Quắm đen lần đầu tiên xuất hiện ở miền Trung: Loài cực quý!

Việc ghi nhận loài quắm đen tại khu vực cửa sông Ô Lâu và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đánh dấu một bước quan trọng trong công tác bảo tồn chim hoang dã ở miền Trung Việt Nam.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu quốc gia do TS Hồ Thắng chủ trì, lần đầu tiên 14 cá thể quắm đen (Plegadis falcinellus) được phát hiện tại khu vực này vào ngày 15/5. Trước đây, loài này chỉ được ghi nhận tại Nam bộ và Đông Bắc Việt Nam. (Ảnh: LÊ MẠNH HÙNG)

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu quốc gia do TS Hồ Thắng chủ trì, lần đầu tiên 14 cá thể quắm đen (Plegadis falcinellus) được phát hiện tại khu vực này vào ngày 15/5. Trước đây, loài này chỉ được ghi nhận tại Nam bộ và Đông Bắc Việt Nam. (Ảnh: LÊ MẠNH HÙNG)

Quắm đen thuộc họ cò quăm (Threskiornithidae) và bộ bồ nông (Pelecaniformes), là một trong những loài chim quý hiếm nằm trong Danh lục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: LÊ MẠNH HÙNG)

Quắm đen thuộc họ cò quăm (Threskiornithidae) và bộ bồ nông (Pelecaniformes), là một trong những loài chim quý hiếm nằm trong Danh lục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: LÊ MẠNH HÙNG)

Hiện nay, quần thể quắm đen đang suy giảm, tại Việt Nam chủ yếu ghi nhận ở một số khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Vườn quốc gia Tràm Chim và các khu bảo tồn khác.

Hiện nay, quần thể quắm đen đang suy giảm, tại Việt Nam chủ yếu ghi nhận ở một số khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Vườn quốc gia Tràm Chim và các khu bảo tồn khác.

Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực cửa sông Ô Lâu và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong việc bảo tồn các loài chim di cư và hoang dã.

Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực cửa sông Ô Lâu và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong việc bảo tồn các loài chim di cư và hoang dã.

Cách đây không lâu, cũng có ghi nhận loài quắm đen làm tổ sinh sản tại rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu.

Cách đây không lâu, cũng có ghi nhận loài quắm đen làm tổ sinh sản tại rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu.

Quắm đen có kích thước nhỏ 64 cm.

Quắm đen có kích thước nhỏ 64 cm.

Chúng có màu đen nếu nhìn từ xa.

Chúng có màu đen nếu nhìn từ xa.

Quắm đen khi không ở thời kỳ sinh sản đầu và cổ viền trắng.

Quắm đen khi không ở thời kỳ sinh sản đầu và cổ viền trắng.

Trong ánh sáng mờ có thể nhầm quắm đen với loài Rẽ mỏ cong nhưng có tư thế thẳng đứng, có dáng đứng giống loài Diệc và có cánh tròn.

Trong ánh sáng mờ có thể nhầm quắm đen với loài Rẽ mỏ cong nhưng có tư thế thẳng đứng, có dáng đứng giống loài Diệc và có cánh tròn.

Nơi ở của quắm đen được biết đến là rừng tràm, các vùng đồng cỏ và cây ngập nước, đầm lầy và hồ, vùng cây gỗ ở đồng bằng.

Nơi ở của quắm đen được biết đến là rừng tràm, các vùng đồng cỏ và cây ngập nước, đầm lầy và hồ, vùng cây gỗ ở đồng bằng.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/quam-den-lan-dau-tien-xuat-hien-o-mien-trung-loai-cuc-quy-1990618.html