Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu: Cây đại thụ ngành Vật lý học Việt Nam

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Vật lý - Viện Khoa học Việt Nam. Ông là tác giả của 130 công trình nghiên cứu.

Sinh ngày 21/7/1938 tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu lớn lên trong một gia đình có bố là một cán bộ cách mạng. Ảnh: Người lao động.

Sinh ngày 21/7/1938 tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu lớn lên trong một gia đình có bố là một cán bộ cách mạng. Ảnh: Người lao động.

Vào năm 1953, sau khi học xong phổ thông, ông Nguyễn Văn Hiệu thi đỗ vào Trường đại học Sư phạm khoa học và theo học ngành Vật lý với mong muốn trở thành một giáo viên. Ảnh: TTXVN.

Vào năm 1953, sau khi học xong phổ thông, ông Nguyễn Văn Hiệu thi đỗ vào Trường đại học Sư phạm khoa học và theo học ngành Vật lý với mong muốn trở thành một giáo viên. Ảnh: TTXVN.

Năm 1956, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc. Sau khi ra trường, ông được điều về giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Bốn năm sau, ông được cử sang làm việc tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna thuộc Liên Xô cũ. Ảnh: Lao động.

Năm 1956, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc. Sau khi ra trường, ông được điều về giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Bốn năm sau, ông được cử sang làm việc tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna thuộc Liên Xô cũ. Ảnh: Lao động.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 - 1963, ông đã nghiên cứu và công bố 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino. Đến tháng 4/1963, ông Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ xong luận án Tiến sĩ khi chưa đầy 26 tuổi. Ảnh: Ảnh: GS Nguyễn Hữu Đức cung cấp.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 - 1963, ông đã nghiên cứu và công bố 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino. Đến tháng 4/1963, ông Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ xong luận án Tiến sĩ khi chưa đầy 26 tuổi. Ảnh: Ảnh: GS Nguyễn Hữu Đức cung cấp.

Năm 1968, ông được công nhận chức danh Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Lômônôxốp. Sang năm 1969, ông quyết định trở về Việt Nam và trở thành người có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Vật lý - Viện Khoa học Việt Nam. Ảnh: Ảnh: GS Nguyễn Hữu Đức cung cấp.

Năm 1968, ông được công nhận chức danh Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Lômônôxốp. Sang năm 1969, ông quyết định trở về Việt Nam và trở thành người có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Vật lý - Viện Khoa học Việt Nam. Ảnh: Ảnh: GS Nguyễn Hữu Đức cung cấp.

Trong hơn 60 năm hoạt động của mình, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách chức vụ khác nhau gồm: Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Thêm nữa, ông còn là: Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3. Ảnh: Ảnh: GS Nguyễn Hữu Đức cung cấp.

Trong hơn 60 năm hoạt động của mình, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách chức vụ khác nhau gồm: Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Thêm nữa, ông còn là: Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3. Ảnh: Ảnh: GS Nguyễn Hữu Đức cung cấp.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã "truyền lửa" cho thế hệ trẻ theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học. Trong đó, ông truyền nhiệt huyết cho nhiều nhà khoa học trẻ tham gia một lĩnh vực mới là khoa học và công nghệ nano. Ảnh: VOV.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã "truyền lửa" cho thế hệ trẻ theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học. Trong đó, ông truyền nhiệt huyết cho nhiều nhà khoa học trẻ tham gia một lĩnh vực mới là khoa học và công nghệ nano. Ảnh: VOV.

Là nhà khoa học nổi tiếng ở trong nước cũng như thế giới, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực như: tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong vật lý chất rắn... Ảnh: FB N.V.K.

Là nhà khoa học nổi tiếng ở trong nước cũng như thế giới, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực như: tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong vật lý chất rắn... Ảnh: FB N.V.K.

Với những đóng góp to lớn cho nền khoa học trong nước và thế giới, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín như: giải thưởng Lenin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996... Ảnh: Zing.

Với những đóng góp to lớn cho nền khoa học trong nước và thế giới, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín như: giải thưởng Lenin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996... Ảnh: Zing.

Vào ngày 23/1 vừa qua, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu qua đời, hưởng thọ 84 tuổi. Ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô sau thời gian điều trị bệnh. Ảnh: FB N.V.K.

Vào ngày 23/1 vừa qua, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu qua đời, hưởng thọ 84 tuổi. Ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô sau thời gian điều trị bệnh. Ảnh: FB N.V.K.

Mời độc giả xem video: Đại hội toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/giao-su-vien-si-nguyen-van-hieu-cay-dai-thu-nganh-vat-ly-hoc-vn-1654834.html