Nhớ về năm tháng còn đi học, có lẽ một trong những hình ảnh yêu thương nhất, khó quên nhất đối với chúng ta còn là lúc nửa khuya giật mình tỉnh giấc. Thấy gì? Thấy mẹ còn ngồi vá/ khâu áo dưới ngọn đèn lờ mờ ánh sáng. Có bài học thuộc lòng hồi học lớp 3, sau hơn nửa thế kỷ, tôi vẫn còn nhớ như in.
Tục ngữ có câu: Bán đong buông, buôn đong be. Có lẽ nhiều người cảm thấy khó hiểu và cũng khó có thể giải thích rành mạch. Với từ buông/ buôn, rõ ràng có hai nghĩa khác nhau. Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng (Tú Xương).
Ông nhà văn Lỗ Tấn nói phải lắm, đại khái: 'Trên trái đất này, ban đầu làm gì có đường, người ta đi mãi thành đường đó thôi'.
Này cô Hai, có phải theo năm tháng, trong tiếng Việt có những từ không còn sử dụng hoặc dần dần phai nghĩa, vì thế, có những văn bản khi đọc, chúng ta không rõ nghĩa của nó?
Tục ngữ của người Việt có câu: Khôn ăn cái, dại ăn nước. Cái là cái gì? Nếu nắm rõ về một trong những cấu trúc đặc thù của tục ngữ, ta thừa biết rằng trong câu này, có hai vế đối với nhau: khôn - dại; cái - nước là cặp từ trái nghĩa. Dù không giải thích nhưng ai cũng thừa biết trong ngữ cảnh này, nước phần chất lỏng trong món nước nào đó, cái là phần đặc còn lại, được xem là chất lượng nhất, tùy theo món đó là gì.
Sống trên đời, không ai muốn rơi vào tình trạng một mình một bóng. Tẻ nhạt lắm. Buồn tẻ lắm. Phải có đôi. Không thể đơn chiếc. Từ thời xửa thời xưa, từ cái thời ông Sơn Tinh - Thủy Tinh cùng mê đắm cô Mỵ Nương đã thế.
Bộ sách mới nhất của nhà thơ Lê Minh Quốc vừa giới thiệu tới độc giả 'Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt' là những tích lũy, trải nghiệm đầy sức sống của ngôn ngữ Việt.