Giải mã 'hiện tượng' PVTrans?

Đã 14 năm liền, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) từ một doanh nghiệp vận tải suýt phá sản đã tăng trưởng liên tiếp, năm sau cao hơn năm trước và trở thành doanh nghiệp vận tải hàng rời số 1 Việt Nam. Vậy phải giải mã hiện tượng này thế nào?

Tàu PVT Mercury

Tàu PVT Mercury

Khi nói về PVTrans, đa số mọi người đều nghĩ đến một hành trình vượt khó ngoạn mục giai đoạn 2011 đến nay của một doanh nghiệp vận tải biển đang đứng trên bờ vực phá sản để trở thành 1 đơn vị vận tải hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực và nằm trong tốp các doanh nghiệp có lợi nhuận nghìn tỉ.

Vào khoảng năm 2010-2011, PVTrans thực sự ở tình cảnh bi đát với những khoản nợ nần chồng chất; trong 16 đơn vị thì 7 đơn vị làm ăn thua lỗ, 3 đơn vị phá sản, có đơn vị vốn pháp định là 362 tỉ đồng thì lỗ hơn 300 tỉ đồng.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến PVTrans lâm vào thua lỗ là giá thuê tàu trên thế giới giảm xuống đáy. Nếu so với giá thuê tàu hiện nay, giá thuê tàu ngày ấy giảm đến mức không ai có thể tưởng tượng nổi. Ví dụ năm 2010, giá thuê những con tàu như Athenna, Hercules là 35.000-40.000 USD/ngày, vào thời điểm đầu năm 2011 chỉ còn 3.000 USD/ngày. Trong khi đó, chi phí nuôi tàu nằm bờ đã là 15.000 USD/ngày.

Không những vậy, một nguyên nhân khác khiến PVTrans gặp khó khăn là bởi phải cõng gánh nặng nợ nần từ Vinashin chuyển sang.

Phạm Việt Anh, khi đó là Tổng Giám đốc PV GAS đã được điều về làm Tổng Giám đốc PVTrans vào tháng 12-2010 để vực dậy tổng công ty. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhà lãnh đạo này thêm một lần chứng minh bản lĩnh và tài năng của mình.

Nhờ những quyết sách mạnh mẽ và sự đồng lòng từ phía lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên PVTrans, từ năm 2012 đến nay, PVTrans từng bước thoát hiểm ngoạn mục và có mức tăng trưởng đều đặn mỗi năm trên 18%. Năm 2024, PVTrans đạt mức cao kỷ lục về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập với lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỉ đồng, tương đương 189% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước 560 tỉ đồng, vượt 158% kế hoạch.

Với kết quả kinh doanh tốt và năng lực tài chính lành mạnh, vị thế và uy tín của PVTrans trong ngành Dầu khí và vận tải biển được củng cố khi PVTrans tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 trong Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2021 của Việt Nam. Đặc biệt, đây là năm thứ 2 liên tiếp, PVTrans được Vietnam Report xếp hạng cao nhất và không những thế, 3 đơn vị thành viên khác thuộc PVTrans cũng được vinh danh trong trong Top 10 này.

Năm 2024 ghi nhận những bước phát triển nổi bật của PVTrans trong hoạt động đầu tư, củng cố và mở rộng năng lực cạnh tranh. Tổng công ty đã đầu tư thêm 8 tàu mới, bao gồm các loại tàu dầu sản phẩm, tàu hóa chất, tàu LPG và tàu hàng rời; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và còn góp phần đa dạng hóa đội tàu, giảm phụ thuộc vào các hình thức thuê ngoài. Tổng công ty cũng đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 3.236 tỉ đồng lên 3.560 tỉ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, giúp nâng cao năng lực tài chính và tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai. 2024 cũng là năm PVTrans đạt mức cao kỷ lục về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập với lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỉ đồng, tương đương 189% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước 560 tỉ đồng, vượt 158% kế hoạch.

***

Thuyền viên PVTrans trên FSO PVN Đại Hùng Queen

Thuyền viên PVTrans trên FSO PVN Đại Hùng Queen

Phải khẳng định thành công của PVTrans ngày hôm nay là xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo PVTrans qua các thời kỳ - đặc biệt là từ năm 2010 cho tới nay. Có một vấn đề mà lãnh đạo PVTrans xác định rõ, đó là luôn luôn coi thị trường nội địa là thị trường nền tảng và thị trường mục tiêu là thị trường quốc tế.

Chủ tịch HĐQT PVTrans Phạm Việt Anh có quan điểm rằng, nền tảng là cái để lớn lên trong những ngày đầu. Lúc đấy, thị trường nội địa để chúng ta có nền tảng đứng lên, còn thị trường quốc tế là mục tiêu. Từ đó, công tác tư duy và đầu tư, con người, hệ thống quản lý theo chuẩn quốc tế, theo môi trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Phạm Việt Anh, cái PVTrans đạt được là xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và cũng bắt đầu từ văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ở đây không phải là văn nghệ, thể thao mà chính là cách nghĩ, cách làm, cách ra quyết định, cách xử lý công việc và cách hành xử của từng cá nhân trong tổ chức. Đặc biệt là hành động của người đứng đầu. Nếu lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì ở dưới cũng dám nghĩ, dám làm.

Văn hóa doanh nghiệp chính là khi vào một tổ chức nào, thấy mọi người rất trách nhiệm làm việc, không làm được thì lo lắng. Văn hóa của PVTrans vẫn vun đắp từ bao năm qua, cũng xuất phát từ giá trị nội tại là vì chúng ta quá khó khăn nên phải làm như vậy. Đó là cái văn hóa vì khát vọng, vì khó khăn, vì kém, vì yếu nên luôn luôn phải mong muốn vượt lên chính mình.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, khi được hỏi về kế hoạch của năm 2025, Chủ tịch HĐQT PVTrans Phạm Việt Anh lại vẫn trả lời bằng câu mà tôi đã được nghe cả chục năm, đại ý là: “Cũng cố gắng có kết quả tốt hơn năm trước. Nhưng tàu đi trên biển, ai mà biết trước được sẽ gặp gió bão như thế nào?”.

Đúng là cách nói của một thuyền trưởng!

Nhờ những quyết sách mạnh mẽ và sự đồng lòng từ phía lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên PVTrans, từ năm 2012 đến nay, PVTrans từng bước thoát hiểm ngoạn mục và có mức tăng trưởng đều đặn mỗi năm trên 18%.

Như Phong

Nguồn PetroTimes: https://petrovietnam.petrotimes.vn/giai-ma-hien-tuong-pvtrans-723181.html