Tổng thống Nga và Quyền Thủ tướng Đức điện đàm lần 2 về khủng hoảng di cư

Theo Điện Kremlin, ngày 11/11, Tổng thống Nga Putin và Quyền Thủ tướng Đức Merkel đã có cuộc điện đàm lần 2, khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết tình hình ở biên giới Belarus với EU.

Triển vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Normandy về Ukraine

Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin) đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về tình hình Ukraine.

Đức là một trong những đối tác ưu tiên của Nga cả về chính trị và kinh tế

Ngày 20/08, tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga V.Putin đã hội hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel nhân chuyến thăm Nga mang tính chất chia tay của bà trên cương vị này.

Tại sao Mỹ đồng ý cho hoàn thành dự án North Stream 2?

Ngày 20/07, Văn phòng báo chí của Bộ ngoại giao Mỹ chính thức thông báo, các lệnh trừng phạt của Mỹ không ngăn chặn được việc đặt đường ống của dự án NS2. Điều này có thể hiểu là Mỹ đã thừa nhận một thất bại chiến thuật. Cũng theo Bộ ngoại giao Mỹ, chính quyền Mỹ cần tiếp tục phản đối việc thực hiện dự án này, nhưng quyết định từ bỏ các biện pháp trừng phạt là vì lợi ích khôi phục quan hệ với Đức.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Mỹ - Đức đạt thỏa thuận đột phá

Sau nhiều năm tranh cãi, Đức và Mỹ cuối cùng đã đạt được bước đột phá về dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để đưa khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Mỹ: Định hình quan hệ tương lai

Trước khi rời nhiệm sở vào cuối năm nay, nhà lãnh đạo 67 tuổi Angela Merkel đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Mỹ trên cương vị Thủ tướng Đức, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden. Chuyến công tác của bà A.Merkel đến xứ Cờ hoa thể hiện những di sản của nữ chính trị gia này, đồng thời định hình cho một mối quan hệ song phương được tin tưởng sẽ nồng ấm hơn trong tương lai giữa hai đối tác quan trọng.

Chương mới trong quan hệ song phương Anh - Đức

Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa có chuyến thăm Anh và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Boris Johnson. Chuyến công tác cuối cùng đến Anh của bà A.Merkel trên cương vị Thủ tướng được xem là cơ hội để hai bên thảo luận hàng loạt vấn đề.

Thủ tướng Đức thăm Anh: Chương mới trong quan hệ song phương

Cuối tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm Anh và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Boris Johnson. Chuyến công tác cuối cùng đến xứ sở Sương mù của bà A.Merkel trên cương vị Thủ tướng được xem là cơ hội để hai bên thảo luận hàng loạt vấn đề như củng cố và mở ra chương mới trong quan hệ hai nước sau tiến trình Anh rời Liên minh châu Âu (EU), đồng thời thúc đẩy các nỗ lực hợp tác nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức điện đàm về tình hình ở Donbass

Điện Kremlin ngày 8/4 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa tiến hành điện đàm. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cuộc xung đột ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine.

Ô tô lao vào cổng văn phòng Thủ tướng Đức

Theo hãng tin tức Reuters, ngày 25-11, một chiếc xe ô tô đã đâm vào cổng văn phòng của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Berlin. Lực lượng cảnh sát và cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường. Hiện vẫn chưa có báo cáo về thương vong.

EU bất đồng về 'kế hoạch phục hồi'

Theo Reuters, các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) chưa đạt thỏa thuận về ngân sách dài hạn và kế hoạch hỗ trợ khôi phục kinh tế của khối sau dịch Covid-19. Tại Hội nghị cấp cao trực tuyến EU ngày 19-6, các nhà lãnh đạo EU nhất trí cần 'hành động phản ứng nhanh', song vẫn bất đồng sâu sắc về 'kế hoạch phục hồi', trị giá hàng tỷ euro. Sau phiên họp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu S.Mi-xen tuyên bố triệu tập hội nghị trực tiếp, giữa tháng 7 tới.

Sự kiện nổi bật trong tuần

* Các hoạt động kỷ niệm trọng thể 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ở nhiều nước.

Cần hỗ trợ các nước nghèo ứng phó Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, phát biểu ngày 20-5 với báo giới sau dự hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Thủ tướng Đức A.Merkel nhấn mạnh, để những nước nghèo có thể ứng phó hiệu quả dịch Covid-19, các nước giàu có trên thế giới cần tiếp tục duy trì viện trợ phát triển và cân nhắc thực hiện các biện pháp cứu trợ.

Cảnh báo nguy cơ phong tỏa trở lại

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19, ngày 6-5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) T.Ghebreyesus cảnh báo, các nước vẫn có nguy cơ thực hiện phong tỏa trở lại, nếu không giám sát quá trình nới lỏng quy định một cách thận trọng và theo từng giai đoạn. WHO nhắc lại những khuyến nghị, nhất là bảo đảm người dân tiếp tục 'hoàn toàn hợp tác' chống dịch sau khi phong tỏa dỡ bỏ.

Các biện pháp mạnh ứng phó dịch tiếp tục được áp dụng

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 17-4, trên toàn thế giới ghi nhận hơn 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 150.500 ca tử vong do dịch Covid-19. Dịch bệnh lây lan tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân phục hồi là 563.674 người. Mỹ tiếp tục là tâm dịch, với 685.005 ca nhiễm và 35.481 ca tử vong. Tiếp đến là Tây Ban Nha với 188.068 ca nhiễm và 19.478 ca tử vong. Italy có 172.434 ca nhiễm và 22.745 ca tử vong.

Đức coi dịch COVID-19 là thách thức lớn nhất từ sau thế chiến thứ II

Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên mô tả cuộc khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra là thách thức lớn nhất đối với nước Đức kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Thủ tướng Đức phát thông điệp chung tay chống COVID-19

PX ĐứcĐêm 18/3 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Đức A.Merkel đã lần đầu tiên có bài thông điệp trước toàn dân kể từ khi nắm giữ cương vị người đứng đầu nước Đức, trong đó bà kêu gọi người dân cả nước chung tay chống lại dịch COVID-19.

Nguy cơ 'vỡ trận'

Dòng người di cư đổ dồn về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, sau khi Ankara tuyên bố để mặc làn sóng tị nạn tràn vào châu Âu, đang gây áp lực lớn với các nước Liên hiệp châu Âu (EU), đặt Hy Lạp trước nguy cơ bị 'vỡ trận' nếu không thể kiểm soát tình hình. Trước những diễn biến bất lợi trên chiến trường Syria, 'con bài di cư' được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhằm gây sức ép với EU.

Ông Putin hết sức quan ngại về các hành động khiêu khích của phiến quân tại Idlib

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự lo lắng sâu sắc trước những hành động gây hấn liên tục của lực lượng phiến quân tại Idlib, Syria.

Tổng thống Nga điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan xung quanh diễn biến căng thẳng tại Syria.

Bài toán nan giải của EU

Quyết định ngân sách đang trở thành 'bài toán nan giải' của các quốc gia Liên hiệp châu Âu (EU) khi giữa các cơ quan lãnh đạo liên minh này cũng như các nước trong 'mái nhà chung châu Âu', còn nhiều bất đồng về khung tài chính dài hạn của khối. Điều này khiến các nhà lãnh đạo EU có thể còn phải họp nhiều lần nữa để cùng 'giải bài toán ngân sách' cho cả liên minh.

Thúc đẩy đối thoại

Thủ tướng Đức A.Merkel vừa có chuyến thăm Nga với hành trang đầy ắp những vấn đề cần bàn thảo liên quan các diễn biến 'nóng' ở Trung Đông. Người đứng đầu Chính phủ Đức đã có cuộc hội đàm dài hơn dự kiến với Tổng thống nước chủ nhà V.Putin.

Kêu gọi điều tra toàn diện vụ rơi máy bay của Ukraine

Reuters và TTXVN ngày 12-1 đưa tin, Thủ tướng Canada J.Trudeau tuyên bố Iran phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ vô tình bắn hạ máy bay chở khách của hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA) ngày 8-1 vừa qua khiến toàn bộ 176 người trên máy bay chết, trong đó có khoảng 60 người Canada.

Bước tiến tích cực tại Ukraine

Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập ở miền đông vừa tiến hành cuộc trao đổi tù nhân quy mô lớn, theo đó, toàn bộ tù nhân mà hai bên bắt giữ trong cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua đã được trở về nhà. Động thái này cho thấy bước đi tích cực trong việc cải thiện quan hệ và củng cố niềm tin giữa các bên tại Ukraine.

Năm 2020: Châu Âu thêm nhiều biến số?

Nhìn lại bức tranh châu Âu năm 2019, với sự lạc quan 'khiêm tốn' bởi quan hệ Nga-Ukraine có những dấu hiệu tan băng và quan hệ EU-Nga có phần được cải thiện.

Hội nghị Normandy đạt kết quả tích cực

Theo Reuters và tin nước ngoài, Hội nghị cấp cao 'Bộ tứ Normandy' kết thúc ngày 9-12 tại Paris (Pháp), với nhiều kết quả được các bên đánh giá tích cực. Các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã thông qua tuyên bố chung ba điểm, khẳng định thỏa thuận Minsk tiếp tục là nền tảng cho hoạt động của 'Bộ tứ Normandy'; trước cuối tháng 3-2020 sẽ bổ sung điều khoản mới về việc phân bố lực lượng ở vùng Donbas ; cam kết ủng hộ thực thi toàn diện lệnh ngừng bắn ở Donbas và kêu gọi các bên trao đổi tù nhân trước cuối năm 2019.

Hóa giải những bất đồng

Hội nghị cấp cao NATO 2019 vừa họp tại thủ đô London, Anh, đánh dấu mốc 70 năm hình thành và phát triển của NATO. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa các nước thành viên, nhất là về vấn đề đóng góp ngân sách quốc phòng. Các nhà lãnh đạo dự hội nghị đã tập trung thảo luận về việc tháo gỡ những bất đồng và xác định hướng ưu tiên hợp tác quân sự của NATO trong tương lai.

Thúc đẩy giải quyết khủng hoảng Ukraine

Phủ Tổng thống Pháp ngày 15-11 thông báo, Tổng thống Nga V.Putin và người đồng cấp Ukraine V.Zelensky sẽ lần đầu gặp trực tiếp trong một hội nghị cấp cao, do Pháp đăng cai.

Châu Âu cam kết giải quyết các thách thức chung

Theo Reuters và TTXVN, trong chuyến thăm Italy, ngày 11-11, Thủ tướng Đức A.Merkel đã hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà G.Conte về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.

Lãnh đạo Nga, Đức thảo luận về tình hình miền đông Ukraine

Theo TASS và Reuters, ngày 11-11, Tổng thống Nga V.Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức A.Merkel, thảo luận về tình hình miền đông Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo đẩy mạnh chiến dịch quân sự tại Syria

Theo Reuters và TTXVN, ngày 20-10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ R.Erdogan cảnh báo sẽ đẩy mạnh chiến dịch tại đông - bắc Syria nếu thỏa thuận ngừng bắn đạt được giữa Ankara và Mỹ hôm 17-10 không được thực thi đầy đủ.

Quân đội Syria tiến vào thị trấn giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Reuters và TTXVN, sáng 14-10, các lực lượng chính phủ Syria tiến vào thị trấn miền bắc Tal Tamr giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trấn Tal Tamr nằm trên tuyến quốc lộ M4 có tầm quan trọng chiến lược và các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã chiếm giữ tuyến đường này ngày 13-10.

Dấu hiệu tan băng trong quan hệ Nga - Ukraine

Nga và Ukraine vừa tiến hành trao đổi tù nhân và đang xúc tiến tổ chức các cuộc đối thoại mới. Đây được đánh giá là những bước tiến tích cực, giúp phá băng mối quan hệ vốn nhiều căng thẳng giữa hai nước láng giềng.

Chia rẽ về kế hoạch hành động chung với Iran

Theo Reuters và tin nước ngoài, vấn đề hạt nhân Iran được thảo luận tại Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Biarritz, tây nam nước Pháp. Song, các nhà lãnh đạo G7 đã không nhất trí được một kế hoạch hành động chung liên quan thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), ký với Iran năm 2015.