Ngôi đền cổ linh thiêng, nơi thờ thần rắn

Đền Kinh Hạ là một trong những ngôi đền cổ kính tại TP Hà Tĩnh. Đền có biểu tượng độc đáo với tín ngưỡng thờ thần Rắn - một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ, là điểm đến để người dân bày tỏ lòng thành kính với mong muốn mưa thuận gió hòa.

Video: Ngôi đền cổ linh thiêng thờ thần rắn ở Hà Tĩnh.

Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đầu triều Nguyễn tại làng Kinh Hạ, nay thuộc khu phố Tiến Hưng (phường Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh). Ngôi đền ra đời trong bối cảnh tín ngưỡng thờ thủy thần, phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng nông nghiệp Việt cổ, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân sống ở vùng sông nước. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đầu triều Nguyễn tại làng Kinh Hạ, nay thuộc khu phố Tiến Hưng (phường Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh). Ngôi đền ra đời trong bối cảnh tín ngưỡng thờ thủy thần, phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng nông nghiệp Việt cổ, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân sống ở vùng sông nước. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Qua thời gian, ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, cụ thể vào các năm 1919, 1921 và 1929 dưới triều vua Khải Định và Bảo Đại, nhằm bảo tồn vẻ đẹp uy nghi và gia cố cấu trúc trước những biến đổi của thiên nhiên và lịch sử. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Qua thời gian, ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, cụ thể vào các năm 1919, 1921 và 1929 dưới triều vua Khải Định và Bảo Đại, nhằm bảo tồn vẻ đẹp uy nghi và gia cố cấu trúc trước những biến đổi của thiên nhiên và lịch sử. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Công Tú, Thủ từ Đền Kinh Hạ cho biết, Đền Kinh Hạ thờ thần Rắn làm thành hoàng làng là một dạng tín ngưỡng rất sơ khai của cư dân bản địa gắn liền với tục thờ thủy thần - Long Vương của người Việt cổ. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Công Tú, Thủ từ Đền Kinh Hạ cho biết, Đền Kinh Hạ thờ thần Rắn làm thành hoàng làng là một dạng tín ngưỡng rất sơ khai của cư dân bản địa gắn liền với tục thờ thủy thần - Long Vương của người Việt cổ. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Người dân làng Kinh Hạ đã mang hình mẫu huyền thoại của tín ngưỡng phổ biến làm tài sản tinh thần của mình. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Người dân làng Kinh Hạ đã mang hình mẫu huyền thoại của tín ngưỡng phổ biến làm tài sản tinh thần của mình. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đây là sự hòa nhập vào đời sống tinh thần và ý thức tâm linh chung của cả dân tộc và vừa là khẳng định sức sống mãnh liệt của đời sống tâm linh như là một nhân tố chủ yếu và cố kết cộng đồng làng xã. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đây là sự hòa nhập vào đời sống tinh thần và ý thức tâm linh chung của cả dân tộc và vừa là khẳng định sức sống mãnh liệt của đời sống tâm linh như là một nhân tố chủ yếu và cố kết cộng đồng làng xã. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ sở hữu kiến trúc cổ kính, bao gồm Thượng Điện, Hạ Điện, hệ thống tam quan, tắc môn, nhà tả hữu vu, ban tế ngoài trời, nhà trù. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ sở hữu kiến trúc cổ kính, bao gồm Thượng Điện, Hạ Điện, hệ thống tam quan, tắc môn, nhà tả hữu vu, ban tế ngoài trời, nhà trù. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Thượng Điện là nơi thờ các vị thiên thần và nhân thần, trong đó nổi bật là thần Rắn - Long Vương, được tôn xưng là Thượng Thượng Thượng Đẳng Thần. Đây là trung tâm tâm linh của cả vùng, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Thượng Điện là nơi thờ các vị thiên thần và nhân thần, trong đó nổi bật là thần Rắn - Long Vương, được tôn xưng là Thượng Thượng Thượng Đẳng Thần. Đây là trung tâm tâm linh của cả vùng, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Hàng năm, đền Kinh Hạ tổ chức hai kỳ lễ tế lớn: Lễ Khai Hạ vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch và Lễ Kỳ Phúc Lục Nguyệt vào rằm tháng 6 âm lịch. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Hàng năm, đền Kinh Hạ tổ chức hai kỳ lễ tế lớn: Lễ Khai Hạ vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch và Lễ Kỳ Phúc Lục Nguyệt vào rằm tháng 6 âm lịch. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Được biết, Đền Kinh Hạ có 9 đạo sắc của các Vua thời nhà Nguyễn ban dụ, song do thời gian, thiên tai, chiến tranh hiện còn 3 đạo sắc (bản sao) của các triều vua: Đạo sắc Vua Thành Thái năm thứ 6, tháng 9, ngày 25 năm 1894; Đạo sắc Vua Duy Tân năm thứ 3, tháng 8, ngày 11 năm 1909; Đạo sắc Vua Khải Định năm thứ 9, tháng 7, ngày 25 năm 1924. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Được biết, Đền Kinh Hạ có 9 đạo sắc của các Vua thời nhà Nguyễn ban dụ, song do thời gian, thiên tai, chiến tranh hiện còn 3 đạo sắc (bản sao) của các triều vua: Đạo sắc Vua Thành Thái năm thứ 6, tháng 9, ngày 25 năm 1894; Đạo sắc Vua Duy Tân năm thứ 3, tháng 8, ngày 11 năm 1909; Đạo sắc Vua Khải Định năm thứ 9, tháng 7, ngày 25 năm 1924. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ là một công trình lịch sử - văn hóa có giá trị kiến trúc, nghệ thuật, là ngôi đền có quy mô khá lớn đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 2008. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ là một công trình lịch sử - văn hóa có giá trị kiến trúc, nghệ thuật, là ngôi đền có quy mô khá lớn đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 2008. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ là một minh chứng sống động cho sức sống bền bỉ của văn hóa dân gian và tín ngưỡng Việt Nam. Với vai trò là trung tâm tín ngưỡng và điểm tựa tinh thần, ngôi đền không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử quý báu mà còn tiếp tục phát huy vai trò kết nối tinh thần, giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Đền Kinh Hạ là một minh chứng sống động cho sức sống bền bỉ của văn hóa dân gian và tín ngưỡng Việt Nam. Với vai trò là trung tâm tín ngưỡng và điểm tựa tinh thần, ngôi đền không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử quý báu mà còn tiếp tục phát huy vai trò kết nối tinh thần, giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Ảnh: Cẩm Kỳ.

Cẩm Kỳ

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ngoi-den-co-linh-thieng-noi-tho-than-ran-10299440.html