Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang hướng tới phát triển toàn diện và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Cùng với ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; các hoạt động giao lưu, kết nối cung cầu đang được tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh nhằm xây dựng thêm nhiều kênh tiêu thụ, phân phối nông sản đa dạng và hiệu quả hơn.
Hiếm có địa phương nào như quê hương xứ Thanh lại phong phú, đa dạng, đầy đủ về các loại địa hình từ miền non cao, trung du đến đồng bằng, miền biển. Nếu như các Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân); Bà Triệu (Hậu Lộc) đại diện cho vùng đồng bằng, trung du với những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo thì nơi miền biển độc đáo với Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn và nơi miền núi huyện Thạch Thành nổi bật với Di tích khảo cổ học hang Con Moong - chứa đựng tầng sâu lịch sử, văn hóa của loài người. Mỗi di tích mang trong mình những giá trị riêng, độc đáo, để rồi Thanh Hóa đã và đang phát huy các giá trị để di tích song hành cùng sự phát triển quê hương, đất nước.
Những ngày thu tháng 8, tôi nhẹ bước cùng dòng người về thăm Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt Lam Kinh, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Những vạt nắng sớm mai dịu dàng tỏa sáng nghinh môn, chính điện, những tòa thái miếu,... và phảng phất khói hương của dòng người về dâng hương nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.
Trên vùng đất Trung Lập (xã Xuân Lập, Thọ Xuân) còn lưu giữ nhiều di tích, hiện vật cổ gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành (941-1005) - vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê. Trong đó, di tích 'nền sinh thánh' và những huyền tích dân gian đã góp thêm những sắc màu tâm linh về sự ra đời của Vua Lê Đại Hành.
Trong 2 ngày 17 và 18/7, HĐND huyện Thọ Xuân đã tổ chức Kỳ họp thứ 14, nhiệm kỳ 2021-2026 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; thảo luận và quyết nghị phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác.
Sáng 28/6, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về nội dung: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.
Thanh Hóa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định là một trong những 'cái nôi di sản' của Việt Nam. Khẳng định như thế, trước hết là nhờ bởi một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh độc đáo có lịch sử hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm. Trong đó, phải kể đến Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) - tòa thành bằng đá 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam và trên thế giới, đã được UNESCO tôn vinh và chính thức ghi tên vào kho tàng di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.
Những ngày đầu tháng 3 (âm lịch), làng cổ Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) lại rộn ràng vào lễ hội Đền thờ Lê Hoàn - tưởng nhớ vị vua sáng lập nhà Tiền Lê trong lịch sử dân tộc. Về với lễ hội Đền vua Lê, du khách bày tỏ niềm kính ngưỡng trước uy danh vị vua có công 'phá Tống, bình Chiêm' lưu danh sử sách, chiêm bái các di tích, công trình kiến trúc lịch sử văn hóa giàu giá trị. Và hòa mình vào không gian vùng đất cổ, 'khám phá' những mỹ tục độc đáo...
Sáng 16/4 (tức ngày 8/3 âm lịch), tại đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2024, kỷ niệm 1019 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Hoàn.
Không chỉ là minh chứng cho những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc được kế thừa qua nhiều thế hệ, Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn với kiến trúc độc đáo nằm trong không gian văn hóa của làng Việt cổ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.
Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực Thọ Xuân năm 2024 diễn ra từ ngày 13 đến 17/4 (tức từ ngày 5 đến 9/3 năm Giáp Thìn). Nhằm tạo không khí vui tươi, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham dự. Đồng thời, quảng bá nét văn hóa ẩm thực của địa phương. Nằm trong chuỗi các sự kiện, huyện Thọ Xuân đã tổ chức hoạt động giới thiệu quy trình sản xuất đặc sản làng nghề truyền thống.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực Thọ Xuân năm 2024, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc đã được trình diễn.
Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực Thọ Xuân năm 2024 diễn ra từ ngày 13 đến 17/4 (tức từ ngày 5 đến 9/3 năm Giáp Thìn). Tại đây, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Thọ Xuân và của tỉnh được bày bán, giới thiệu đến người dân và du khách tham quan. Trong đó, sản phẩm OCOP được nhiều người tiêu dùng quan tâm, mua sắm.
Hôm nay (14/4), Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động; tại huyện Thọ Xuân, diễn ra các hoạt động Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hóa - Du lịch ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024...
Sáng 13/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân), đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng , Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dâng hương tưởng niệm 1019 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Hoàn.
Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn và Tuần lễ Văn hóa – Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024 diễn ra trong vòng 5 ngày, từ ngày 13/4 đến ngày 17/4/2024 (tức ngày 5/3 đến ngày 9/3 năm Giáp Thìn) tại Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, du khách thập phương đã được chứng kiến rất nhiều các hoạt động đặc sắc, được đầu tư công phu, tỉ mỉ.
Sáng 10/4, huyện Thọ Xuân đã tổ chức lễ dâng hương khai đền Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024 và Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024.
Trong những năm qua, Trung tâm Chính trị huyện Thọ Xuân đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) cho cán bộ, đảng viên cơ sở, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ ngày 13 đến 17/4 (tức từ ngày 5 đến 9/3 năm Giáp Thìn), tại Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, sẽ diễn ra Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2024 và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2024.
