Vì sao Gia Cát Lượng vượt bao hiểm nguy để đến viếng Chu Du?

Gia Cát Lượng và Chu Du được xem là kỳ phủng địch thủ của nhau. Dù là kẻ thù không đội trời chung nhưng khi biết tin Chu Du qua đời, Khổng Minh vượt qua nhiều nguy hiểm để sang Giang Đông viếng đối thủ.

Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng và Chu Du là hai nhân vật thông minh kiệt xuất, túc trí đa mưu và có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng, họ lại là kỳ phùng địch thủ của nhau do phò tá 2 quân chủ khác nhau.

Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng và Chu Du là hai nhân vật thông minh kiệt xuất, túc trí đa mưu và có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng, họ lại là kỳ phùng địch thủ của nhau do phò tá 2 quân chủ khác nhau.

Chu Du (175 - 210), tên tự là Công Cẩn, là quân sư và là khai quốc công thần của nhà Đông Ngô. Trong khi đó, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất và là khai quốc công thần của nhà Thục Hán.

Chu Du (175 - 210), tên tự là Công Cẩn, là quân sư và là khai quốc công thần của nhà Đông Ngô. Trong khi đó, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất và là khai quốc công thần của nhà Thục Hán.

Theo đó, Gia Cát Lượng và Chu Du có nhiều cuộc đấu trí, so tài nhằm giúp quân chủ của mình đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự. Trong số này, nhiều mưu kế của Chu Du không qua mắt được Gia Cát Lượng. Thậm chí, Chu Du còn bị đối thủ chọc tức đến mức thổ huyết và ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng!?".

Theo đó, Gia Cát Lượng và Chu Du có nhiều cuộc đấu trí, so tài nhằm giúp quân chủ của mình đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự. Trong số này, nhiều mưu kế của Chu Du không qua mắt được Gia Cát Lượng. Thậm chí, Chu Du còn bị đối thủ chọc tức đến mức thổ huyết và ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng!?".

Sau đó, Chu Du ngất đi trước khi qua đời ở tuổi 35. Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Khổng Minh sau khi biết tin kỳ phùng địch thủ từ trần nên đã vượt qua nhiều nguy hiểm để sang Giang Đông viếng Chu Du.

Sau đó, Chu Du ngất đi trước khi qua đời ở tuổi 35. Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Khổng Minh sau khi biết tin kỳ phùng địch thủ từ trần nên đã vượt qua nhiều nguy hiểm để sang Giang Đông viếng Chu Du.

Gia Cát Lượng biết rõ quần hùng ở Giang Đông căm hận mình vì đã gián tiếp gây ra cái cái của Chu Du. Dù vậy, ông vẫn một mình sang Giang Đông và tự lời vịnh một bài điếu tang chạm vào trái tim của mọi người, bao gồm cả quân chủ nhà Đông Ngô là Tôn Quyền. Theo đó, Khổng Minh đến viếng và trở về nước an toàn.

Gia Cát Lượng biết rõ quần hùng ở Giang Đông căm hận mình vì đã gián tiếp gây ra cái cái của Chu Du. Dù vậy, ông vẫn một mình sang Giang Đông và tự lời vịnh một bài điếu tang chạm vào trái tim của mọi người, bao gồm cả quân chủ nhà Đông Ngô là Tôn Quyền. Theo đó, Khổng Minh đến viếng và trở về nước an toàn.

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Gia Cát Lượng nhất quyết sang viếng Chu Du là vì một lý do. Đó là trước khi biết tin Chu Du qua đời, Khổng Minh ở Kinh Châu và xem thiên văn thấy một ngôi sao tướng tinh rơi xuống. Sau đó, Khổng Minh nói rằng: "Chu Du chết rồi!".

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Gia Cát Lượng nhất quyết sang viếng Chu Du là vì một lý do. Đó là trước khi biết tin Chu Du qua đời, Khổng Minh ở Kinh Châu và xem thiên văn thấy một ngôi sao tướng tinh rơi xuống. Sau đó, Khổng Minh nói rằng: "Chu Du chết rồi!".

Khi trời sáng, Lưu Bị cho người đi do thám tình hình về Đông Ngô, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của Chu Du. Theo đó, Lưu Bị nhận được tin báo đúng là Chu Du mới qua đời. Lúc này, quân chủ nhà Thục Hán liền hỏi Gia Cát Lượng: "Chu Du chết rồi, bên ấy bây giờ ra sao?".

Khi trời sáng, Lưu Bị cho người đi do thám tình hình về Đông Ngô, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của Chu Du. Theo đó, Lưu Bị nhận được tin báo đúng là Chu Du mới qua đời. Lúc này, quân chủ nhà Thục Hán liền hỏi Gia Cát Lượng: "Chu Du chết rồi, bên ấy bây giờ ra sao?".

Đáp lời, Gia Cát Lượng nói người thay thế Chu Du thống lĩnh binh quyền chắc là Lỗ Túc. Ông xem thiên văn thấy tướng tinh tụ ở phương Đông. Theo đó, ông xin phép Lưu Bị Lượng đi Giang Đông mượn cớ viếng tang Chu Du để tìm hiền sĩ về giúp quân chủ.

Đáp lời, Gia Cát Lượng nói người thay thế Chu Du thống lĩnh binh quyền chắc là Lỗ Túc. Ông xem thiên văn thấy tướng tinh tụ ở phương Đông. Theo đó, ông xin phép Lưu Bị Lượng đi Giang Đông mượn cớ viếng tang Chu Du để tìm hiền sĩ về giúp quân chủ.

Quả thật, Gia Cát Lượng sau khi viếng tang Chu Du đã gặp được Bàng Thống. Tiếp đến, Khổng Minh đưa cho người này một lá thư bày tỏ mong muốn nếu ông bị nhà Đông Ngô bạc đãi thì hãy về với Lưu Bị.

Quả thật, Gia Cát Lượng sau khi viếng tang Chu Du đã gặp được Bàng Thống. Tiếp đến, Khổng Minh đưa cho người này một lá thư bày tỏ mong muốn nếu ông bị nhà Đông Ngô bạc đãi thì hãy về với Lưu Bị.

Về sau, Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng vì thấy người này có ngoại hình xấu xí, tính tình xốc nổi. Do vậy, Bàng Thống đã rời bỏ Tôn Quyền và về làm việc dưới trướng Lưu Bị. Theo đó, Lưu Bị có thêm một nhân tài là Bàng Thống giúp ông từng bước đạt được nhiều thành tựu lớn hơn.

Về sau, Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng vì thấy người này có ngoại hình xấu xí, tính tình xốc nổi. Do vậy, Bàng Thống đã rời bỏ Tôn Quyền và về làm việc dưới trướng Lưu Bị. Theo đó, Lưu Bị có thêm một nhân tài là Bàng Thống giúp ông từng bước đạt được nhiều thành tựu lớn hơn.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-gia-cat-luong-vuot-bao-hiem-nguy-de-den-vieng-chu-du-1780606.html