Là một trong 7 đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng (BPCKC) biển được Cục Cửa khẩu BĐBP thí điểm triển khai thực hiện thủ tục Biên phòng điện tử (BPĐT), thời gian qua, BPCKC Bà Rịa-Vũng Tàu luôn xác định đây là nội dung hết sức quan trọng, góp phần tích cực tạo nên sự thông thoáng trong công tác quản lý, kiểm soát xuất, nhập cảnh (XNC). Chính vì thế, đơn vị đã tích cực triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ này, tạo thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập qua các cảng, trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Cảng cạn Phú Mỹ sẽ là tuyến vận tải nội địa kết nối vùng. Đây là một trong những dự án đầu tư trọng điểm của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cảng cạn đầu tiên của Bà Rịa- Vũng Tàu nằm trong KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, thị xã Phú Mỹ là cảng cạn thứ 3 tại khu vực phía Nam đã chính thức đi vào hoạt động.
Thời gian gần đây, tình trạng tàu cá đăng đáy, thả lưới hoặc kéo lưới di động đánh bắt thủy sản trái phép tại Vịnh Gành Rái, trên sông Cái Mép - sông Thị Vải diễn biến rất phức tạp, hàng ngày tàu cá hoạt động với mật độ, tần suất cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông hàng hải khu vực.
Sở GTVT TP.HCM vừa cho phép đơn vị khai thác tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu khai thác từ 4-22 giờ, tăng thời gian hoạt động - phục vụ hành khách so với trước đó.
Sau khi thí điểm 6 tháng về việc tăng thêm giờ chạy phà, mới đây Sở Giao thông- Vận tải TPHCM đã có văn bản thống nhất về việc cho phép phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu tiếp tục hoạt động từ 4h đến 22h hằng ngày.
UBND TP.HCM đã có tờ trình gửi Thủ tướng về đề án nghiên cứu xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Theo đó, TP.HCM nhấn mạnh cảng Cần Giờ sẽ là cảnh xanh đầu tiên Việt Nam, sử dụng 100% bằng nhiên liệu sạch.
Theo tờ trình đề án nghiên cứu, khi đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - TPHCM sẽ đóng góp cho ngân sách từ 34.000 - 40.000 tỷ đồng/năm.
Quy mô Cảng được nghiên cứu là có thể khai thác tàu vận tải container có trọng tải lên đến 250.000DWT, tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000-65.000 tấn và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn.
Cảng dự kiến xây dựng tại cù lao Con Chó (xã Thạnh An, huyện cần Giờ) với tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Việc bốc xếp container sẽ sử dụng thiết bị chạy bằng năng lượng, nhiên liệu sạch.
UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng Chính phủ tờ trình đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Chiều nay, 18/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội thảo 'Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn', do Báo Nhân Dân tổ chức.
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định kinh tế biển là động lực mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội huyện Cần Giờ, TP.HCM.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh nhận định, kinh tế biển là động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ.
Sau 6 tháng thí điểm, đơn vị vận hành khai thác tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đề xuất tiếp tục tăng thời gian hoạt động tuyến phà từ 4 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.
Sở GTVT TP.HCM đã yêu cầu các đơn vị liên quan và chủ đầu tư tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu báo cáo về hiệu quả của tuyến khi hoạt động từ 4-22 giờ.
Tp.HCM đặt mục tiêu triển khai xây dựng Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với tổng mức đầu tư gần 5,5 tỷ USD giai đoạn 2024 – 2026 và khai thác từ năm 2027.
TPHCM đặt mục tiêu đưa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào hoạt động từ 2027. Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó (xã Thạnh An), tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha.
Hãng tàu MSC rất quan tâm, tìm hiểu và mong muốn tham gia hợp tác đầu tư tại Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ của TPHCM.
Khi đầu tư hoàn chỉnh tại cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, mỗi năm Cảng Trung chuyển Quốc tế Cần Giờ sẽ góp ngân sách 34.000-40.000 tỷ đồng thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí.
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024 – 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Việc địa phương chưa công bố giá của sản phẩm tận thu đang khiến Dự án nạo vét, thiết lập khu neo chờ vào các bến cảng trên sông Soài Rạp gặp nhiều khó khăn.
Mô hình tương lai của TP HCM cần đặt kết nối vùng quyết liệt hơn để tận dụng và phát triển kinh tế biển, cảng biển gắn với chuỗi đô thị biển mang tầm quốc tế
Sở GTVT TP.HCM cho biết đến nay Sở GTVT TP.HCM đã nhận được 14 ý kiến bằng văn bản của các đơn vị liên quan đến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Đây là con đường đèo hiểm trở dài khoảng 18,5km và có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.
Ngày 26/4, Bộ Chỉ huy BĐBP và Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quy chế phối hợp giai đoạn 2021-2023 và ký kết Quy chế phối hợp năm 2023. Đại tá Trần Thanh Đức, Chỉ huy trưởng BĐBP thành phố và đồng chí Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, đồng chủ trì hội nghị.
Theo đề xuất, sân bay Gò Găng sẽ là sân bay lưỡng dụng phục vụ vận chuyển hàng không nội địa, bay trực thăng taxi, du lịch, dầu khí, được xây dựng mới tại khu vực đảo Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có Công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải về việc xem xét khả năng đưa sân bay Gò Găng vào quy hoạch phát triển cảng hàng không.
Đây sẽ là sân bay lưỡng dụng phục vụ vận chuyển hàng không nội địa, bay trực thăng taxi, du lịch, dầu khí được xây dựng mới tại khu vực đảo Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Rạng sáng ngày 11-2, trên sông Lòng Tàu (khu vực phao 40), trên đường ra vào cảng ở TPHCM, 2 tàu chở hàng ngàn container quốc tịch Singapore và Bahamas đã va chạm nhau, 2 tàu bị hư hỏng, nhiều container bị biến dạng. Tai nạn không làm tràn dầu.
Vụ va chạm trên sông Lòng Tàu, TP. Hồ Chí Minh khiến 2 tàu chở container bị hư hỏng nặng, hàng hóa rơi ra ngoài. Vụ việc không gây thương vong về người.
Hải đăng Vũng Tàu tọa lạc trên đỉnh núi Nhỏ (núi Tao Phùng) thuộc phường 2, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Đông Nam Á, được xem là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu, là điểm đến tham quan của du khách gần xa.
Được xếp hạng thứ 11 trong số 370 cảng container hoạt động tốt nhất toàn cầu, ít ai biết, cách đây 15 năm, nơi đây là vùng đước, cỏ dại um tùm…
Sau gần 1 giờ vật lộn với sóng to, gió lớn, dông lốc, tàu Tân Cảng P3 đã tiếp cận, cứu vớt thành công năm ngư dân bị nạn ở vùng biển Vũng Tàu.
Nhiều bến thủy nội địa hoạt động không phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy tại TPHCM, đã bị cơ quan công an xử phạt với tổng số tiền hơn 676 triệu đồng.
Trước đó, Ban quản lý dự án giao thông khu vực Cảng Cái Mép -Thị Vải được giao làm chủ đầu tư dự án sân bay Gò Găng. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn lập chủ trương đầu tư (tiền khả thi) và lập quy hoạch 1/2000; các sở ngành rà soát lại các vấn đề liên quan về đất đai.
Rất nhiều vụ chìm tàu du lịch khiến nhiều khách du lịch khi nghĩ tới không khỏi 'lạnh người'.