Chúng ta đang uống nhiều Matcha đến mức nguồn cung sắp cạn kiệt

Người tiêu dùng yêu thích matcha - lựa chọn lành mạnh này trong những năm gần đây, một xu hướng bùng nổ trên mạng xã hội, đặc biệt là thông qua Tik Tok.

Mặc dù cây matcha thuộc cùng họ với trà xanh, trà đen và ô long (cây Camellia sinensis), cách chế biến và hương vị của matcha lại rất riêng biệt. (Nguồn: Vietnam+)

Mặc dù cây matcha thuộc cùng họ với trà xanh, trà đen và ô long (cây Camellia sinensis), cách chế biến và hương vị của matcha lại rất riêng biệt. (Nguồn: Vietnam+)

Matcha, một loại trà xanh Nhật Bản dạng bột, đã trở thành một hiện tượng khi nó được ưa chuộng đến mức dẫn đến vấn đề thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.

Người tiêu dùng yêu thích lựa chọn lành mạnh này trong những năm gần đây, một xu hướng bùng nổ trên mạng xã hội, đặc biệt là thông qua Tik Tok.

Làn sóng du lịch hậu đại dịch cũng góp phần đẩy cao nhu cầu sử dụng. Nhật Bản đón gần 37 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, phá kỷ lục trước đó là 31,9 triệu lượt vào năm 2019, khiến thị trường matcha nội địa lẫn xuất khẩu đều chịu áp lực lớn.

Vào tháng 10/2024, hai công ty lớn là Ippodo và Marukyu Koyamaen đã thông báo hạn chế hoặc ngừng bán một số dòng matcha vì không đủ hàng. Trang web của Marukyu cho biết họ nhận được quá nhiều đơn đặt hàng trong thời gian ngắn và không thể sản xuất kịp.

“Kính gửi quý khách hàng, chúng tôi đã nhận được một lượng đơn đặt hàng lớn ngoài dự kiến trong vài tháng qua. Do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất, chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng từ nay trở đi, chúng tôi sẽ hạn chế cung cấp tất cả các sản phẩm Matcha," thông báo trên trang web của Marukyu Koyamaen.

Matcha được làm từ tencha - một loại lá trà xanh được che bóng đặc biệt trước khi thu hoạch. Mặc dù cây matcha thuộc cùng họ với trà xanh, trà đen và ô long (cây Camellia sinensis), cách chế biến và hương vị của matcha lại rất riêng biệt. Tuy nhiên, matcha chỉ chiếm khoảng 6% sản lượng trà tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, nhu cầu đã tăng vọt. Và kết quả là giá cả cũng tăng vọt.

Theo Forbes, thị trường matcha dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng hơn 10% kể từ năm 2023. Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã báo cáo rằng sản lượng tencha năm 2024 cao hơn 2,5 lần so với năm 2014.

Câu hỏi đặt ra là liệu nhu cầu tăng cao, nguồn cung có đáp ứng kịp và một loại cây trồng phụ thuộc nhiều vào thời tiết có thể sản xuất đủ hay không.

Vùng Kyoto, nơi cung cấp khoảng 1/4 sản lượng tencha, đã hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt vào mùa Hè năm ngoái, năm nóng nhất lịch sử Nhật Bản. Điều này dẫn đến năng suất thu hoạch vụ tháng 4-5/2025 giảm sút đáng kể.

 Matcha rất giàu chất chống ôxy hóa và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tim mạch, giảm cân và nhiều tác dụng tích cực khác. (Nguồn: Vietnam+)

Matcha rất giàu chất chống ôxy hóa và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tim mạch, giảm cân và nhiều tác dụng tích cực khác. (Nguồn: Vietnam+)

Ông Masahiro Yoshida, một nông dân trồng trà, chia sẻ rằng sản lượng tencha năm nay chỉ đạt 1,5 tấn, giảm 25% so với mức 2 tấn thông thường. Ông cho biết thêm mùa Hè năm ngoái nắng nóng gay gắt làm hư hại cây trà, khiến ông không thể thu hoạch được nhiều lá.

Năm 2025, Zach Mangan, nhà sáng lập Kettl Tea, một công ty có trụ sở tại Brooklyn chuyên về các loại trà chất lượng cao được nhập khẩu trực tiếp từ các trang trại ở Nhật Bản, đã gọi vụ thu hoạch năm nay là "vụ thu hoạch chất lượng cao nhưng năng suất thấp hơn" trong một bài đăng vào tháng Năm năm nay. Nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng giảm sẽ gây áp lực lên giá cả.

Theo Hiệp hội Trà Nhật Bản Toàn cầu, giá trung bình của tencha vào cuối tháng Tư đạt 8.235 yen/kg, cao gấp 1,7 lần so với mức trung bình của năm ngoái. Và theo các nhà sản xuất, xu hướng tăng sẽ còn kéo dài.

Matcha rất giàu chất chống ôxy hóa và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tim mạch, giảm cân và nhiều tác dụng tích cực khác.

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy bổ sung matcha giúp giảm tổn thương tế bào do gốc tự do và tăng hoạt động của hệ thống chống ôxy hóa. Việc bổ sung matcha vào khẩu phần ăn có thể tăng cường khả năng bảo vệ tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Loại trà này cũng rất dễ sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày. /.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/chung-ta-dang-uong-nhieu-matcha-den-muc-nguon-cung-sap-can-kiet-post1052169.vnp