ gia tiên, hộp còn lại mang tặng cô giáo dạy lớp 3 của tôi. Chị em tôi chưa được ăn bánh đậu bao giờ, trong lòng thèm lắm nhưng không dám đòi.
Sáng nay, khi ngang qua trường học, thấy cổng trường treo đầy cờ hoa rực rỡ và bọn trẻ con ríu rít chuẩn bị cho buổi tập văn nghệ, tôi biết ngày 20/11 sắp đến. Đã chẳng còn những tháng ngày ngây ngô cắp sách tới trường mà không gian ấy vẫn khiến tôi rạo rực. Nhớ ngày xưa tôi cũng náo nức giống y như bọn trẻ bây giờ khi được tham gia múa hát những dịp trường tổ chức biểu diễn văn nghệ.
Chiều nay, vợ chồng cái Hiền đưa con qua nhà chơi với ông bà ngoại. Nhân tiện vừa được lĩnh lương, Dịu bảo các con ở lại ăn cơm. Vừa dứt lời đã thấy trên gác lửng có tiếng xoảng một cái, Dịu ngó lên thấy chồng mặt cau có đang lầu bầu: Mẹ kiếp, đã nghèo rớt mồng tơi còn sĩ diện. Nhà nó thiếu đ… gì mà phải mời?
Tôi giật mình. Hình như bộ nhớ điện tử cũng có một trái tim. Và trái tim đó đang giãy giụa.
Trên đường cung nghinh bài vị các vị khai canh, ở mỗi đầu xóm của làng Chuồn đều dựng cổng tam quan, treo đèn kết hoa và bày hương án trang trọng, trước đình làng là hương án của 7 họ được trang hoàng lộng lẫy, uy nghiêm.
Sáng tháng Ba thanh tĩnh. Linh vừa nhẹ nhàng cắm những bông loa kèn trắng muốt vào chiếc bình sứ men nâu, vừa lắng nghe ca khúc La Vie En Rose của Edith Piaf ngân lên trong không gian xao xuyến.
Ngày ấy, cứ đến tháng Chạp, bố mẹ lại tất bật với những phiên chợ Tết liên miên. Ngày bán hàng, tối về kiểm, kê đồ lấy thêm rồi xếp hàng buổi mai. Những ngày dài nén chặt và bận bịu. Tết đến nơi mà trong nhà vẫn chỉ ngập tràn hàng hóa.
Đó là một buổi chiều 30 Tết nhớ nhất trong quãng đời tuổi thơ của mình.