Hợp tác xã nỗ lực tiếp cận chứng chỉ rừng

HTX và thành viên HTX quản lý hàng trăm héc ta rừng sản xuất, nhưng chưa có diện tích nào có chứng chỉ. Nguyên nhân được cho là vì diện tích nhỏ, manh mún cộng với pháp lý sở hữu đất rừng yếu. Cùng với quá trình hợp tác giữa Liên minh HTX tỉnh với Cơ quan nông nghiệp Phần Lan về phát triển lương thực và lâm nghiệp, những khúc mắc được xử lý để các HTX sớm sở hữu chứng chỉ rừng, từng bước nâng cao giá trị rừng trồng.

Khuyến nông Yên Bình đóng góp to lớn cho phát triển nông nghiệp

30 năm qua, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện Yên Bình có nỗ lực không ngừng của hoạt động khuyến nông. Trong từng giai đoạn cụ thể, hoạt động khuyến nông đã bám sát chủ trương của tỉnh, định hướng của ngành, nhiệm vụ của địa phương để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Phát triển lâm nghiệp bền vững - Bài 2: Nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng

Tuyên Quang đang tái cơ cấu trong lĩnh vực lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gỗ rừng trồng.

'Thủ phủ ngành gỗ' Bình Định đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu

Bình Định được mệnh danh là một trong những 'thủ phủ ngành gỗ' có hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ lớn nhất trong cả nước.

Nông dân xã Vĩnh Thủy nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu là mục tiêu quan trọng mà nông dân xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh) hướng tới và quyết tâm thực hiện hiệu quả. Trên thực tế, đã có nhiều mô hình nông nghiệp mới, có quy mô lớn được hình thành và phát triển ở xã Vĩnh Thủy, tạo nên nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn sử dụng, mang đến nguồn thu nhập cao cho người dân.

Yên Bái tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững

Ðể nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, hướng dẫn người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh có trên 13.051 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, VFCS/PEFC trên địa bàn các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ môi trường.

Trồng rừng gỗ lớn - vượt qua thách thức để phát triển bền vững. Bài 2: Vì sao người dân vẫn chưa mặn mà với rừng gỗ lớn?

Tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh thái là những 'lợi ích kép' khi triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Chủ trương này đang được ngành lâm nghiệp đẩy mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, người dân ở một số địa phương còn e dè khi tham gia chuyển đổi sang mô hình này. Hoặc có những chủ rừng lại chỉ tham gia được một thời gian rồi bỏ cuộc.

HTX trồng rừng bền vững, đổi thay vùng quanh năm nắng gió

Khai thác hiệu quả vốn rừng, nhanh chóng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống thành viên và hộ dân liên kết, doanh thu mỗi năm của HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Hưng (Hải Lăng, Quảng Trị) đạt khoảng 6 tỷ đồng. HTX là một trong những mô hình 'mẫu' đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

'Lợi ích kép' từ trồng rừng gỗ lớn

Thừa Thiên - Huế là địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung, trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xem là hướng đi mới, đúng đắn. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp giảm nghèo bền vững mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Giàu lên từ vàng xanh

Xã Trung Sơn (Yên Sơn) là địa phương tiêu biểu về hiệu quả triển khai trồng rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững FSC. Nhờ thay đổi trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, nhiều hộ dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ rừng, trở thành những triệu phú trồng rừng FSC. Người dân ở đây gọi những cánh rừng FSC là 'vàng xanh' mang lại no ấm đời đời...

Cam Lộ nỗ lực phát triển lâm nghiệp bền vững

Địa bàn huyện Cam Lộ phần lớn thuộc vùng bán sơn địa nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của HĐND huyện về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, những năm qua, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả tích cực.

Dư âm mùa thu lịch sử

77 năm trôi qua nhưng dư âm của mùa thu tháng Tám năm 1945, của những ngày Tổng khởi nghĩa còn đọng lại mãi trong ký ức mỗi người. Những nhân chứng ngày ấy dẫu không còn nhưng các thế hệ con, cháu vẫn không thể nào quên. Tinh thần bất diệt của những ngày Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm ấy đã trở thành sức mạnh để hôm nay Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Khu Giải phóng vươn mình bứt phá, xây dựng quê hương cách mạng giàu đẹp.

Nhân rộng những cánh rừng FSC

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, thời gian qua tỉnh đã tích cực triển khai đến người dân thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC của Châu Âu, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng cho người dân.

Triệu Thượng tập trung khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp

Xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong có diện tích đất tự nhiên 6.880 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp hơn 739 ha. Toàn xã có hơn 1.590 hộ. Năm 2019, xã Triệu Thượng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của xã đạt 53 triệu đồng.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Xã Triệu Thượng: Phát triển trên 3.000 ha rừng kinh tế

Trong những năm qua, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khảo sát, quy hoạch vùng để phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, con nuôi hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, xã đã xây dựng được 5 mô hình trang trại tổng hợp xa khu dân cư, trong đó có 1 mô hình công nghệ cao; phát triển trên 3.000 ha rừng trồng kinh tế, trong đó có trên 155 ha rừng trồng gỗ lớn, rừng FSC. Quy hoạch trồng được trên 300 ha cao su đã khai thác mủ, 4,5 ha thanh trà, trên 5 ha diện tích cây có múi.

Yên Sơn hình thành 4 vùng sản xuất nông nghiệp

Ngày 13-10, đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Yên Sơn về việc triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sơn Dương phát triển 8 chuỗi sản xuất hàng hóa

Ngày 12-10, đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Sơn Dương về việc triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phát huy vai trò của tổ chức đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên đáng kể. Diện mạo của vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều đổi thay rõ nét. Kết quả đó là nhờ năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng đã nâng cao hơn, phát huy được vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng chuỗi liên kết cho ngành Gỗ

Là một trong những ngành Công nghiệp sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Đồng Nai và cả nước, có nhiều tiềm năng nhưng ngành Gỗ đang đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số thách thức lớn là phải xây dựng được nguồn nguyên liệu hợp pháp, đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến gỗ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Cơ hội cho cao su mở rộng thị trường

Thông tin từ các công ty chuyên cung ứng cao su thiên nhiên bền vững cho các hãng lốp xe, thời trang, thiết bị y tế..., rất nhiều hãng muốn mua cao su thiên nhiên bền vững ở Việt Nam. Đây chính là cơ hội rất lớn cần ngành cao su Việt Nam nắm bắt.

Cách nào để sản phẩm cao su Việt thâm nhập thị trường Châu Âu?

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm cao su vào thị trường Châu Âu là rất lớn song để thâm nhập các quốc gia này, doanh nghiệp Việt phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cũng như các tiêu chuẩn về lao động, môi trường khác.

Ươm rừng

Nhiều năm qua, người dân Tiến Bộ (Yên Sơn) cần mẫn ươm rừng để giữ mãi màu xanh của đại ngàn. Họ đưa việc gây rừng vào hương ước, trở thành lời thề gắn bó thủy chung với rừng, để rồi nhân lên giá trị của rừng…

Lộc Rừng

Đi dưới những cánh rừng trồng xanh ngắt, hít đầy lồng ngực không khí trong lành, thơm mát và cảm nhận hương xuân quyện trong từng nhánh lá, hàng cây, mới thực sự cảm nhận được câu ví von 'Rừng là máu của sự sống'. Từ phong trào 'phủ xanh đất trống đồi núi trọc' ngày nào, từng tấc đất ở Tuyên Quang hôm nay đã được khoác lên mình tấm áo xanh đầy sức sống. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân những mùa xuân ấm no.