Chợ cá Yên Sở tấp nập trước ngày ông Táo chầu Trời, giá cao gấp đôi năm ngoái

Sát ngày 23 tháng Chạp, khu chợ cá Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) tấp nập người mua, kẻ bán với hàng vạn con cá chép đỏ được các tiểu thương nhập về để phục vụ nhu cầu của người dân. Giá cá chép đỏ năm nay dù đắt gấp đôi năm ngoái nhưng vẫn 'cháy hàng'.

Từ rất sớm, khu vực bán cá chép đỏ trong chợ Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) tấp nập kẻ bán, người mua. Nhiều người tận tay chọn những con cá chép khỏe nhất, đẹp nhất để về làm lễ cúng ông Công, ông Táo.

Từ rất sớm, khu vực bán cá chép đỏ trong chợ Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) tấp nập kẻ bán, người mua. Nhiều người tận tay chọn những con cá chép khỏe nhất, đẹp nhất để về làm lễ cúng ông Công, ông Táo.

Theo quan niệm dân gian, cá chép đỏ được coi là một trong những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày 23 tháng Chạp. Do vậy, việc lựa các con cá đều, khỏe để bày lên ban thờ cúng được nhiều gia đình chú trọng.

Theo quan niệm dân gian, cá chép đỏ được coi là một trong những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày 23 tháng Chạp. Do vậy, việc lựa các con cá đều, khỏe để bày lên ban thờ cúng được nhiều gia đình chú trọng.

Phần lớn cá chép đỏ được vận chuyển từ các tỉnh, thành như Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương... đến chợ cá Yên Sở.

Phần lớn cá chép đỏ được vận chuyển từ các tỉnh, thành như Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương... đến chợ cá Yên Sở.

Các tiểu thương bắt đầu bán cá chép đỏ tại chợ Yên Sở trước ngày ông Công, ông Táo khoảng 3-4 ngày, số lượng cá mang lên chợ đến đâu bán hết đến đó.

Các tiểu thương bắt đầu bán cá chép đỏ tại chợ Yên Sở trước ngày ông Công, ông Táo khoảng 3-4 ngày, số lượng cá mang lên chợ đến đâu bán hết đến đó.

Theo các tiểu thương, việc phân loại cá theo kích cỡ rất quan trọng, bởi khi người dân mua cá luôn chọn 1 đôi hoặc 3 con cá phải đều nhau.

Theo các tiểu thương, việc phân loại cá theo kích cỡ rất quan trọng, bởi khi người dân mua cá luôn chọn 1 đôi hoặc 3 con cá phải đều nhau.

Số lượng cá đổ về chợ Yên Sở rất nhiều nên các tiểu thương thoải mái lựa chọn những con cá khỏe mạnh để kịp đưa ra các chợ bán lẻ phục vụ nhu cầu cúng Tết ông Công, ông Táo của người dân.

Số lượng cá đổ về chợ Yên Sở rất nhiều nên các tiểu thương thoải mái lựa chọn những con cá khỏe mạnh để kịp đưa ra các chợ bán lẻ phục vụ nhu cầu cúng Tết ông Công, ông Táo của người dân.

Anh Phạm Văn Thanh, tiểu thương bán cá tại chợ Yên Sở cho biết, năm nay thị trường cá nhộn nhịp hơn so với năm ngoái. Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi hồi tháng 9 vừa qua nên lượng cá cung ứng ra thị trường giảm đáng kể, vì vậy, giá cá năm nay tăng cao gấp đôi so với năm ngoái.

Anh Phạm Văn Thanh, tiểu thương bán cá tại chợ Yên Sở cho biết, năm nay thị trường cá nhộn nhịp hơn so với năm ngoái. Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi hồi tháng 9 vừa qua nên lượng cá cung ứng ra thị trường giảm đáng kể, vì vậy, giá cá năm nay tăng cao gấp đôi so với năm ngoái.

Nếu như năm ngoái 1 kg cá chép đỏ có giá từ 60.000 - 70.000 đồng thì năm nay giá tăng khoảng 130.000-140.000 đồng/kg. Trong 3 ngày, gia đình anh Thanh nhập về 2 tấn cá và đã bán hết, đến hôm nay không còn hàng để bán.

Nếu như năm ngoái 1 kg cá chép đỏ có giá từ 60.000 - 70.000 đồng thì năm nay giá tăng khoảng 130.000-140.000 đồng/kg. Trong 3 ngày, gia đình anh Thanh nhập về 2 tấn cá và đã bán hết, đến hôm nay không còn hàng để bán.

Giá cá chép đỏ cao nên các tiểu thương phải lựa chọn rất kỹ.

Giá cá chép đỏ cao nên các tiểu thương phải lựa chọn rất kỹ.

Sau khi lựa chọn được những con cá ưng ý, các tiểu thương sẽ mang về các chợ bán với giá 50.000-60.000 đồng/3 con.

Sau khi lựa chọn được những con cá ưng ý, các tiểu thương sẽ mang về các chợ bán với giá 50.000-60.000 đồng/3 con.

Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn những điều không tốt vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên. Do đó, việc thờ cúng ông Công, ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.

Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn những điều không tốt vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên. Do đó, việc thờ cúng ông Công, ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.

Chung Thủy-Vân Anh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/cho-ca-yen-so-tap-nap-truoc-ngay-ong-tao-chau-troi-gia-cao-gap-doi-nam-ngoai-post1150084.vov