Enzyme 'Liều thuốc' sinh học cứu đất, hồi sinh vườn cây tưởng như đã chết

Đất bạc màu, chai cứng, rễ cây không phát triển được, sâu bệnh lan rộng, đó là thực trạng chung tại nhiều vùng canh tác lâu năm. Nông dân dù bỏ nhiều công chăm bón, tăng liều phân, thuốc hóa học nhưng vẫn 'bó tay' nhìn vườn cây tàn lụi. Trong bối cảnh đó, enzyme đến từ nhật bản một chế phẩm sinh học tự nhiên đang trở thành giải pháp đột phá, mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp tái sinh.

Vườn mai Thủ Đức, từ vàng úa đến hồi sinh ngoạn mục chỉ sau 2 tuần

Ông Ngô Khánh Linh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Biso Jica Japan – Việt Nam, người tiên phong ứng dụng enzyme trong canh tác bền vững cho biết: “Enzyme là chất xúc tác sinh học có khả năng phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ, cải tạo đất, khóa kim loại nặng trong đất,tái tạo hệ vi sinh và kích thích cây phát triển mạnh từ gốc”.

Tại vườn mai Phương Bình có giá trị hơn 200 tỷ đồng ở khu vực TP Thủ Đức, TP HCM, hàng trăm gốc mai rơi vào tình trạng lá vàng, rụng đồng loạt, rễ thối, cây lụi dần. Chủ vườn hoang mang, bởi đây là thời điểm “nuôi mai đón Tết” – nếu cây không phục hồi sớm, sẽ trắng tay sau một năm chăm sóc.

Ông Nguyễn Ngọc Phương, Chủ vườn mai Phương Bình TP. Thủ Đức, TP. HCM từng nghĩ phải chặt bỏ một nửa vườn. Không ngờ chỉ nhờ enzyme, vườn mai sống lại.

Ông Nguyễn Ngọc Phương, Chủ vườn mai Phương Bình TP. Thủ Đức, TP. HCM từng nghĩ phải chặt bỏ một nửa vườn. Không ngờ chỉ nhờ enzyme, vườn mai sống lại.

Ông Linh cùng cộng sự đã tiến hành xử lý bằng enzyme sinh học, pha chế từ nguyên liệu tự nhiên như protein, axit amin, vitamin, axit hữu cơ, vi sinh vật có lợi và các khoáng chất phun tưới vào đất quanh gốc và bổ sung thêm dung dịch qua đường tưới nhỏ giọt.

Chỉ sau 10 ngày, rễ non bắt đầu nhú ra trắng mịn, bám chặt vào đất như đang “thở lại”. Đến ngày thứ 15, lá non xuất hiện, xanh mướt; một tuần sau, cây đồng loạt hồi sinh phát triển khỏe mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Phương, Chủ vườn mai Phương Bình TP Thủ Đức, TP HCM không giấu được xúc động chia sẻ: “Tôi từng nghĩ phải chặt bỏ một nửa vườn. Không ngờ chỉ nhờ enzyme, vườn mai sống lại rõ ràng như vậy. Chưa từng thấy phân, thuốc nào có thể làm được điều này nhanh và bền như thế, chi phí tiết kiệm được 60% – 70% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật”.

Vườn sầu riêng Krông Pắk: Hồi sinh từ lòng đất chai cứng

Khác với cây mai, vườn sầu riêng tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đối mặt với một “cơn khủng hoảng” đất kéo dài. Do nhiều năm lạm dụng phân vô cơ và thuốc BVTV gốc hóa học, đất dần mất kết cấu, trở nên chai cứng, nghẹt oxy, không giữ nước và không còn vi sinh vật có lợi. Đặc biệt là nỗi lo về kim loại nặng như Cadimi, chất vàng o là trở ngại cho nông sản xuất khẩu.

Cây sầu riêng rất nhạy cảm và phản ứng ngay: rễ không phát triển, tán lá không phát triển, không ra bông, nhiều cây đứng yên không phát triển, một số đã chết khô ngọn. Đặc biệt là bệnh nứt thân xì mủ, do canh tác hóa học gây nên nhiều hộ dân trong vùng hoang mang, có người đã tính đến chuyện… đốn bỏ toàn bộ vườn và trồng cây khác.

Tình trạng này chỉ thực sự thay đổi khi mô hình trình diễn enzyme được triển khai. Sau 3 lần tưới enzyme luân phiên, sự sống bắt đầu trở lại. Cây bật chồi non, rễ trắng bung ra như tơ, đất quanh gốc trở nên mềm, xốp và có mùi thơm đặc trưng của đất sạch – dấu hiệu của hoạt động vi sinh mạnh.

Ông Ngô Khánh Linh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Biso Jica Japan – Việt Nam (giữa) làm việc với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Ông Ngô Khánh Linh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Biso Jica Japan – Việt Nam (giữa) làm việc với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Ông Mai Đình Thọ, Chủ tịch hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Trước đó, tưới nước xuống là y như đổ lên đá, nước không thấm. Sau khi tưới enzyme, đất tơi ra, cây bắt đầu đâm tược. Mấy cây sầu riêng ốm yếu hơn một năm nay, tưởng chết rồi mà vẫn hồi sinh ra bông lại”.

Hiện tại, hơn 10 hộ dân trong vùng đã chủ động chuyển sang dùng enzyme định kỳ. Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ đậu trái tăng, số lượng cây phục hồi trên 70%. Enzyme không chỉ cứu cây, mà còn cứu tinh thần của người trồng sầu riêng giữa giai đoạn khủng hoảng giá vật tư và thời tiết bất thường.

Tái thiết niềm tin, hướng đến nền nông nghiệp tái sinh

Những mô hình như vườn mai Thủ Đức và sầu riêng Krông Pắk đang lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ: thiên nhiên có thể tự chữa lành, nếu ta trả lại cho đất những gì tự nhiên vốn có. Enzyme không làm cây lớn nhanh kiểu ép buộc, mà nuôi dưỡng từ gốc, xây lại hệ sinh thái từ lòng đất.

Với người nông dân, hiệu quả thấy rõ: giảm chi phí đầu vào (ít dùng phân – thuốc), tăng độ bền vườn cây, tăng năng suất, tăng sức đề kháng giảm sâu, nấm bệnh – tăng chất lượng nông sản, đất sạch và dễ canh tác trở lại.

Ông Linh khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy, không còn phụ thuộc vào thuốc hóa học, mà tìm đến giải pháp sinh học bền vững. Enzyme không chỉ cứu đất, mà còn cứu luôn cả người nông dân khỏi vòng luẩn quẩn chi phí – rủi ro – thất thu”.

Nguyễn Yến

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/enzyme-lieu-thuoc-sinh-hoc-cuu-dat-hoi-sinh-vuon-cay-tuong-nhu-da-chet-10310034.html