Lãi suất vay thế chấp và vay tín chấp khác nhau thế nào?

Vay thế chấp là hình thức vay có tài sản đảm bảo, thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn. Vay tín chấp là hình thức vay không tài sản đảm bảo, lãi suất cao hơn để bù vào phần rủi ro.

Lãi suất vay ngân hàng là khoản tiền lãi người vay phải trả hàng năm, tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền đã vay.

Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất khác nhau tùy theo chính sách và kế hoạch riêng, nhưng vẫn phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thông thường, vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo) có lãi suất cao hơn so với vay thế chấp (khoản vay có tài sản đảm bảo).

Vay thế chấp là hình thức vay có tài sản đảm bảo, thường có mức lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp. Hạn mức cho phép khi vay thế chấp khá cao nên khách hàng thường ưa chuộng những sản phẩm vay thế chấp như vay mua xe, mua nhà, kinh doanh...

Thông thường, lãi suất vay thế chấp sẽ cố định trong thời gian đầu, thời gian và mức ưu đãi cụ thể tùy từng ngân hàng. Sau thời gian đầu cố định, mức lãi suất vay thế chấp sẽ được thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Trong khi đó, vay tín chấp là hình thức vay từ ngân hàng nhưng không có tài sản đảm bảo thế chấp. Vì vậy, mức lãi suất vay tín chấp thường cao hơn để bù vào phần rủi ro.

Lãi suất vay tín chấp sẽ được tính tùy vào gói vay, tuy nhiên thường sẽ giữ ở mức cố định trong suốt khoảng thời gian vay vốn và sẽ giảm dần tính theo dư nợ.

Ảnh minh họa: Nam Khánh

Ảnh minh họa: Nam Khánh

Vay tín chấp và vay thế chấp đều là hình thức cho vay của ngân hàng. Khi hiểu rõ về vay tín chấp và vay thế chấp, bạn sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình. Dưới đây là bảng so sánh giữa vay tín chấp và vay thế chấp.

Hiện có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng được áp dụng phổ biến nhất, đó là:

Công thức tính theo gốc lãi trả đều hàng tháng (hay còn gọi là trả góp)

Lãi suất hàng tháng = (Lãi suất hàng năm/12) x Số dư nợ

Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần

Lãi suất hàng tháng = (Số tiền vay/số tháng vay) x (Số dư nợ x Lãi suất hàng tháng)

Chọn thời hạn vay như thế nào thì lợi nhất?

Thời hạn vay ngân hàng là khoảng thời gian từ lúc ký kết hợp đồng vay đến khi trả hết nợ. Thời hạn vay dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào mục đích vay, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo,...

Với thời hạn vay ngắn, số tiền gốc sẽ được giảm đi nhiều sau mỗi đợt trả nợ. Theo đó, số tiền lãi phải trả ở kỳ sau sẽ thấp hơn nhiều so với kỳ trước đó.

Tuy nhiên, số tiền gốc và lãi người vay cần phải trả hàng tháng sẽ khá cao. Do đó, người vay cần cân nhắc tính toán để không bị áp lực trả nợ lớn, tránh việc mất cân bằng, giảm chất lượng cuộc sống.

Với thời hạn vay dài, mức tiền người vay cần phải trả hàng tháng giảm đi rất nhiều. Người vay sẽ thoải mái hơn trong chi tiêu cá nhân và có nhiều lựa chọn về mức lãi suất cố định ưu đãi từ ngân hàng.

Tuy nhiên, mức lãi suất người vay cần phải trả khi vay thời gian dài có thể cao hơn so với khoản vay có thời hạn ngắn.

(Bài viết tham khảo thông tin từ VPBank)

Tuân Nguyễn

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/lai-suat-vay-the-chap-va-vay-tin-chap-khac-nhau-the-nao-2418096.html