Ngôi đền lâu đời nhất 'Tứ trấn Thăng Long'

Đền Bạch Mã, một trong 'Tứ trấn', là ngôi đền thiêng thờ vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của đất Thăng Long. Xưa thường được vua đến dâng hương vào dịp đầu năm.

Đền Bạch Mã là ngôi đền có lịch sử xây dựng lâu đời nhất “Tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ - vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ phía Đông (thành hoàng Hà Nội).

Đền Bạch Mã là ngôi đền có lịch sử xây dựng lâu đời nhất “Tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ - vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ phía Đông (thành hoàng Hà Nội).

Di tích lịch sử đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỉ thứ IX, dáng dấp kiến trúc hiện nay theo hình chữ "tam", gồm ba dãy nhà song song với toàn bộ hệ thống cột gỗ lim lớn. Đền sở hữu nét kiến trúc điêu khắc đặc sắc từ thời Lý, Trần; mang tính nghệ thuật cao và lưu giữ những tư liệu quý giá về lịch sử Thăng Long – Hà Nội.

Di tích lịch sử đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỉ thứ IX, dáng dấp kiến trúc hiện nay theo hình chữ "tam", gồm ba dãy nhà song song với toàn bộ hệ thống cột gỗ lim lớn. Đền sở hữu nét kiến trúc điêu khắc đặc sắc từ thời Lý, Trần; mang tính nghệ thuật cao và lưu giữ những tư liệu quý giá về lịch sử Thăng Long – Hà Nội.

Bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe.

Bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe.

Nhà đại bái đền Bạch Mã đặt khám thờ chế tác tinh xảo và được chạm khắc chi tiết rồng phượng sơn son thếp vàng. Đặc biệt các chi tiết đầu rồng, hoành phi, câu đối không chỉ thếp vàng rực rỡ mà còn vô cùng tinh xảo, sống động.

Nhà đại bái đền Bạch Mã đặt khám thờ chế tác tinh xảo và được chạm khắc chi tiết rồng phượng sơn son thếp vàng. Đặc biệt các chi tiết đầu rồng, hoành phi, câu đối không chỉ thếp vàng rực rỡ mà còn vô cùng tinh xảo, sống động.

Sử sách ghi lại, đền Bạch Mã được lập từ thời Cao Biền đắp thành Đại La, (thế kỉ thứ IX) thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần bản địa của các làng cổ Hà Nội. Năm 1010, khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ cho xây thành nhưng nhiều lần đắp lên lại bị sụp đổ.

Sử sách ghi lại, đền Bạch Mã được lập từ thời Cao Biền đắp thành Đại La, (thế kỉ thứ IX) thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần bản địa của các làng cổ Hà Nội. Năm 1010, khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ cho xây thành nhưng nhiều lần đắp lên lại bị sụp đổ.

Vua sai người tới đền cầu xin thần Long Đỗ, liền thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi đến đâu để vết chân đến đấy, xong xuôi ngựa quay về đền biến mất. Thấy vậy, vua liền cho xây thành đắp đê theo đúng dấu chân ấy và thành công. Do đó đền lấy tên là Đền Bạch Mã và tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành hoàng.

Vua sai người tới đền cầu xin thần Long Đỗ, liền thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi đến đâu để vết chân đến đấy, xong xuôi ngựa quay về đền biến mất. Thấy vậy, vua liền cho xây thành đắp đê theo đúng dấu chân ấy và thành công. Do đó đền lấy tên là Đền Bạch Mã và tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành hoàng.

Hai bên phương đình và bên trong nhà đại bái, thiêu hương, cung cấm đều đặt các ban thờ trang trọng được chế tác tinh xảo với những tương phản đỏ - vàng và trắng - đen là sắc màu chủ đạo.

Hai bên phương đình và bên trong nhà đại bái, thiêu hương, cung cấm đều đặt các ban thờ trang trọng được chế tác tinh xảo với những tương phản đỏ - vàng và trắng - đen là sắc màu chủ đạo.

Trong cung cấm có khám thờ thần Long Đỗ, hai bên bày lỗ bộ và ngai kiệu.

Trong cung cấm có khám thờ thần Long Đỗ, hai bên bày lỗ bộ và ngai kiệu.

Trải qua hơn 1.000 năm, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt và là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Trải qua hơn 1.000 năm, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt và là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt, giếng ngọc trong ngôi đền cổ trấn Đông thành Thăng Long được cụ Nguyễn Văn Sâm – nguyên thủ từ đền Bạch Mã tìm lại được mạch nước vào năm 2010. Phần thành giếng mới được làm bằng đá xanh, giếng sâu khoảng 5m. Giếng ngọc có giá trị quan trọng và linh thiêng, nước giếng trong, mát quanh năm thường được lấy làm lễ mỗi khi có lễ hội.

Đặc biệt, giếng ngọc trong ngôi đền cổ trấn Đông thành Thăng Long được cụ Nguyễn Văn Sâm – nguyên thủ từ đền Bạch Mã tìm lại được mạch nước vào năm 2010. Phần thành giếng mới được làm bằng đá xanh, giếng sâu khoảng 5m. Giếng ngọc có giá trị quan trọng và linh thiêng, nước giếng trong, mát quanh năm thường được lấy làm lễ mỗi khi có lễ hội.

Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử to lớn như: 15 tấm bia văn ghi lại những điển tích, thần thoại xây dựng đền và nghi lễ cúng thần, các lần tôn tạo trong 1000 năm qua. Ngoài ra còn có: Sắc phong, hương án, độc bình, chuông đồng hay kiệu rước,… Trong ảnh là bia "Bạch Mã Thần Từ bi kí" lập năm 1687 (bia niên đại sớm nhất) tại đền Bạch Mã.

Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử to lớn như: 15 tấm bia văn ghi lại những điển tích, thần thoại xây dựng đền và nghi lễ cúng thần, các lần tôn tạo trong 1000 năm qua. Ngoài ra còn có: Sắc phong, hương án, độc bình, chuông đồng hay kiệu rước,… Trong ảnh là bia "Bạch Mã Thần Từ bi kí" lập năm 1687 (bia niên đại sớm nhất) tại đền Bạch Mã.

Với những giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đợt 12. Trong đó, đền Bạch Mã là một trong những di tích thuộc nhóm có lịch sử và kiến trúc nghệ thuật “Thăng Long Tứ trấn” được công nhận.

Với những giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đợt 12. Trong đó, đền Bạch Mã là một trong những di tích thuộc nhóm có lịch sử và kiến trúc nghệ thuật “Thăng Long Tứ trấn” được công nhận.

Mời độc giả xem thêm video Mãn nhãn màn “rước kiệu bay” tại ngôi đền nổi tiếng nhất xứ Nghệ:

Nguyễn Hải

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/ngoi-den-lau-doi-nhat-tu-tran-thang-long-1883005.html