Ông Hà Văn Tình (57 tuổi, ở bản Bàn, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) là nghệ nhân chế tác và thổi thành thạo khèn bè - một loại nhạc cụ dân tộc của người Thái. Để có một cây khèn ông phải mất cả tuần, thậm chí nhiều hơn.
Suốt gần 200 năm, những người thợ giỏi tại làng trống Bình An phải chạy theo thời tiết, dùng đôi tai thẩm âm cùng 20 công đoạn thủ công để làm nên chiếc trống hoàn mỹ.
Được tổ chức thường niên, cuộc thi khoa học kỹ thuật đã trở thành sân chơi trí tuệ của học sinh trung học trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Không chỉ giúp các em phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực nghiên cứu, cuộc thi còn góp phần truyền lửa đam mê cho những 'nhà khoa học' trẻ.
Mấy ai qua được trăm năm tuổi/ Mà tay còn nắn phím so dây? Người sống trên trăm tuổi đã hiếm, mà người còn có thể nhấn phím hòa đàn khi đã 102, 103 tuổi thì lại càng khó kiếm. Nhưng quy luật vô thường của cuộc đời đã mang thầy đi xa ở tuổi 104…
Cũng giống như bao đứa trẻ khác trên dải đất hình chữ S này, tôi lớn lên bằng lời ru ngọt ngào của những người phụ nữ tảo tần, chịu thương, chịu khó. Nhưng, không chỉ vậy, tôi tự thấy mình có phần may mắn, bởi ngoài những câu hát ru ầu ơ vỗ về ân cần từng miếng ăn giấc ngủ của bà, của mẹ, tuổi thơ tôi, tâm hồn tôi còn được tưới mát bởi tiếng ru của làng - Tiếng trống Đọi Tam.
Không chỉ bản thân đam mê hát chèo, chị Mai Hoa ở phường Nguyễn Trãi (TP Hải Dương) còn lan tỏa niềm yêu bộ môn nghệ thuật truyền thống ấy tới các con.
PTĐT - Xác định Hát Xoan là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc, ngay từ năm học 2010-2011, Trường TH Đinh Tiên Hoàng, TP Việt Trì đã sớm thành lập các câu lạc bộ hát Xoan theo từng khối, lớp.
Trường Cao đẳng Hải Dương đang hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị tuyển sinh ngành sư phạm mầm non hệ cao đẳng với khoảng 600 chỉ tiêu, thời gian tuyển sinh đến hết tháng 2.2021.
Đó là ông A In (66 tuổi, trú ở làng Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông). Ông đã được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú năm 2019 vì những đóng góp trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tại buổi thi tốt nghiệp của Khoa Âm nhạc ứng dụng (Trường ĐH Thăng Long), 9 sinh viên khóa đầu tiên đã 'cháy' hết mình trong 5 bài thi kéo dài 30 phút.
Múa là ngành học không chỉ cần năng khiếu mà đòi hỏi sự đam mê và khổ luyện. Để thi năng khiếu môn múa, thí sinh phải thể hiện được biểu cảm hình thể, kỹ năng thực hiện các tổ hợp, động tác múa, khả năng bắt chước, cảm thụ âm nhạc.
Nghệ thuật, thanh nhạc, sư phạm âm nhạc là ngành thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh, được các trường mở mã ngành đào tạo.
Tiếng kèn như ngọn lửa hun đúc tình yêu của người Phạm Pháo với nghề làm kèn, nuôi dưỡng những tâm hồn nghệ sĩ nông dân mộc mạc.
Trong chung kết xếp hạng Liên hoan Tình khúc Bolero tỉnh Bình Thuận lần thứ III năm 2020 dành cho lứa tuổi từ 14 đến 55 diễn ra vào đêm 28/1/2020, Trần Thị Thu Tuyết (sinh ngày 2/11/2006) đã đoạt giải quán quân.
Dân làng Groi không ai không biết tới nghệ nhân A Lip, người vẫn ngày đêm gìn giữ giai điệu cồng chiêng, để những giá trị văn hóa không bị mai một.
Chúng tôi đến thăm showroom 'Pro Piano Station' của Thái Dũng ở số 196 ngõ Quỳnh phố Thanh Nhàn vào một ngày trời mưa và se lạnh, cảm nhận của tôi khi bước vào nơi này thật ấm cúng với cách bài trí đồ đạc trong phòng mang hơi hướng xưa cũ thật bình dị chứng tỏ sự tinh tế của chủ nhân.
Dù không biểu diễn, nhưng người quen, bạn bè hay phần lớn những người đã từng gặp Thái Dũng thường gọi anh là nghệ sĩ. Lại có người gọi anh là bác sĩ bởi anh là người thẩm âm và làm nghề sửa đàn Piano.
Sinh ra và lớn lên tại làng trống Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), ông Phạm Chí Cảnh đã dồn tâm huyết của mình đưa tiếng trống của quê hương vang xa trên vùng đất mới.
Nếu như trước đây khiêu vũ thể thao (Dance Sport) được xem là một bộ môn chỉ dành cho giới thượng lưu hoặc giới trẻ, thì những năm gần đây, ở Lâm Ðồng, bộ môn này đã phổ biến rộng rãi hơn với rất nhiều độ tuổi, nhiều người và nhiều thành phần xã hội. Từ bộ môn phong trào, Dance Sport vươn mình tranh tài ở các giải đấu cấp quốc gia.
Gần 30 năm qua, ông Lò Văn Phòng, bản Búng, xã Chiềng Sàng luôn đam mê, miệt mài nghiên cứu, chế tác ra những chiếc trống, chiếc chiêng to nhỏ đủ loại, mong góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Thái Yên Châu.
Làng nghề làm đàn Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đào Xá nổi tiếng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Điều đặc biệt là những người làm ra những cây đàn, những nhạc cụ độc đáo mang âm hưởng dân tộc lại là những người nông dân.
(HBDDT0 -Từ ngày ra phố thị và có chút danh vị trong xã hội, gia đình anh MM thay đổi hẳn