Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 2598/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.
Cứ mỗi mùa thi là mỗi mùa xúc động vì những khoảnh khắc của các đấng sinh thành chẳng quản ngại mưa nắng dãi dầu, thấp thỏm, lo lắng nhưng cũng tràn đầy hi vọng hướng về trường thi.
Sáng 19/6, hơn 106.000 thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội làm bài thi môn Toán với thời gian làm bài 120 phút theo hình thức tự luận. Đây là môn thi cuối trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.
Đối với các phòng thi của các thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ, thuộc diện F0 đều phải được tổ chức vệ sinh khử khuẩn ngay sau mỗi buổi thi.
'Với đề thi môn Tiếng Anh này em nghĩ mình sẽ được 10 điểm là điều dễ dàng', chia sẻ của thí sinh Bùi Nhật Phương Uyên sau khi kết thúc bài thi môn Tiếng Anh chiều này, 18/6.
Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Về cơ bản, đề thi được giữ cấu trúc tương tự những năm trước.
Hôm nay (18/6), gần 107.000 thí sinh trên địa bàn Hà Nội chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 với môn thi Ngữ văn tại 203 điểm thi.
Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, gần 107.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 công lập đã có mặt tại các điểm thi để nghe quy chế và kiểm tra lại thông tin trước ngày thi. Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống tại một số điểm thi, hầu hết các thi sinh đều thực hiện nghiêm quy định phòng dịch.
Thí sinh phải nghiêm túc đeo khẩu trang khi đến điểm thi, trên đường từ điểm từ điểm thi về nhà và nơi tập trung thí sinh. Trước khi vào phòng thi, thí sinh phải gỡ khẩu trang để cán bộ coi thi kiểm tra, sau đó đeo khẩu trang vào phòng thi và trong suốt thời gian làm bài thi.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có nhiều ảnh hưởng, do đó, nhân viên y tế tại điểm thi cũng được quy định những trách nhiệm cụ thể.
Bộ GD&ĐT vừa thông tin về Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022. Có 8 điểm mới được điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh đại học 2022 nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, các cơ sở đào tạo.
Liên quan đến việc thực hiện quy định mới của Bộ GD&ĐT về việc bố trí nơi bảo quản vật dụng của thí sinh cách phòng thi tối thiểu 25m, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Bộ cho phép Hà Nội chủ động có phương án thực hiện để bảo đảm an toàn nhất và tránh gây khó khăn cho thí sinh.
Các địa phương có thể thực hiện linh hoạt, khi thí sinh vào phòng thi thì không nhất thiết phải đeo khẩu trang. Bởi trong phòng thi, các thí sinh không được phép trao đổi và đã bảo đảm giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 trong 3 năm học sẽ không đưa vào đề thi năm nay - Bộ GDĐT nêu rõ.
SGK là loại hàng hóa thiết yếu mà bất cứ gia đình nào có con đi học cũng phải mua. Thời điểm này, việc tăng giá SGK đã tạo thêm gánh nặng cho những gia đình có con em đi học, đặc biệt những gia đình có đông con đi học, gia đình hộ nghèo, gia đình vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Khi năm học kết thúc cũng là lúc các loại bảng điểm với những điểm 9, điểm 10, giấy khen... được các bậc phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội để 'khoe' thành tích học tập của con em mình. Điều này liệu có lợi cho trẻ?
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.
Thời điểm này, nhiều phụ huynh đã và đang tìm hiểu và đăng ký cho con mình tham gia các mô hình trại hè với nhiều loại hình phong phú, hấp dẫn. Tuy nhiên, để chọn được một trại hè tốt, phù hợp với nhu cầu là vấn đề khiến không ít phụ huynh băn khoăn.
Liên quan đến việc một phụ huynh ở trường quốc tế ở TP. HCM tố con bị bạn học đánh, dưới góc độ quản lý giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng dù giải quyết sự việc theo cách nào thì cuối cùng cũng là để cảm hóa học sinh chứ không phải tạo sự tủi nhục, bất bình.
Trong tuần qua, bên cạnh những ý kiến chưa đồng tình về việc tăng học phí trong thời điểm này thì nhiều người đặt câu hỏi: 'Việc tăng học phí có giúp cho chất lượng học tập tốt hơn?'.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là bế giảng năm học. Tuy nhiên, phụ huynh ở các thành phố lớn đang lo lắng những tháng hè sẽ không biết gửi con cho ai, tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khóa gì khi các sân chơi cho trẻ đang thiếu trầm trọng.
Do ảnh hưởng của COVID-19, cùng với việc học trực tuyến kéo dài, khi quay trở lại trường, học sinh lại bước vào kỳ thi cuối năm và các kỳ thi chuyển cấp quan trọng… điều này đã khiến không ít học sinh bị áp lực và rơi vào khủng hoảng tâm lý.
'Cô ơi, nếu không may em trở thành F0 đúng thời gian kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra thì có thể tham gia thi không ạ', câu hỏi của nhiều học sinh trong lớp gửi cô Dung - giáo viên chủ nhiệm lớp 12F Trường THPT Công nghiệp, Việt Trì, Phú Thọ.
Sau khi Bộ GDĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành mầm non, trong đó có dự kiến điều chỉnh kỹ thuật về lọc ảo trong tuyển sinh, có một số ý kiến còn băn khoăn về điều chỉnh này.
Tháng 9 tới, lứa 'khỉ vàng' 2016 sẽ bước vào lớp 1. Sau thời gian dài phải ở nhà để phòng dịch COVID-19, nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi này lo lắng đã cho con đi học các lớp tiền tiểu học.
Có 52% thí sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), 30% thí sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học).
Những ngày qua, mạng xã hội và báo chí có nhiều phản ánh liên quan tới chất lượng luận án tiến sĩ, chất lượng đào tạo tiến sĩ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) đã có trao đổi một số nội dung liên quan đến vấn đề này.
Từ ngày 4/5 đến 17h ngày 13/5/2022, học sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo hình thức trực tuyến.
Làm thế nào để trẻ bớt cô đơn, lo lắng, căng thẳng và không nghĩ đến việc tự tử? Theo GS.TS. Vũ Dũng - Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam, vấn đề này cần được đặt ra cả ở phạm vi quản lý xã hội và ở cấp độ gia đình.
Theo ước tính, trong hai năm 2021-2022, dịch bệnh COVID-19 đã làm khoảng 4,4 triệu trẻ em Việt Nam bị gián đoạn tham gia giáo dục mầm non. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập đã phải tạm dừng hoạt động.
Khi được hỏi về cảm giác cô đơn, tỷ lệ học sinh luôn luôn hay thường xuyên cảm thấy cô đơn là 13%. Gần 7% trẻ thường xuyên cảm thấy lo âu và có một tỷ lệ đáng kể trẻ nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử - những con số trên liệu có thực trong cuộc sống và được lý giải thế nào?
Đó là câu hỏi mà dư luận và nhiều chuyên gia đặt ra cho Ban soạn thảo chương trình cũng như Bộ GD&ĐT nếu môn Lịch sử chỉ là một trong những môn tự chọn ở lớp 10 THPT.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa họp về vấn đề 'nóng' tuyển sinh đầu cấp năm học 2022-2023 và khẳng định tất cả học sinh khi tốt nghiệp cấp THCS sẽ đều có chỗ học khi vào lớp 10.
Với tình hình phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, thí sinh là F1 không có triệu chứng vẫn đi thi và đảm bảo 5K. Thí sinh là F0 được coi là bệnh nhân và sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy chế thi.
Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 của Bộ GD&ĐT đã quy định rõ về ngưỡng đầu vào của ngành sức khỏe, giáo viên năm 2022.
Trong 20 phương thức xét tuyển đại học năm nay thì hầu hết thí sinh đều chỉ tìm hiểu và nắm vững thông tin của 2-3 phương thức tuyển sinh đại học, số còn lại, nhiều thí sinh vẫn còn lúng túng.
Trẻ mầm non và học sinh phổ thông đã trở lại trường học trực tiếp trong điều kiện bình thường mới. Nếu trong lớp mầm non có một ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì các thành viên còn lại trong lớp có cần phải cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày?
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong ngày đầu tiên trẻ mầm non trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài nghỉ tại nhà phòng dịch COVID-19, toàn TP. Hà Nội có trên 360.000 học sinh mầm non đến trường ngày 13/4, đạt tỷ lệ gần 67%.
Từ ngày 13/4, trẻ mầm non trên cả nước được trở lại trường học trực tiếp đã mang đến niềm vui và hạnh phúc cho nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, không ít các bậc cha mẹ lo lắng khi lứa tuổi này còn quá nhỏ để có thể chấp hành hướng dẫn phòng dịch COVID-19.
Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống, nhiều trường mầm non trên địa bàn TP. Hà Nội đã hoàn thành công tác dọn dẹp, sẵn sàng đón trẻ quay trở lại trường học trực tiếp từ ngày mai, 13/4.
Thống kê sơ bộ, tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường học trực tiếp ở nhiều địa bàn của TP Hà Nội cao hơn rất nhiều so với khảo sát ban đầu.
Sáng 6/4, gần một triệu học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của Hà Nội quay trở lại trường học trực tiếp sau 8 tháng ở nhà học trực tuyến. Công tác phòng, chống dịch được hầu hết các trường thực hiện nghiêm túc.
Ngay sau khi nhận được thông tin Hà Nội cho phép học sinh lớp 1- 6 trở lại trường từ ngày 6/4, nhiều phụ huynh có con lứa tuổi này đã rất vui mừng và phấn khởi. Tuy nhiên, với những phụ huynh có con trong lứa tuổi mầm non thì vẫn còn đó nhiều thắc mắc và mong chờ.
Khi mọi hoạt động của cuộc sống bình thường mới trở lại, việc cho trẻ đi học trực tiếp càng trở nên bức thiết với mọi gia đình.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến nay, 62 địa phương trên cả nước đã dạy học trực tiếp ở hầu hết các cơ sở giáo dục, chỉ còn duy nhất Hà Nội là chưa cho trẻ mầm non và tiểu học đến trường học trực tiếp.