Ngày 8/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang gồm các đồng chí: Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch nhóm đại biểu Quốc hội trẻ; Âu Thị Mai, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại xã Bằng Cốc và xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên.
Thời gian gần đây, vấn đề lừa đảo trên không gian mạng ngày càng nhức nhối, gây thiệt hại to lớn về tài sản và tinh thần cho nhiều cá nhân và cộng đồng. Hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh và an toàn, nhiều đại biểu Quốc hội đã đưa ra phân tích sâu sắc về 'mặt trái' của công nghệ, thực trạng lừa đảo trên không gian mạng, đồng thời đề xuất các giải pháp để khắc phục và ngăn chặn vấn nạn này.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm trước cử tri, có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần vào thành công của kỳ họp. Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tín nhiệm, phân công làm Tổ trưởng gồm các đại biểu thuộc 4 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Tây Ninh, Sơn La, Đà Nẵng.
Các đại biểu Quốc hội đề nghị có quy định rõ về các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời có cơ chế quản lý các nguồn thu từ những giá trị này mang lại.
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục ban hành chính sách đãi ngộ công bằng đối với các nghệ nhân, thể hiện sự quan tâm ghi nhận động viên của Nhà nước trong duy trì, bảo vệ, lưu giữ và truyền dạy những giá trị văn hóa của dân tộc.
Theo các đại biểu, nghệ nhân được ví như báu vật nhân văn sống, sợi dây níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm 'nghệ nhân dân gian' vào đối tượng được hưởng chính sách cùng nghệ nhân Nhân dân và nghệ nhân ưu tú
Tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, sáng 26/6, Quốc hội tiến hành thảo luận hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Sáng 26-6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đại biểu Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia góp ý vào một số nội dung của dự án luật.
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể. Các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét quy định cụ thể các tiêu chí, tiêu chuẩn được hỗ trợ các chính sách đãi ngộ của Nhà nước cũng như quy định cụ thể về nhiệm vụ và cơ chế bảo đảm cho hoạt động của nghệ nhân.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) dự kiến bổ sung quyền phản biện xã hội của Công đoàn. Đây là một nội dung của dự thảo Luật được các đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý hoàn thiện.
Ngày 18/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Nhiều đại biểu tán thành cao với việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% kinh phí công đoàn.
Quốc hội thảo luận các dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035…
Sáng 18-6, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ bảy, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Công đoàn (sửa đổi).
Sáng 18-6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Nhất trí với quy định về tài chính Công đoàn và công tác quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc tiếp tục quy định thu kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để Công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở...
Sáng ngày 18/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng thuận về việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% và kiến nghị nên có sự linh hoạt trong việc quy định tỷ lệ phân bổ kinh phí công đoàn.
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tiếp tục được 'mổ xẻ' trong phiên làm việc QH sáng nay. Nhiều ý kiến cho rằng cần linh hoạt trong quy định tỷ lệ phân bổ kinh phí, không quy định cứng tỷ lệ 25% và 75%.
Sáng 18/6, các ý kiến thảo luận tại hội trường cho rằng cần nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở cũng như khẳng định, việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% là cần thiết.
Nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình với quy định thu kinh phí công đoàn 2% để đảm bảo phúc lợi ổn định cho người lao động.
Sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Sáng 18/6, thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Quốc hội quan tâm tới mức đóng góp phí công đoàn 2%; việc quản lý nguồn tài chính công đoàn; việc cho phép lao động nước ngoài tham gia tổ chức công đoàn.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tiếp tục quy định thu kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng hoạt động của công đoàn cơ sở thời gian qua như 'một cậu bé tý hon khoác trên mình một cái áo quá lớn', lúng túng và bất lực.
Sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Một số nội dung được đại biểu quan tâm, góp ý.
Các ĐBQH bày tỏ tán thành việc quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
Sáng 18-6, tiếp tục nội dung kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). ĐBQH Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia phát biểu tại hội trường, góp ý vào dự án luật.
Về nguồn tài chính công đoàn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) tán thành việc quy định 'kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động'.
