Thương những tàn phai

Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Quê hương ở đó

Không dưng mà tôi lại nhớ về khoảnh vườn nhỏ của bà tôi. Ở đó có một cây lê rất to đơn độc, sum suê cành lá. Xung quanh là những cây mác mật, cây vải, bụi chuối lá và một cây trám thân thẳng đứng. Những ngày ở quê thật tuyệt. Buổi sáng bắt đầu bằng tiếng con mèo mướp meo meo lanh lảnh trong sự tĩnh mịch của không gian. Trừ những ngày mùa đông, khoảnh vườn lung linh đốm nắng. Cái nắng ở quê sao mà đẹp quá, màu nắng dịu dàng mà rực rỡ. Nắng nhảy múa qua những vòm lá. Không phải trong nắng có sương mà trong sương có nắng.

Nỗi lòng người dân ở Đồng Cây Dâu

Cuộc sống khó khăn của người dân ở xóm Đồng Cây Dâu, thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm (Ba Tơ) cứ nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu và đất đai... để ổn định cuộc sống là nguyện vọng thiết thực của gần 100 người dân mà vẫn chưa thành hiện thực.

Tản văn: Chuyện về cô trò nhỏ

Có ai đó từng bảo, giây phút gặp gỡ ban đầu chưa thể nhìn thấu hết một con người, mà chúng ta phải đi cùng với người ấy đến tận giây phút chia xa

Từ cà phê nhà ma, nghĩ về biệt thự cổ Đà Lạt

Căn biệt thự nổi tiếng ma quái, từng không ai dám bước chân vào trở thành quán cà phê xanh mát trong khi những căn biệt thự cổ quý giá của Đà Lạt vẫn hoang lạnh.

Myanmar đẹp và buồn

Sau 'Phnom Penh' với những đoản văn về Campuchia, họa sĩ – tác giả Trần Ngọc Sinh (Au Min) mới đây đã đến với vùng đất được mệnh danh là 'kho báu cuối cùng còn lại của châu Á', qua 'Myanmar truyện không phải truyện'.

Dấu ấn của những con ngõ nhỏ

Những con ngõ nhỏ của Hà Nội ẩn dấu vẻ đẹp bình dị mà độc đáo của đô thị. Ở đó có thể có một quán ăn ngon, một người thợ khéo tay, cùng những câu chuyện muôn năm cũ.

Du lịch 'chữa lành' ở Yên Tử

Nếu chọn một nơi để 'chữa lành' cho tâm hồn mình, tôi thường nghĩ về Yên Tử. Ở đó có nhiều ngả rẽ như đường Tùng cuồn cuộn rễ cây; khu lăng mộ tịch liêu dưới bóng cây đại già; thiền viện uy nghi, tĩnh mịch… Dù đứng ở đâu, tôi cũng thấy những 'vết thương' của mình đang se lại.

Một đối thoại liên văn hóa Việt – Nhật qua Ukiyo-e

Thông qua dự án 'Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e' lần này, biên độ cuộc đối thoại của nhóm nghệ sĩ trẻ, dưới sự hướng dẫn của giám tuyển Nguyễn Thế Sơn, được mở rộng tới tầm vóc liên văn hóa, giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.

Dấu ấn Trịnh Hoàng Diệu - Màu thời gian

Bộ sưu tập 'Màu thời gian' của NTK Trịnh Hoàng Diệu vừa ra mắt đã để lại dấu ấn với công chúng yêu áo dài thiết kế của chị.

Nhà văn Nhật Chiêu nói gì về tác phẩm của Yasushi Inoue?

Những người yêu văn học Nhật Bản vừa có buổi giao lưu, trò chuyện với nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu về chủ đề 'Màu của buồn thương trong tác phẩm của Yasushi Inoue'.

Khám phá văn học Nhật Bản đầu thế kỷ 20 qua hai tiểu thuyết của Yasushi Inoue

Lâu nay, bạn đọc Việt Nam biết đến văn học Nhật Bản phần nhiều là qua các tác giả hiện đại, ở các mảng văn học hiện thực và văn học trinh thám. Tuy nhiên, ở mảng văn học cổ điển, Nhật Bản có những tác giả, tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu là Yasushi Inoue, một tác giả từ đầu thế kỷ 20, với những tác phẩm không phản ánh trực tiếp nhưng ít nhiều mang sắc màu tư tưởng của bối cảnh lịch sử thời bấy giờ.

Xóm đêm

Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ của Ban Thăng Long đã để lại cho chúng ta nhiều bài hát thật khó quên. Ông viết chủ thể loại từ Cha cha cha cho đến Slow… và ông cũng viết cho chúng ta một bài hát mang giai điệu Boléro sang trọng: 'Xóm đêm'. Bài này ông viết vào năm 1955, tôi chép cẩn thận trên vở học trò từ năm 1960 đến nay mà nó không phai màu!

Ngả nghiêng bóng Huế

Tôi đã từng đặt chân đến nhiều thành phố đẹp trên khắp đất nước mình, song mỗi lần về Huế, tôi lại thấy miền đất này có một sức hấp dẫn riêng biệt không trộn lẫn với bất kỳ thành phố nào khác. Tôi gặp Huế trong một chiều đầy nắng. Huế nóng. Nhưng cái khắc nghiệt của thời tiết đó không hề che lấp đi sự yên bình, tĩnh lặng của xứ sở từng là Kinh đô của đất nước, với di tích lịch sử là Hoàng thành đồ sộ, nguy nga và những lăng tẩm, đền đài nép mình trong những cánh rừng thông tịch liêu bên đôi bờ sông Hương thơ mộng.

