2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số một thường xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình

Muốn chọn thực phẩm tươi ngon cho cho gia đình chỉ cần bỏ túi những mẹo nhỏ sau đây bạn có thể nhận biết được rau có 'ngậm' hóa chất, thuốc trừ sâu.

Giá đỗ

Giá ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ rất đẹp mắt, còn giá đỗ sạch lại có màu trắng sữa hoặc nhạt hơn.

Giá ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ rất đẹp mắt, còn giá đỗ sạch lại có màu trắng sữa hoặc nhạt hơn.

Giá đỗ là loại thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm mọi gia đình, tuy nhiên nếu không biết cách chọn thì dễ nhầm phải loại nhiều hóa chất. Điển hình những cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó có thể là những cọng giá sản xuất sử dụng các loại hóa chất kích thích độc hại. Loại giá đỗ này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.

Cách đây không lâu, Công an Tp.Quảng Ngãi đã ra lệnh khởi tố đối với 2 cơ sở sản xuất giá đỗ ở phường Nghĩa Chánh, Tp.Quảng Ngãi do sử dụng hóa chất 6-Benzylaminopurine để làm giá.

Loại hóa chất này có tác dụng kích thích cây phát triển, ra nhánh, đâm chồi; tăng cường ra hoa và làm trái cây to hơn nhờ việc kích thích phân chia tế bào. Loại hóa chất này như thần dược với cây cỏ khi tăng đề kháng với bệnh, hạn hán, lạnh.

Dù là "thần dược" kích thích tăng trưởng đối với cây trồng nhưng chất này lại có khả năng gây ngộ độc cấp tính, tổn hại sức khỏe người tiêu dùng nếu ăn phải.

Có thể nhiều người không biết giá đậu ngâm hóa chất thường có thân rất mập, to tròn, đều đặn đẹp mắt, nhưng rất giòn và dễ bị đứt gãy. Trong khi giá đỗ sạch thì có hình dạng "gầy" hơn, không bắt mắt bằng nhưng thân cây giá cứng hơn, khó đứt gãy

Rau cải

Cải là một trong những loại rau được phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Ảnh minh họa.

Cải là một trong những loại rau được phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Ảnh minh họa.

Rau cải có nhiều loại như cải ngọt, cải canh, cải thìa, cải bẹ..., điểm chung của các loại rau cải là mọng nước nên thu hút nhiều sâu bọ cắn phá. Bởi vậy, người trồng rau này phải tăng cường bơm thuốc trừ sâu, phân đạm để cho rau không bị sâu, nhất là vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.

Loại rau này nếu được "tắm" nhiều thuốc bảo vệ thực vật thường xanh non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường. Rau cải xanh non cũng là biểu hiện của rau được bón nhiều phân đạm.

Cải sạch thường có màu nhạt hơn, trông không mơn mởn và mỡ màng như rau cải sạch.

Trước khi ăn bạn nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó bạn ngâm rau với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến tiếp.

Mẹo hay rửa rau củ quả đúng cách để loại bỏ thuốc trừ sâu, vi khuẩn

- Biết cách rửa rau quả đúng cách để tẩy sạch hóa chất: Việc rửa rau quả đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ nhằm loại bỏ bụi bẩn mà còn là cách tẩy sạch hóa chất trên rau quả.

- Khi rửa hoa quả bạn nên ngâm trong nước sạch, nước muối 5% hay nước vo gạo 15 phút rồi rửa sạch từng thứ dưới vòi nước sạch, làm như thế sẽ có tác dụng trung hòa và khử được một lượng lớn hóa chất bám trên rau quả.

- Sau khi rửa rau qua một lần bằng nước, dùng nước vo gạo để ngâm tối đa trong 15 phút, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

- Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

- Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/2-loai-rau-de-ngam-thuoc-tru-sau-cai-so-mot-thuong-xuat-hien-trong-bua-an-cua-nhieu-gia-dinh-204250201171101328.htm