Để tạo điều kiện cho việc tăng cường bố trí nguồn kinh phí công đoàn cho các hoạt động của công đoàn cơ sở, các ĐBQH đề nghị nên có sự linh hoạt trong việc quy định tỷ lệ phân bổ kinh phí công đoàn.
Chiều 17-6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sau khi tham gia các nội dung toàn thể tại hội trường, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cùng ĐBQH các tỉnh Tây Ninh, Sơn La và thành phố Đà Nẵng thảo luận tổ vào các dự án: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì, điều hành thảo luận.
Ngày 8-6, trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 7, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đã tham gia nhiều ý kiến vào chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Các đại biểu đồng tình với chính sách tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công và đề nghị sớm luật hóa quy định này.
ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 31/5, các đại biểu thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, trước sự phát triển của nền kinh tế nước ta có độ mở rộng, 'cái áo cơ chế' đang bị 'chật' so với 'cơ thể cường tráng' của đất nước, nên cần có 'cái áo mới'.
Tiếp tục nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 31-5, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Sơn La, Tây Ninh và thành phố Đà Nẵng thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Chiều 31.5, thảo luận tại Tổ 11 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Tuyên Quang, Tây Ninh, Sơn La, TP. Đà Nẵng), về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, các đại biểu cho rằng, các chính sách mới đã trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt trong phát triển kinh tế, văn hóa giúp Nghệ An phát triển xứng tầm trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.
Chỉ rõ khâu giải phóng mặt bằng là nguyên nhân khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ trong thời gian qua, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công để chính sách này được áp dụng rộng rãi cho các địa phương, trở thành động lực mới trong đầu tư phát triển.
là kiến nghị của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận chiều 25/5 về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề 'việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023' (Nghị quyết 43).
Đánh giá cao việc Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia, theo dõi Phiên thảo luận toàn thể tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV về báo cáo giám sát trên, đại diện cơ quan dân cử và cử tri địa phương tiếp tục khẳng định việc ban hành Nghị quyết 43 là hết sức kịp thời, hợp lòng dân với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra cơ bản hoàn thành. Đồng thời, bày tỏ mong muốn Quốc hội xem xét kéo dài việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Từ thực tiễn triển khai Nghị quyết số 43 về hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội và các Nghị quyết về một số dự án quan trọng quốc gia, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay, Quốc hội nên xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, khơi thông nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh, các cơ chế chính sách đặc thù đã phát huy hiệu quả cần được tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để có thể luật hóa.
Bàn về giải pháp ngăn chặn tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần khẩn trương ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn các luật mới được Quốc hội thông qua.
Họp phiên toàn thể tại hội trường vào ngày 25/5, Quốc hội thảo luận về báo cáo kết quả thực hiện giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023'.
Thảo luận về kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) theo Nghị quyết 43/2022/QH15, đại biểu Quốc hội cho rằng cần giải pháp căn cơ, cốt lõi hơn-nhất là trong giải quyết chậm ban hành văn bản, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy triển khai các chính sách hiệu quả.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường Diên Hồng sáng 25/5, bên cạnh việc đánh giá cao các kết quả đạt được, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đi sâu vào phân tích các tồn tại, hạn chế để góp ý, rút kinh nghiệm và có giải pháp tháo gỡ trong quá trình triển khai thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội…
Sáng 25-5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề 'việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023'.
Đại biểu Âu Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Chính phủ xem xét, bổ sung đối tượng được vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số sinh sống ở xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đảm bảo phù hợp với đối tượng thụ hưởng quy định tại mục b, điểm 3, Điều 1 của Nghị quyết 88/2019/QH14.
Tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 23-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.
Sáng ngày 16/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng một số dự luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công chứng (sửa đổi). Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều 22-4, tại Nhà văn hóa xã Tiến Bộ (Yên Sơn), các đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang: Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ; Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Yên Sơn.
Sáng 22-4, tại Nhà văn hóa xã Trung Trực (Yên Sơn), các đồng chí: Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Yên Sơn.
Sáng ngày 22/4, đồng chí Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, Đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thảo và Du lịch đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, tại xã Trung Trực, huyện Yên Sơn.