Bình yên cổ miếu

'Tôi nghe ở Sài Gòn - TPHCM có ngôi miếu nằm giữa dòng sông từ lâu nhưng nay mới có cơ hội ghé thăm. Bước chân lên con thuyền nhỏ để sang miếu đã thấy thích thú. Vãn cảnh, càng cảm nhận vẻ bình yên', chị Thanh Chung cùng bạn bè chạy hơn 20km từ TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) ghé miếu vào một chiều cuối tuần.

Chợ Lách nghĩa tình

Không hiểu sao mỗi lần con phà Cổ Chiên cập bến phía bờ Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), lòng tôi lại thấy dâng lên những cung bậc thanh thản lạ thường. Đó không phải cảm xúc của một người khi đến miền đất lạ, mà là nỗi bâng khuâng cao đẹp của sự hồi hương.

Xuân trên Đồng Cao

Là người con xa quê, mỗi dịp Xuân về, tôi thích khám phá quê hương ở một địa chỉ mới. Năm nay, tôi chọn Đồng Cao, Sơn Động, Bắc Giang.

Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong thơ

Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã thể hiện sức sống mãnh liệt bằng việc không bị đồng hóa bởi phương Bắc. Nền văn hóa Việt Nam, trong đó có Tiếng Việt đã giữ vững tính độc lập của mình. Điều đó ai cũng biết và là niềm tự hào của chúng ta.

Săn cá đêm

Cuối Hạ, mưa ào ào như trút nước. Dòng chảy sông Bứa ồ ạt đổ về xuôi như muốn cuốn phăng tất cả những gì chặn dòng, ngăn lối. Thế nhưng, đó lại là 'dòng sống' của nhiều người dân chài lưới ven sông. Mấy chục năm, lặn lội theo con nước, anh Nguyễn Xuân Thái (khu 2, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn) thuộc từng bờ, bãi đến những quãng nước nông, sâu. Tiếng dầm chèo khua nước lẫn trong những thanh âm của màn đêm tịch liêu trên sông tựa như tiếng thở của một đời mưu sinh chài lưới. Bao vui buồn, tâm tình rất riêng về nghề hằn in trong dáng hình ngư dân lầm lũi dưới bóng trăng nhẫn nại buông lưới, giăng câu, săn tìm 'lộc sông'…

Miền trái ngọt Thắng Hải

Con đường đi lên của xã Thắng Hải, với hàng chục tỉ phú thu nhập cỡ vài tỉ đồng hàng hóa/năm, cho thấy sức mạnh của một vùng quê, cũng như sự nhạy bén của con người ở đây

Nhà báo Phong Nguyên và 'Hoa của Biển'

'Mấy độ thu qua, đông lại; mấy thuở nước lớn, nước ròng, mà những bến bờ xưa cũ vẫn cứ đinh ninh đứng đợi. Đợi như đợi những nhân duyên. Ai đó nói biển là cái nôi của sự sống. Đúng quá! Ai đó nói biển là người thầy thuốc vĩ đại, tận tụy và bao dung. Cũng đúng quá! Nhưng không chỉ vậy, biển còn trìu mến vỗ về, khỏa lấp những vết thương lòng thầm kín; làm nhân chứng cho bao cuộc hò hẹn, hàn huyên. Khách đến Nha Trang, cứ tìm tới biển. Để rồi bờ bãi muôn niên lưu giữ bước chân ai. Cây cỏ tịch liêu trong không gian vời vợi, gợi nhắc khôn cùng nỗi niềm lữ thứ. Khách đi rồi tình còn ở lại…'.

Đi giữa thế giới màu xanh, món ăn lạ trên những nẻo đường

Những năm gần đây du lịch xanh đang trở mình thành 'món ăn lạ' trong những nẻo đường rong chơi.

TÔI MƠ

Tôi mơ... Giật mình khóe mắt loang/ Kỷ niệm xa lắc bỗng rộn ràng/ Mấy ai nhớ về thuở xưa ấy?/ Gom nhặt ký ức lòng xốn xang!

Tu viện Tả Phìn- Vẻ đẹp 'ma mị' giữa lòng Sa Pa

Tu viện cổ Tả Phìn duyên dáng xinh đẹp như bị ngủ quên giữa núi rừng Sapa, ít ai biết đến! Đến đây, ta như lạc bước vào không gian trầm mặc, khung cảnh lãng đãng sương khói của miền sơn cước!

Những ngày xuân hoang vu của Nguyễn Đức Sơn

Đối với tôi cái hấp dẫn nhất trong thế giới thơ văn của Nguyễn Đức Sơn, có lẽ là hình ảnh một mình lầm lũi bước đi tìm kiếm một cái gì chưa có tên gọi trên cuộc đời này.

Sư cô tu ở Làng Mai viết 'uớc hẹn' trước thềm xuân

'Sáng mở cửa đất trời thơm thơm lạ

'Công trình nghệ thuật' trên đèo Lò Xo

Khách lữ hành ngược Bắc xuôi Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh, ngang qua đèo Lò Xo ngày nay, ngoài cảnh đẹp thiên nhiên của quần sơn Ngọc Linh kỳ vĩ còn được 'no mắt' khi chứng kiến và chiêm ngưỡng một công trình 'nghệ thuật' cũng kỳ thú không kém. Đó là liên tục những đoạn rào chắn ta luy âm bằng lốp ô tô loại thải được sơn phết sáng loáng, đẹp mắt.