Có sẵn tiềm năng nhưng phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đó là hành trình dài, cần có sự vào cuộc của cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến mỗi người dân.
Quản lý, phát huy tốt giá trị di sản văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, có những địa phương vẫn tư duy theo kiểu 'sợ trách nhiệm', dẫn tới tình trạng di sản phải nằm 'đắp chiếu'.
Sáng 16/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập), huyện Thọ Xuân đã tổ chức lễ dâng hương đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Năm 2023, một năm được đánh giá là có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó khó khăn là chủ yếu. Mặc dù vậy, huyện Thọ Xuân vẫn đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi trên tất cả các lĩnh vực. Điều này đã được ghi nhận tại Quyết định số 694 ngày 31/1/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa: Năm 2023, UBND huyện Thọ Xuân được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Huyện Thọ Xuân nằm ở phía tây của tỉnh, nơi có dòng Lương Giang chảy qua như rồng xanh uốn lượn bồi đắp phù sa mỡ màu dâng tặng hoa trái bốn mùa cho đất và người nơi đây. Khí thiêng hội tụ tạo nên địa linh, trời đất giao hòa sản sinh nhân kiệt. Thọ Xuân nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Với những giá trị lịch sử văn hóa to lớn và vô cùng đặc biệt, những năm gần đây, Thọ Xuân đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.
Thanh Hóa đang tận hưởng 'trái ngọt' từ bước chuyển mình mạnh mẽ của hạ tầng, để thúc đẩy du lịch theo từng mảnh ghép dần thành hình của tuyến đường xương sống cao tốc Bắc - Nam.
Việc trùng tu, tôn tạo di tích không phải câu chuyện của một giai đoạn. Bảo vệ, tu bổ, phục hồi di sản được xác định là lĩnh vực nhiều khó khăn, được quy định chặt chẽ bởi luật, nghị định, thông tư..., thực hiện bởi sự tâm huyết, cẩn trọng của những người có trách nhiệm, dưới sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.
Sáng 30-9, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân tổ chức hội nghị để thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, đề ra nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.
Với hơn 1.500 di tích và danh thắng, hội tụ đầy đủ các loại hình du lịch, Thanh Hóa xác định TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ là thị trường tiềm năng để quảng bá và liên kết phát triển du lịch.
Mới được tỉnh Thanh Hóa công bố vào tháng 5 vừa qua, tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân vừa có sự mới mẻ, vừa mang tính truyền thống, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những hành trình hấp dẫn.
Dù là một kinh đô có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà Lê trung hưng đất nước, song theo thời gian, kinh đô kháng chiến một thời dần rơi vào quên lãng. Bảo tồn, phát huy giá trị kinh đô xưa một cách xứng tầm không chỉ là ước mong của người dân Vạn Lại - Yên Trường mà còn là nỗi niềm mong mỏi của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương nơi đây.
Sau 13 năm nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thanh Hóa đã trở thành đơn vị nằm trong tốp đầu về XDNTM. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Hơn 8,3 triệu du khách đã ghé thăm thành phố này, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và đạt 69,6% kế hoạch cho năm 2023. Trong số này, TP. Sầm Sơn đóng góp hơn 5,3 triệu lượt khách và thu về hơn 9.100 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa đón khoảng 8,3 triệu lượt khách du lịch, thu hơn 15.000 tỉ đồng.
Với việc đón được 8,3 triệu lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm, Thanh Hóa là một trong những địa phương đón lượng khách 'khủng' nhất cả nước
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa ước đón hơn 8,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng.
Đây là các tour du lịch nội vùng kết nối giữa 4 huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Với các tour du lịch này, khách du lịch sẽ được tiếp cập các sản phẩm du lịch mới mẻ, đa dạng, hấp dẫn, độc đáo của từng địa phương.
Thanh Hóa vừa công bố tuyến du lịch kết nối với nhiều tour du lịch qua các huyện: Yên Định, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy và Thọ Xuân.
Sáng 5/5, tại Khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung, huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.
Sáng 5/5, tại Làng du lịch Yên Trung (Yên Định), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố tuyến du lịch kết nối các huyện gồm: Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc và Thọ Xuân.
Nhằm kích cầu du lịch cho năm 2023, Thanh Hóa vừa công bố tuyến du lịch kết nối giữa 4 huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thọ Xuân.
Nằm trong chuỗi các sự kiện kích cầu du lịch năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch và các điểm đến mới đồng thời, tạo cơ hội để các địa phương trọng điểm du lịch trong tỉnh liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển du lịch bền vững, ngày 5/5, tại huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.
Sáng 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân nằm trong chuỗi các sự kiện kích cầu du lịch năm 2023.
Sáng 5-5, tại khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung (Yên Định), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.
Với những nghi thức, tục lệ, trò chơi, trò diễn độc đáo, giàu bản sắc truyền thống lịch sử văn hóa, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa trao chứng nhận công nhận Lễ hội đền thờ Lê Hoàn (Anh hùng dân tộc Hoàng đế Lê Đại Hành) là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng nay (27/4), tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023, kỷ niệm 1018 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành và đón chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn.