Dưới tán cây mạy lùng

Hè về bọn trẻ trong bản Cốc Lùng thường rủ nhau tụ tập dưới tán cây mạy lùng, tán lá xòe rộng bằng cả đám nương to, nắng tháng Bảy chói chang là thế nhưng cũng hiếm có giọt nắng nào lọt xuống gốc cây, bởi tán lá to và rất dày. Gốc cây mạy lùng lòng thòng những chùm rễ, thả từ trên cành cao xuống, những chiếc rễ dài cả chục sải, to bằng cổ tay bọn trẻ nhẵn thín, vì bọn trẻ thường bám vào những chiếc rễ đánh đu; còn gốc cây thì khỏi nói, ít cũng chục vòng tay người lớn ôm mới đủ! Có lẽ cái tên của bản Cốc Lùng cũng khởi nguồn từ cây mạy lùng này mà ra.

Mẹ tôi và những ngày mùa

Những ngày mùa màng ở thôn quê bao giờ cũng gợi lại trong ta cả một vùng ký ức. Ký ức ấy, dù có là hình ảnh hay âm thanh nào đi nữa, thì cũng luôn gắn với mẹ - người đàn bà của làng quê Việt Nam nắng mưa, tần tảo...

Những mẩu sử của bánh mì Hà Nội

Bánh mì Hà Nội có vẻ 'lặng lẽ' khi so với những bánh mì Hội An, bánh mì Sài Gòn, Bình Định, Phú Yên… nhưng khi lần theo những mẩu sử của bánh mì Hà Nội, ta cảm nhận được dòng chảy của phong vị đất này.

Lên nương mùa Xuân

Sau mấy ngày Tết, mọi việc lại quay trở lại guồng quay cũ. Con đường lên nương hàng ngày lác đác người đi chăn bò chăn trâu, người đi làm nương rẫy, người đi lấy củi, giờ vắng hoe vắng hoắt. Sương sớm mù mịt lối đi. Các ngọn núi ngày thường xanh rì giờ biến mất sau những tấm màn trắng phau. Các ngọn cỏ đẫm sương quệt vào chân lạnh buốt.

Bàn tay mẹ

Tiễn tôi ra đến tận đầu làng, mẹ vẫn nhắc đi nhắc lại: Lên đó cố gắng mà học hành cho bằng chị, bằng em, con nhé! Lúc nào nhớ nhà thì viết thư về cho bố, mẹ!'

Những mùa gặt trong ký ức

Đến tận bây giờ, khi đã trưởng thành, nếm bao nhiêu hương vị đắng, cay, ngọt, bùi cùng bao nhiêu 'của ngon, vật lạ' của khắp các vùng miền, nhưng sao tôi vẫn chẳng thể nào quên được cái hương vị beo béo, ngọt bùi của món châu chấu rang, đặc trưng mùi vị của mưa nắng đồng quê, của hương lúa mới.

Ði qua mùa hạ

ĐBP - Trưa hè hun nắng hầm hập. Từng gương mặt nhễ nhại. Tiếng còi xe, tiếng động cơ cháy khét. Chợt thèm vị ngọt mát của ly thạch găng. Quán nước bà Bình mái tranh nâu nép dưới gốc cây bàng là thiên đường với đám trẻ con quê tôi ngày ấy. Một cái bàn nhỏ bày dăm ba chiếc cốc thủy tinh và bốn thanh ghế dài xếp vuông vắn xung quanh. Chỉ có thế thôi mà khiến đám trẻ con mê tít thò lò.

Đang xem TV thì nghe tiếng động lạ, cả nhà kinh hãi phát hiện trăn khổng lồ có 100 cái răng

Đang ngồi xem TV thì nghe tiếng động lạ trên mái nhà, gia chủ ra xem thì suýt ngất khi thấy con trăn dài 3 m trườn phía trên.

Ký ức

Gã tạt vào quán bún bò bên quốc lộ, để tránh cái nắng như thiêu như đốt của tháng sáu hắt vào carbin. Toàn thân gã bây giờ nồng nặc mùi mồ hôi chua loét, quyện với mùi hoi hoi của đám gà con chất đầy thùng xe tải.

Tìm một chân dung cho Hà Nội

Đã có một thời gian dài các họa sĩ đi tìm biểu trưng cho Hà Nội. Thật ngạc nhiên là dù các họa sĩ của Thủ đô rất đông đảo, nhưng giải Nhất lại thuộc về một tay cọ đã sống xa Hà Nội hơn nửa thế kỷ. Và cái logo với hình ảnh Khuê Văn Các cách điệu cao đã được thành phố 'nghìn năm văn hiến' dùng cho đến tận bây giờ.

'Nghe' nhạc bằng văn xuôi và trong văn xuôi

Thông thường, người ta có thể nghe nhạc trong không gian nhà hát, qua diễn tấu trực tiếp của những nghệ sỹ. Người ta cũng có thể nghe nhạc một cách gián tiếp, qua băng đĩa ghi âm và các công cụ phát thanh, truyền thanh.

Cỏ

Đã bao lần tôi lan man nghĩ về 'cỏ'. Nghĩ mà muốn cắt nghĩa một điều gì đó cơ hồ như thân phận con người, nhưng rồi những ý nghĩ cũng lại dường như chưa đủ. Cho đến khi đã hơn 20 tuổi, có người nói với tôi về 'cánh diều kiêu hãnh' và 'phận cỏ'.

Nhìn

Tôi đã luyện thành công việc không nhìn vào mắt Trương mỗi khi nói chuyện.

Nhớ về Tết tuổi thơ

Xuân 2020 - Mấy hôm nay, cái rét cuối Đông, cái màu trời đùng đục lúc sáng, lúc tối, cái khô hanh của thời tiết chuyển mùa lại nhắc nhớ tôi. Năm cũ sắp qua năm mới sắp đến. Tết sắp đến, Xuân sắp về. Miên man cùng với đứa cháu nhỏ về Tết có gì hay, bỗng kỷ niệm về những cái Tết tuổi thơ của mình ùa về như một thước phim. Những cái Tết không thể nào quên của thời thơ ấu.

Tam Đảo đi dễ khó về

Từ sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chúng tôi bắt xe lên Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cách đó tầm 60 km, theo hướng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai...